Mồng tơi là món rau ngon, bài thuốc hữu ích có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người.
Tuy nhiên, một số nhóm người cần thận trọng khi sử dụng loại rau này.
Mồng tơi là loại rau ăn phổ biến, đặc biệt về mùa hè. Nhiều người cho rằng đây là loại rau thanh nhiệt, giải độc tốt nhất. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi tác dụng của loại rau này và lưu ý khi sử dụng (Nguyễn Lan, Nam Định)
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược TP.HCM, tư vấn:
Mồng tơi có nhiều chất nhờn, lá mọc xen kẽ. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho rằng rau mồng tơi cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể như natri, lipid, kali, chất xơ, carbohydrate, protein, canxi, sắt. Nhiều vitamin trong lá mồng tơi như vitamin A, B6, B12, C, D.
Rau mồng tơi có nhiều tác dụng cho sức khỏe. Ảnh: Quỳnh Chi.
Thành phần beta sitosterol trong rau này có tác dụng kháng ung thư, ngăn ngừa quá trình oxy hóa. Vì vậy, ăn rau mồng tơi thường xuyên giúp phòng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa. Một ngày, bạn chỉ cần ăn 1 bát nhỏ rau mồng tơi nấu chín đã cung cấp hàm lượng vitamin A và sắt đủ cho nhu cầu của cơ thể.
Còn trong Đông y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, không độc, tác dụng vào kinh tâm, tì, can, đại tràng, tá tràng, giúp lợi tiểu, tán nhiệt, giải độc, làm đẹp da, trị rôm sảy, mụn nhọt.
Người Việt dùng rau mồng tơi nấu canh, ít dùng làm thuốc. Tuy nhiên, tại Indonexia, Ấn Độ, Bangladesh, người dân lấy rau mồng tơi chữa táo bón, trị chứng thiếu m.áu, chống viêm, bệnh đường ruột. Quả mồng tơi chín được sử dụng làm màu thực phẩm.
Bạn có thể sử dụng loại rau này trong các trường hợp cần làm lành vết thương, tốt cho xương khớp, nước cốt từ rau mùng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm mùng tơi với chân giò giúp trị đau nhức xương khớp.
Người táo bón lấy 500g mồng tơi nấu canh ăn thường xuyên. Đặc biệt, phụ nữ mang thai thường xuyên bị táo bón có thể sử dụng cây mồng tơi thay thế cho các loại thuốc nhuận tràng có hại. Thành phần trong rau mồng tơi thúc đẩy tiêu hóa bằng cách bổ sung chất nhầy và chất xơ hòa tan, tạo điều kiện, giảm tình trạng táo bón.
Mồng tơi còn hỗ trợ chứng thiếu m.áu, say nắng nóng. Vì vậy, mùa hè thêm bát canh mồng tơi trong thực đơn hằng ngày giúp bạn cảm thấy ăn ngon hơn, thanh nhiệt. Lá mồng tơi còn hỗ trợ chữa bỏng nhẹ, làm đẹp.
Những lưu ý khi ăn rau mồng tơi:
– Loại rau này giàu chất dinh dưỡng nhưng chứa lượng axit oxalic và purin cao nên ăn nhiều chất này có thể chuyển hóa thành axit uric.
– Ăn quá nhiều mồng tơi khiến hàm lượng canxi oxalate trong nước tiểu, tích tụ trong cơ thể dễ gây sỏi thận. Hàm lượng axit uric cao tăng nguy cơ bệnh gout. Vì vậy, bạn nên ăn rau mồng tơi với lượng vừa phải.
– Người bị sỏi thận, gout nên hạn chế ăn mồng tơi.
– Rau mồng tơi dùng thức ăn cho mát, thanh nhiệt, chống táo bón nên người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên ăn.
– Mồng tơi tính hàn nên người có tỳ vị hư hàn không nên dùng nhiều.
