Sử dụng thuốc diệt muỗi an toàn, phòng dị ứng cho trẻ

Khi dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội đang có diễn biến phức tạp, việc phun thuốc diệt muỗi là một trong những biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Tuy nhiên, mới đây thông tin một số học sinh tại một trường tiểu học ở huyện Đông Anh (Hà Nội) có biểu hiện dị ứng, sưng mắt sau khi trường tiến hành phun thuốc diệt muỗi… khiến nhiều phụ huynh lo lắng.

Thuốc diệt muỗi an toàn cho trẻ thường chứa các thành phần từ thiên nhiên, chiết xuất từ cây cỏ, hoặc các hợp chất an toàn cho sức khỏe.

Trẻ nhỏ có thể dị ứng với hóa chất diệt muỗi

Lý giải về việc các em học sinh gặp tình trạng trên, Tiến sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương (Hà Nội) cho biết, nếu phun thuốc diệt muỗi không đúng liều lượng, không đúng quy trình thì không những không diệt được muỗi mà còn có thể gây dị ứng thuốc muỗi với các biểu hiện như ngứa, rát da, đỏ mắt…

Nguyên nhân do thuốc phun diệt muỗi là một hóa chất diệt côn trùng, mà đã là hóa chất thì thường dễ có khả năng gây ảnh hưởng đến con người khi tiếp xúc. Tuy rằng nhà sản xuất khẳng định sản phẩm an toàn với con người nhưng phải sử dụng theo đúng nồng độ khuyến cáo. Do đó, để đảm bảo an toàn khi phun thuốc diệt muỗi thì cần lưu ý phun theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và của nhà sản xuất.

Trẻ nhỏ thường có sức đề kháng yếu, làn da nhạy cảm, khi chạm vào các đồ vật trước đó đã được phun thuốc diệt muỗi như bàn, ghế, nếu tồn dư của thuốc diệt muỗi vẫn còn sau đó tiếp xúc với cơ thể thường gây dị ứng cho trẻ. Bởi vậy, khi phun thuốc muỗi ở các địa điểm nhiều trẻ nhỏ như các trường mẫu giáo, trường tiểu học, gia đình, khu dân cư thì không nên phun hóa chất trực tiếp lên đồ chơi, bàn ghế của trẻ mà chỉ phun lên tường, hốc tủ, góc nhà… Trẻ hay có thói quen cầm nắm đồ chơi do đó nếu tiếp xúc với loại thuốc này sẽ rất dễ gây ra dị ứng.

Thời gian phun thuốc tốt nhất nên vào sáng sớm. Với cơ quan hay trường học thì cần chọn thời điểm vào cuối tuần khi học sinh được nghỉ học.

Lựa chọn các loại hóa chất diệt muỗi từ các nhà sản xuất uy tín

Đáng lo ngại, nhiều người dân hiện tự ý mua thuốc về pha và phun cho gia đình. Điều này rất nguy hiểm bởi phun thuốc muỗi cần đúng liều lượng, nếu không có thể dẫn tới tình trạng côn trùng kháng thuốc, hay phun không đúng cách cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Do đó, khi phun hóa chất diệt muỗi tại nhà, các gia đình cần lựa chọn loại thuốc và các loại bình xịt được Bộ Y tế cấp phép và đăng ký lưu hành. Để tránh những hóa chất trong bình xịt ảnh hưởng đến sức khỏe cả gia đình, người dân nên sử dụng đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và lựa chọn thời điểm phun thuốc khi không có trẻ nhỏ ở trong nhà.

Những năm trước đã xuất hiện tình trạng một số cá nhân mượn danh nghĩa các công ty phun hóa chất diệt côn trùng để thu t.iền của người dân nhưng sử dụng sản phẩm hóa chất không rõ nguồn gốc.

Trong thời điểm dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát gây tâm lý lo lắng cho người dân, một số cá nhân hoặc tổ chức l.ừa đ.ảo có thể lợi dụng tình hình, giả danh cán bộ y tế phường, quận hoặc tự xưng là nhân viên y tế đến các cơ quan hoặc gia đình để gọi mời phun thuốc phòng dịch với giá t.iền từ 300.000 – 600.000 đồng/lần. Các loại hóa chất này được bán cao gấp nhiều lần so với các loại thuốc diệt muỗi bán trên thị trường nhưng lại được các nhóm đối tượng l.ừa đ.ảo quảng cáo rằng muỗi và côn trùng sẽ “sạch bóng” trong vòng 6 tháng, nên nhiều gia đình đã “mất t.iền oan”.

Trên thực tế, nhiều vụ việc đã được điều tra, các hóa chất được phun không những không có tác dụng diệt côn trùng mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến không khí thở, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Các trung tâm y tế cũng đã phát đi thông tin cảnh báo đến người dân về thủ đoạn mạo danh nhân viên của trung tâm y tế đến từng hộ dân bán thuốc phun diệt muỗi phòng bệnh sốt xuất huyết.

