Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu.
Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai khiến sản phẩm này trở thành nguyên nhân gây hại sức khỏe.
Khi mua thực phẩm trong siêu thị, một trong những yếu tố được người tiêu dùng quan tâm nhất, đó là hạn sử dụng.
Theo các nhà nghiên cứu, loại thực phẩm, đồ uống có hạn sử dụng ngắn nhất hành tinh là nước mía. Sugarcane WNY, một doanh nghiệp nước mía ở New York, Mỹ, cho biết nước mía tươi chỉ còn ngon trong vòng 15 phút sau khi được ép ra từ thân mía. Sau 45 phút, nước mía sẽ “hết hạn”. Nó có thể chưa bị hỏng, nhưng không còn được định nghĩa là nước mía tươi ép ra từ máy.
Ở chiều ngược lại, mật ong được mệnh danh là thực phẩm không bao giờ hết hạn sử dụng. Các nhà khảo cổ học từng tìm thấy những hũ mật ong hơn 4.000 năm t.uổi bên trong lăng mộ của các Pharaoh Ai Cập. Đáng ngạc nhiên, chúng vẫn ăn được và chưa hề bị hỏng.
Tuy nhiên, có một sản phẩm quen thuộc được bày bán trong siêu thị, cửa hàng trong thời gian dài mà người mua, người bán ít quan tâm đến hạn sử dụng, đó là nước uống đóng chai.
Ảnh minh họa
Hạn sử dụng của nước uống đóng chai tùy thuộc vào từng thương hiệu. Chẳng hạn, một chai Fiji, Lavie có thể được sử dụng an toàn trong vòng 2 năm, nhưng những chai Nestle Pure Life chỉ có hạn sử dụng trong vòng 3 tháng.
Mặc dù vậy, có một điều thú vị là tại Mỹ, các siêu thị, cửa hàng tạp hóa hay trạm xăng dầu ngang nhiên bán nước đóng chai hết hạn sử dụng mà không hề bị phạt.
Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) quy định rằng nước uống có thể tồn tại vô thời hạn, miễn là chúng được bảo quản đúng cách. Vì vậy, một chai nước lọc có thể được uống một cách an toàn ngay cả khi đã hết hạn.
Hạn sử dụng trên chai nước có ý nghĩa gì?
Trên thực tế, hạn sử dụng in trên chai nước là hạn của vỏ chai nhựa, chứ không phải nước bên trong.
Theo TS ngành Khoa học Thực phẩm, Đại học Wisconsin-Madison, Brian Quốc Lê, nước đóng chai có thể bị hỏng do sự xuống cấp của chiếc chai nhựa đựng chúng, hòa tan các phân tử cực nhỏ vào bên trong nước. Các hợp chất này có thể làm cho nước của bạn có mùi vị như thuốc, clo hoặc ôzôn.
Mỗi chai nước đều tiết ra một chút hóa chất theo thời gian. Một số hóa chất trong số này sẽ độc hại hơn những hóa chất khác, chẳng hạn như antimon, một chất hóa học có thể gây hại cho dạ dày và ruột của bạn, và este phthalate, có thể phá vỡ hệ thống nội tiết của người uống.
Trong khi đó, chai thủy tinh giải phóng ít este antimon và phthalate hơn so với chai nhựa.
Ảnh minh họa
Nhưng hầu hết nước đóng chai trên thị trường ngày nay đều được làm từ nhựa polyetylen terephthalate (PET). Loại nhựa này có xu hướng giải phóng nhiều antimon nhất trong số tất cả các vật liệu làm chai nước thông thường.
Tuy nhiên, trong thời hạn bảo quản của một chai nước, ngay cả khi đó là chai nhựa PET, lượng hóa chất giải phóng vào nước sẽ nằm ở ngưỡng an toàn để uống.
Khi đó nước và chai đã đạt tới trạng thái cân bằng hóa học, sẽ không có thêm hóa chất từ chai hòa tan được vào nước nữa. Các nhà sản xuất nhựa đã tính toán và thử nghiệm để lượng hóa chất ở trạng thái cân bằng này không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng.
Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) dựa vào điều này để quy định về hạn sử dụng của nước uống đóng chai
Yếu tố khiến nước đóng chai nhanh hỏng
Dù hạn sử dụng của nước uống đóng chai có thể là vĩnh viễn nhưng điều này phụ thuộc vào điều kiện bảo quản. Theo Hiệp hội Nước đóng chai Quốc tế, việc bảo quản nước trong bao bì đậy kín là chưa đủ để giữ an toàn cho một chai nước. Bởi các thử nghiệm cho thấy chai nhựa dùng để đựng nước thực ra không kín. Có nghĩa là các phân tử không khí vẫn có thể di chuyển ra và di chuyển vào xuyên qua chai.
Ví dụ, nếu bạn để nước đóng chai bên cạnh một thùng sơn hoặc chất tẩy rửa, hơi từ những dung môi gia dụng đó có thể xâm nhập vào chai và làm nhiễm độc nước bên trong.
Ảnh minh họa
Các nghiên cứu cũng cho thấy chỉ cần để một chai nước ở nhiệt độ trên 30 độ C, chất liệu nhựa PET đã có thể hòa tan quá nhiều este phthalate.
Nhiệt độ từ 60 độ C trở lên có thể giải phóng antimon ở mức độ nguy hiểm cho sức khỏe. Đây là nhiệt độ mà chai nước có thể phải đối mặt nếu nó ở trong một chiếc xe hơi đậu dưới trời nắng hè.
Bởi vậy, ngoài việc chai nước của bạn vẫn còn được đậy kín, TS Brian Quốc Lê khuyến cáo việc đặt chai nước đó ở nơi thoáng mát là điều quan trọng để giữ cho chất lượng nước trong chai ổ định.
Đi cấp cứu sau vài phút bị loài động vật lông vàng, vẻ ngoài hiền lành cắn
Người đàn ông 31 t.uổi vào viện do có biểu hiện phản vệ độ 2 và ngộ độc sau khi bị động vật lông vàng không rõ loại cắn.
Sau khi cấp cứu cho bệnh nhân, bác sĩ xác định anh bị con cu li cắn.
Bệnh nhân ở huyện Cao Lộc, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cấp cứu ngày 9/4. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân có rối loạn đông m.áu, triệu chứng nghi nhiễm độc do cu li cắn. Sau khoảng 40 phút xử trí, các biểu hiện toàn thân của bệnh nhân đã dần thuyên giảm.
Vết thương do cu li cắn bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Bác sĩ Đào Thị Hồng Nhung, Khoa Hồi sức Tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, cho biết hình ảnh nhận dạng cho thấy con vật vừa cắn bệnh nhân là cu li thuộc giống Nycticebus, với vẻ bề ngoài hiền lành, mắt tròn to, lông vàng óng nên người dân thường hiểu lầm là vô hại.
Theo bác sĩ Nhung, thực chất, cu li có tuyến nọc độc ở mặt trong hai khuỷu chân phía trước, có bản chất protein. Cu li dùng miệng liếm nọc độc từ tuyến nọc, sau đó chải lông. Nọc độc kết hợp với nước bọt gây nhiễm độc qua nhát cắn tự vệ. Hiện trên thế giới và trong nước có rất ít thông tin, tài liệu nghiên cứu thành phần tuyến nọc độc của cu li.
Người bị cu li cắn có thể gặp phải cảm giác tê bì, rối loạn cảm giác, đau đầu, buồn nôn, run rẩy, mệt mỏi, khó chịu toàn thân, rối loạn các yếu tố đông m.áu, đau buốt, hoại tử, n.hiễm t.rùng vết cắn. Ngoài ra, một số trường hợp biểu hiện dị ứng, thậm chí phản vệ, có thể dẫn đến t.ử v.ong.
Đây là ca bệnh thứ 2 ghi nhận cu li cắn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn trong 2 năm gần đây. Các bác sĩ khuyến cáo người dân cần thận trọng khi gặp phải các sinh vật trong tự nhiên, hoang dã khi chưa nắm được đặc điểm loài, nguy cơ có hại mà chúng gây ra. Tuyệt đối không bắt và nuôi cu li. Khi đi rừng, nếu không may bị các loài vật hoang dã cắn, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.