Các bác sĩ cho biết một loài ký sinh trùng giống giun đã tồn tại ở mắt một phụ nữ trong hai năm, được cho là đã đi vào cơ thể sau khi cô ăn thịt cá sấu.
Người phụ nữ 28 t.uổi từ thị trấn Basankusu, Cộng hòa Congo, đã đến gặp bác sĩ sau khi phát hiện một khối u ở khóe mắt trái. Bác sĩ phát hiện đó là một loài ký sinh còn sống, dài khoảng 1,2 cm.
Theo bài đăng trên tạp chí Nhãn khoa JAMA, ký sinh trùng đã phát triển đế và bám vào phía sau mí mắt. Tình trạng của người phụ nữ được gọi là bệnh pentastomosis ở mắt, được đặt theo tên của loài giun lưỡi, hay giun pentastomid.
Ký sinh trùng sống ở mắt người phụ nữ trong hai năm. Ảnh: Newsweek.
Các nhà khoa học cho rằng loài giun này ký sinh ở mắt người phụ nữ đến từ việc cô đã ăn thịt cá sấu cách đây 2 năm.
“Giun lưỡi mang những điểm giống giun, như chúng là loài giáp xác biến đổi gene nên có liên quan đến loài tôm. Các loài bò sát như rắn, thằn lằn hay cá sấu thường là vật chủ tự nhiên của chúng”, Dennis Tappe, tác giả nghiên cứu, nói với Newsweek.
Ông Tappe nói thêm con người bị nhiễm bệnh do ăn phải trứng của loài ký sinh trùng được những loài bò sát thải ra môi trường qua dịch tiết đường miệng hoặc phân.
Bài báo cho biết bệnh pentastomiasis là bệnh lây truyền từ động vật sang người hiếm gặp, thường xảy ra ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt. Trước đây chưa có trường hợp nhiễm bệnh do ăn thịt cá sấu, song cá sấu có thể nhiễm loài giun này.
Theo các nhà nghiên cứu, trường hợp n.hiễm t.rùng ở mắt của người phụ nữ là hiếm thấy, nhưng nó giúp chẩn đoán và loại bỏ ấu trùng dễ hơn. Các bác sĩ sẽ phẫu thuật để loại bỏ ấu trùng khỏi mắt. Tuy nhiên, mắt thường không phục hồi hoàn toàn khi gặp tổn thương do viêm hoặc sẹo ở mô mắt.
Sán làm tổ trong phổi, não vì thói quen ăn đồ tái
Nhiều người đi khám, điều trị khắp nơi không khỏi ho và đau đầu. Chỉ tới khi khám tại bệnh viện chuyên khoa ký sinh trùng, họ mới phát hiện bị sán làm tổ trong phổi, não.
Mắc nhiều loại giun, sán vì thói quen ăn uống
Sau khi xuất hiện những cơn ho, chị C.T.H (Nghệ An) đi khám nhiều nơi từ bệnh viện huyện, đến tuyến tỉnh nhưng không đỡ. Các cơn ho ngày một nặng thậm chí khiến chị phải đóng bỉm bởi không kiểm soát được tiểu tiện.
“Ban đầu tôi cũng chỉ nghĩ ho thông thường nhưng đi khám khắp nơi không đỡ. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới bản thân mà còn gây phiền hà trong gia đình vì các cơn ho thường dữ dội vào đêm khuya, sáng sớm khi mọi người cần nghỉ ngơi”, chị H cho hay.
Thói quen ăn rau sống, tiết canh chứa nhiều nguy cơ nhiễm ký sinh trùng.
Lo lắng phổi có vấn đề, chị H ra Hà Nội đến khám tại Bệnh viện phổi Trung ương. Kết quả chụp chiếu cho thấy phổi không có u cục nhưng nghi ngờ có nhiễm ký sinh trùng nên chị H được các bác sĩ giới thiệu sang Bệnh viện Đặng Văn Ngữ để khám chuyên sâu.
Kết quả xét nghiệm cho thấy chị dương tính với giun đũa chó mèo, sán lá gan lớn, giun đầu gai. Sau 1 tháng uống thuốc, chị H cho biết, chị đã âm tính với sán lá gan, giun đầu lươn. “Ngay tháng đầu tiên uống thuốc, triệu chứng ho của tôi giảm tới 80-90%. Tôi mừng vì tìm được đúng bệnh. Nhưng sang tháng thứ 2, tôi lại ho nhiều”, chị H chia sẻ.
Tái khám lần 3, làm thêm xét nghiệm, các bác sĩ phát hiện chị H bị sán lá phổi. Chị H cho biết, ở nhà chị ăn rau sống rất nhiều và không ngờ đây chính là nguyên nhân dẫn tới hệ lụy nhiễm nhiều giun, sán như thời gian vừa qua.
Cũng tại đây, ông T.T.H (74 t.uổi, Hà Giang) được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa Hà Giang đến Bệnh viện Đặng Văn Ngữ sau khi kết quả chụp CT não có dấu hiệu sán làm tổ. Ông H cho biết, vốn khỏe mạnh, nhưng cách đây hơn 1 năm, vào ban đêm, ông bỗng lên cơn co giật, mồm méo, mắt trợn. Sáu tháng sau, ông lại bị cơn co giật với triệu chứng trên, nhưng nửa tiếng sau cũng trở lại bình thường. Cả hai lần ông đều không đi bệnh viện.
Tuy nhiên, gần đây nhất, ông H lên cơn co giật nặng cũng vào lúc nửa đêm nên gia đình vội đưa đi cấp cứu. Theo ông H, tiết canh, thịt tái là hai món ưa thích và thường xuyên xuất hiện trong thực đơn hàng tháng của ông.
Ăn chín, uống sôi để phòng nhiễm giun, sán
TS.BS Trần Huy Thọ, Phó giám đốc thường trực Bệnh viện Đặng Văn Ngữ cho biết, thời gian vừa qua, bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp nhiễm các bệnh ký sinh trùng. Hầu hết bệnh nhân chia sẻ có sở thích ăn các món tái, rau sống.
BS Thọ đặc biệt lưu ý với những bệnh nhân bị sán não, do việc điều trị kéo dài nên nhiều người thấy đỡ bệnh lại chủ quan bỏ giữa chừng; hoặc khi xuất viện về nhà, không làm theo hướng dẫn của cán bộ y tế, vẫn ăn đồ tái, sống. Việc không điều trị triệt để sẽ để lại nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, như suy giảm trí nhớ, thường xuyên đau đầu, giật cơ nhẹ.
“Nhiều người vẫn có suy nghĩ ăn tiết canh vịt nhà tự làm, hay rau nhà tự trồng đều là thực phẩm sạch, không bị nhiễm giun sán hay liên cầu khuẩn lợn. Nhưng thực tế cho thấy, việc ăn các thực phẩm sống, tái thường tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh cao”, BS Thọ nói.
BS Phan Thị Thu Phương, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ cũng cho hay, một người có thể nhiễm nhiều loại ký sinh trùng (giun, sán…) cùng một lúc. Nguyên nhân nhiễm ký sinh trùng có thể đến từ ăn uống, lao động không dùng các biện pháp phòng hộ…
Chính vì vậy, để phòng bệnh không cách nào khác là người dân nên ăn chín, uống sôi, cần bỏ các món “khoái khẩu” như tiết canh, thực phẩm tái, sống… Trong trường hợp phát hiện bệnh, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn, phác đồ để điều trị bệnh triệt để.