Người dân cần lưu ý các trung tâm y tế không thực hiện việc mua bán thuốc phun diệt muỗi phòng bệnh sốt xuất huyết. Các trạm y tế phường trên địa bàn thành phố chỉ tổ chức phun thuốc diệt muỗi tại các khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết và các nơi nguy cơ cao phát sinh muỗi gây bệnh sốt xuất huyết. Khi có nhu cầu phun hóa chất diệt muỗi, người dân nên lựa chọn nhà cung cấp có giấy phép chứng nhận kinh doanh về lĩnh vực phun diệt côn trùng theo quy định.

Hà Nội ghi nhận gần 2.600 ca mắc sốt xuất huyết

Trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận gần 2.600 ca mắc và 100 ổ dịch sốt xuất huyết mới. Con số này mặc dù đã giảm gần 200 ca so với tuần trước đó nhưng vẫn ở mức cao.

Sốt xuất huyết là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác khi bị muỗi vằn mang mầm bệnh đốt. Virus gây bệnh sốt xuất huyết Dengue có 4 loại tương ứng với 4 tuýp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết thường có biểu hiện đa dạng khác nhau.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, từ ngày 20 đến 27/10, trên địa bàn thành phố ghi nhận 2.579 trường hợp mắc SXH, giảm gần 200 trường hợp so với tuần trước đó. Mặc dù, số ca mắc mới sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn Hà Nội trong tuần qua giảm so với tuần trước đó nhưng vẫn ở mức cao.

Trong đó, các quận, huyện có nhiều bệnh nhân trong tuần qua là Thanh Oai (247 ca), Hà Đông (222 ca), Đống Đa (170 ca), Thanh Trì (168 ca), Hoàng Mai (146 ca), Thanh Xuân (144 ca), Chương Mỹ (142 ca).


Ảnh minh hoạ

Ngoài ra, trong tuần qua cũng ghi nhận thêm 100 ổ dịch sốt xuất huyết tại 21 quận, huyện, thị xã (giảm 13 ổ dịch so với tuần trước đó). Trong đó có một số địa phương ghi nhận nhiều ổ dịch, đứng đầu là Nam Từ Liêm và Đống Đa với 15 ổ dịch, tiếp đến là Thanh Oai có 11 ổ dịch, Hà Đông 8 ổ dịch, Chương Mỹ và Hoàn Kiếm có 7 ổ dịch…

Trong tuần qua, nhận thêm 100 ổ dịch SXH tại 21 quận, huyện, thị xã (giảm 13 ổ dịch so với tuần trước đó). Các địa phương ghi nhận nhiều ổ dịch mới là Nam Từ Liêm và Đống Đa (với 15 ổ dịch), tiếp đến là Thanh Oai có 11 ổ dịch, Hà Đông 8 ổ dịch, Chương Mỹ và Hoàn Kiếm có 7 ổ dịch…

Nhìn chung, tổng số ổ dịch từ đầu năm đến nay là 1.520, hiện còn 233 ổ dịch đang hoạt động tại 29 quận, huyện, thị xã; trong đó một số ổ dịch ghi nhận thêm nhiều bệnh nhân như: Xã Phùng Xá (huyện Thạch Thất) có 568 bệnh nhân; xã Hữu Bằng (huyện Thạch Thất) có 402 bệnh nhân; thôn Đống, xã Cao Viên (huyện Thanh Oai) có 111 bệnh nhân…

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội ghi nhận 25.893 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2022), trong đó có 4 trường hợp t.ử v.ong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã và 577/579 xã, phường, thị trấn.

Theo đ.ánh giá từ CDC Hà Nội, số ca mắc mới trong tuần qua ghi nhận giảm so với tuần trước nhưng vẫn ở mức cao, một số ổ dịch diễn biến kéo dài ghi nhận thêm bệnh nhân. Kết quả kiểm tra, giám sát một số ổ dịch ghi nhận chỉ số côn trùng sau xử lý cao vượt ngưỡng nguy cơ. Do đó, tình hình dịch có thể gia tăng trong các tuần tới.

Thời gian tới, các đơn vị, địa phương cần tiếp tục tăng cường công tác truyền thông về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.

Ngoài ra, theo khuyến cáo các chuyên gia y tế, bệnh sốt xuất huyết diễn biến khó lường, thậm chí dễ dẫn đến tiểu cầu giảm sâu gây xuất huyết nặng (như xuất huyết nội tạng, xuất huyết não), thoát huyết tương, cô đặc m.áu gây nên tình trạng sốc đe dọa tính mạng của người bệnh, nhất là với những người có bệnh lý nền.

Chuyên gia y tế cảnh báo, nhiều người chủ quan, nghĩ sốt xuất huyết là bình thường, cứ sốt vài ngày sẽ khỏi nên ở nhà, chỉ khi nào thấy xuất huyết mới đi viện. Thực tế, nhiều trường hợp sốt, chưa có biểu hiện xuất huyết nhưng có bị cô đặc m.áu dẫn đến sốc, lúc này điều trị rất khó khăn thậm chí t.ử v.ong.

Đồng thời, khi có biểu hiện sốt, người dân cần đến các cơ sở y tế để xét nghiệm m.áu chẩn đoán xác định và theo dõi điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa. Người dân không tự ý truyền dịch và không dùng kháng sinh hay thuốc corticoid.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *