Người phụ nữ bị ung thư đại tràng đã lên bàn mổ, bất ngờ gia đình thay đổi quyết định, không cho phẫu thuật vì sợ động dao kéo, về nhà chữa thầy lang.
Bác sĩ chuyên khoa II Hà Hải Nam – Phó Trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện K ( Hà Nội) đã tư vấn rất kỹ cho bệnh nhân phẫu thuật cắt u, nối đại tràng và hóa trị t.iêu d.iệt tế bào ung thư còn sót. Người bệnh hoàn toàn có cơ hội chữa khỏi.
Ngày phẫu thuật, ê-kíp đã sẵn sàng, bệnh nhân lên bàn mổ, chờ gây mê. Gia đình bất ngờ gọi yêu cầu đưa người bệnh về, không mổ vì “động dao kéo di căn nhanh hơn”. Người bệnh rời khỏi khu mổ trong sự ngỡ ngàng, tiếc nuối của các y bác sĩ.
“Tôi đã giải thích cơ hội điều trị, y học phát triển và mổ nội soi giúp bệnh nhân nhanh bình phục. Có người bị ung thư giai đoạn 4 vẫn sống trên 5 năm sau mổ. Nhưng bệnh nhân vẫn mau chóng xin ra viện, về nhà uống thuốc nam”, bác sĩ Nam kể lại.
Bác sĩ Nam tư vấn cho người nhà bệnh nhân. Ảnh: PV
Ra khỏi phòng mổ, bác sĩ Nam cảm thấy tiếc nuối và nghĩ tới viễn cảnh 2-3 tháng tới, khối u to, xâm lấn di căn, bệnh nhân không còn cơ hội phẫu thuật.
Trường hợp khác, người đàn ông 75 t.uổi bị ung thư dạ dày tái phát, vào Bệnh viện K khám lại. Bác sĩ Nam điều trị trực tiếp và có chỉ định mổ. Bệnh nhân cho biết: “Tôi là trưởng họ, xin bác sĩ một tuần về nhà suy nghĩ và nghe ý kiến người thân”.
Cận ngày phẫu thuật, bệnh nhân không vào nhập viện, chỉ nhắn tin với nội dung: “Tôi đã họp tất cả anh em gia tộc, họ đều nói mổ sẽ chẳng sống được bao lâu. Tôi quyết định không mổ nữa”.
Bác sĩ Nam gọi lại cho người đàn ông, hỏi: “Ông quên ca mổ cách đây hơn 2 năm giúp ông sống thêm, tiếp tục chèo lái dòng họ. Ông không muốn có nhiều năm nữa với gia đình, con cháu, dòng tộc sao?”. Dù vậy, người bệnh vẫn kiên quyết: “Thầy bói bảo tôi nếu mổ sẽ chỉ sống vài tháng. Người ta mách về dùng thuốc nam”.
Bác sĩ Nam cố gắng giải thích về các phương pháp điều trị hiện đại đã được chứng minh trên thế giới, mang lại sự sống cho hàng triệu trường hợp mắc ung thư mỗi năm. Tuy nhiên, người bệnh vẫn từ chối.
Gần đây nhất, một người đàn ông trung niên vào đặt phiếu khám với triệu chứng nuốt nghẹn, đau ở ngực, đầy bụng, buồn nôn, kèm rối loạn tiêu hóa, táo bón. Bác sĩ Nam chỉ định nội soi tiêu hóa, siêu âm ổ bụng sàng lọc ung thư. Hai tiếng sau, gia đình vào phòng khám “cầu cứu” vì người bệnh rời khỏi phòng nội soi.
Người nhà kể lại: “Chú tôi gàn lắm, ông bảo khả năng bệnh thật. Nội soi biết mình mắc ung thư chỉ nằm chờ c.hết, chữa gì nữa… Không khám về nhà ăn ngon, ngủ kỹ tốt hơn”.
Bác sĩ “đứng hình” vài giây và đề nghị người nhà nên gọi bệnh nhân quay về viện, tìm ra bệnh, biết giai đoạn, chữa sớm có cơ hội khỏi. Người bệnh suy nghĩ “không khám là không có bệnh” tới lúc trở nặng sẽ không còn cơ hội chữa. Nhưng nam bệnh nhân đã bỏ lên xe khách về quê.
Một người đàn ông khác vào cấp cứu vì xuất huyết do ung thư dạ dày. Mặc dù bác sĩ dùng thuốc cầm m.áu cho ông nhưng m.áu vẫn chảy từ ổ loét. Bác sĩ giải thích phải mổ gấp, nếu bệnh nhân về nhà chỉ 1-2 ngày sẽ không trụ được. Tuy nhiên, người bệnh và thân nhân một mực xin truyền m.áu xong rồi về. “Ở nhà tôi đã có thầy chờ sẵn”, bệnh nhân nói.