– Các món ăn bài thuốc từ rau mồng tơi sau khi chế biến xong nên ăn hết trong ngày. Mỗi lần ăn nên hâm nóng lại. Tránh để qua đêm, rau mồng tơi có thể gây biến chất dẫn tới ngộ độc.
Loại quả giúp chống lão hóa đang được bán khắp nơi ở Việt Nam
Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa.
Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.
Hiện nay, dâu tây có giá rất rẻ chỉ vài chục nghìn đồng/kg. Bạn tôi từng trồng dâu tây trên Mộc Châu khuyên không nên mua bởi vì đây là loại quả bị “tắm” thuốc trừ sâu nhiều nhất. Chuyên gia tư vấn giúp tôi cách phân biệt dâu an toàn với loại sử dụng thuốc hóa học. Xin cảm ơn! (Lê Thanh Tuyền, Hoàng Mai, Hà Nội).
Phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, tư vấn:
Dâu tây là loai trái cây chứa nhiều dinh dưỡng quý cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại quả này cũng đứng đầu bảng về danh sách tồn dư hàm lượng thuốc trừ sâu. Tại Mỹ, người ta đã thử nghiệm và phát hiện hơn 90% dâu tây còn dư lượng thuốc trừ sâu vượt quy định. Trước đây, dâu tây là trái cây đắt đỏ. Vài năm nay, nhiều vùng ở Việt Nam trồng được loại quả này nên giá thành khá rẻ.
Người dân trồng dâu tây tại Mộc Châu, Sơn La. Ảnh: P.Thúy.
Trong 100g dâu tây chứa 32kcal, 90% là nước, 0,7g chất đạm, 4,9g đường, 0,3g chất béo và nhiều vitamin C, khoáng chất khác. Loại quả này còn chứa nhiều vitamin B6, K, E và các khoáng chất tốt cho sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng dâu tây là thực phẩm vàng cho sức khỏe tim mạch, giảm đường huyết, cân nặng, mỡ m.áu và quá trình oxy hóa có hại, chống viêm. Dâu tây còn giúp đứng đầu bảng trái cây chín mọng tốt cho xương khớp.
Đặc biệt, loại trái cây này chứa các chất chống oxy hóa là lutein và zeathacins. Các nhà khoa học nghiên cứu cho rằng đây là những “chiến binh” giúp t.iêu d.iệt gốc tự do.
Axit ellagic và các flavonoid trong dâu tây chống lại những ảnh hưởng của các cholesterol có hại LDL trong m.áu, ngăn chặn nguy cơ tích tụ mảng bám vào mạch m.áu gây xơ vữa động mạch, là tác nhân gây tai biến mạch m.áu não, nhồi m.áu cơ tim.
Tuy nhiên, dâu tây chứa nhiều dư lượng thuốc hóa học nếu bạn mua phải hàng không đảm bảo có thể dẫn tới ngộ độc trường diễn. Chất độc tích tụ trong cơ thể, đi ngược với tác dụng tốt của trái cây này. Để phân biệt dâu tây có tồn dư hóa chất bảo quản thực vật hay không rất khó, không thể nhìn bằng mắt thường, cần phải làm xét nghiệm.
Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Vì vậy, nếu mua phải loại dâu tây để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.
Khi mua dâu về, bạn nên ăn ngay, không để lâu. Bạn tuyệt đối không ăn dâu bị dập, thâm vì dễ nhiễm vi sinh vật có thể gây bệnh. Trước khi ăn, dâu cần được rửa dưới vòi nước sạch và ngâm với nước lọc pha muối loãng hoặc giấm trong 5 phút.
Khi bạn chọn dâu tây, hãy tìm những quả có màu đỏ đều, căng mọng và thơm. Ưu tiên quả dâu còn nguyên cuống và lá tươi.
Bảo quản dâu tây trong tủ lạnh, bạn nên cho vào túi giấy hoặc dùng hộp nhựa thoáng khí. Nếu bạn bảo quản trong tủ đông cần tiến hành rửa sạch dâu trước tiên sau đó để ráo nước.