Theo tổ chức GLOBOCAN năm 2021, Việt Nam ở vị trí thứ 90/185 quốc gia về tỷ lệ mắc mới ung thư. Mỗi năm, nước ta có hơn 182.000 ca mắc mới và hơn 122.000 ca t.ử v.ong do ung thư. Bình quân cứ 100.000 người Việt có 159 ca được chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 trường hợp t.ử v.ong.
Hiện, Việt Nam chưa có thống kê bệnh nhân bỏ điều trị, song tỷ lệ người lựa chọn uống thuốc nam, ăn thực dưỡng thay vì điều trị theo chỉ định ngày càng tăng.
“Đứng trước những bệnh nhân từ chối điều trị, tôi đều tự hỏi vì sao bác sĩ không thể lấy được niềm tin của người bệnh? Họ tin thầy lang, thầy bói. Tôi không biết thầy đang chờ bệnh nhân về là ai nhưng chắc chắn các phương pháp điều trị khoa học, chính thống chỉ có ở bệnh viện”, bác sĩ Nam chia sẻ.
Điều trị ung thư đường tiêu hóa có giới hạn độ t.uổi không?
Thời gian qua, Bệnh viện K ứng dụng nhiều kỹ thuật hiện đại vào phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa.
Nhiều ca bệnh đã được phẫu thuật thành công giúp nâng cao hiệu quả điều trị, trong đó có trường hợp ở độ t.uổi 95.
Hình ảnh bệnh nhân L. sau phẫu thuật
Bà Hoàng Thị L. (95 t.uổi, quê tại Nam Định) thấy hiện tượng đau bụng và đi ngoài ra m.áu một thời gian, cứ ngỡ đó là dấu hiệu bình thường và ở t.uổi cao nên chủ quan không đi khám. Khi các dấu hiệu này ngày càng thường xuyên hơn, đau thắt vùng bụng thì bà L. mới đến Bệnh viện K kiểm tra. Các bác sĩ đã chỉ định chụp chiếu và làm các xét nghiệm, kết quả cho thấy bệnh nhân L. có u đại tràng sigma chiếm gần hết lòng đại tràng.
“Mặc dù bệnh nhân t.uổi đã cao nhưng sau khi đ.ánh giá tổn thương tại chỗ, chưa di căn, thể trạng bệnh nhân đảm bảo và sự quyết tâm của cụ L. cũng như đội ngũ bác sĩ, chúng tôi cho rằng hoàn toàn có thể phẫu thuật thành công cắt bỏ khối u, giúp bệnh nhân thuận tiện hơn trong sinh hoạt, nâng cao chất lượng đời sống”, PGS.TS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc chuyên môn, Trưởng khoa Ngoại bụng I, Bệnh viện K cho biết.
Trong 3 giờ, kíp phẫu thuật đã thực hiện loại bỏ tổn thương kích thước 5cm và bảo tồn các tế bào lành. Ca mổ diễn ra thành công, bệnh nhân hồi phục tốt, dự kiến ra viện sau 7 ngày điều trị.
Đây không phải là những trường hợp hiếm gặp tại Bệnh viện K. Thời gian qua, bệnh viện đã phẫu thuật thành công cho nhiều người bệnh trên 80, 90 t.uổi…
“Nhiều gia đình có người thân cao t.uổi ngoài 70,80 mà phát hiện bệnh ung thư thì thường có tâm lý buông xuôi, không điều trị. T.uổi là một trong những vấn đề cần cân nhắc khi tiến hành điều trị ung thư, nhưng người bệnh đừng vội từ bỏ. Nếu trong điều kiện cho phép và đảm bảo kỹ thuật thì vẫn nên tiến hành phẫu thuật, giúp nâng cao chất lượng sống cho người bệnh”, PGS.TS Phạm Văn Bình nói.
Để phòng ngừa ung thư đường tiêu hóa, bác sĩ bệnh viện K khuyến cáo, mọi người nên hạn chế ăn nhiều thịt, chất béo có nguồn gốc từ đạm động vật; bổ sung đầy đủ chất xơ từ lúa mạch, trái cây, rau tươi, các vitamin E, C, và A…và duy trì chế độ sinh hoạt năng động, luyện tập thể dục thường xuyên.
Những người có t.iền sử viêm đại tràng, dạ dày mạn tính, trong gia đình có người thân từng mắc ung thư đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, đại tràng), hoặc khi có triệu chứng sụt cân không rõ lý do, táo bón, đầy bụng, đi tiêu ra m.áu, ói ra m.áu… thì nên đi khám ngay để tầm soát, phát hiện và điều trị kịp thời. Ngay cả khi phát hiện ung thư ở bệnh nhân t.uổi cao thậm chí trên 80, 90 t.uổi vẫn nên quyết tâm phối hợp với các bác sĩ chuyên sâu về ung thư để không bỏ lỡ cơ hội chữa bệnh tốt nhất.