Thừa cân, béo phì ở trẻ: nhiều hệ quả nghiêm trọng

Tại Việt Nam, tình trạng thừa cân, béo phì tăng lên nhanh chóng ở t.rẻ e.m. Tỷ lệ trẻ (5-19 t.uổi) bị thừa cân, béo phì đã tăng hơn gấp đôi sau 10 năm.

Thừa cân, béo phì dẫn tới nhiều hệ quả nghiêm trọng, ảnh hưởng về tâm lý, nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm.

Nhiều nguyên nhân gây thừa cân, béo phì

Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho thấy, theo kết quả đ.ánh giá tình trạng dinh dưỡng của t.rẻ e.m lứa t.uổi học đường giai đoạn 2017-2021 tại 90 trường ở các khối lớp 5, 9, 12 trong giai đoạn 5 năm từ 2017-2021 (mỗi năm khoảng 7.300 học sinh), học sinh tiểu học có tỷ lệ thừa cân, béo phì cao nhất với 37,8%; trong khi tỷ lệ này ở học sinh THCS là 16,8% và học sinh THPT là 11,3%.

Đáng nói là tỷ lệ thừa cân, béo phì gia tăng nhanh theo các năm và ở khu vực nội thành cao hơn ngoại thành. Cụ thể, một số trường tiểu học khu vực nội thành có tỷ lệ thừa cân, béo phì lên tới 55,7%.

“Trẻ bị thừa cân, béo phì dễ chịu ảnh hưởng về tâm lý, cùng với đó là nguy cơ mắc phải các bệnh như: đái tháo đường, tim mạch, trầm cảm, ung thư…” – PGS.TS Nguyễn Thị Kiều Anh – Phó Giám đốc CDC Hà Nội cảnh báo.

Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Bùi Thị Nhung – Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ từ 5 đến 19 t.uổi ở Việt Nam tăng gấp đôi trong 10 năm qua, từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020. Thừa cân, béo phì dẫn tới nhiều hệ quả nghiêm trọng. Xét nghiệm 500 trẻ béo phì thì có 35-50% trẻ bị rối loạn mỡ m.áu. Mặt khác, đái tháo đường không còn là bệnh của riêng người lớn mà đang dần trẻ hóa.

Còn theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thừa cân béo phì là do sự mất cân bằng giữa năng lượng nạp vào và năng lượng tiêu hao.

Việc ít vận động thể lực và thời gian tĩnh tại nhiều lại có đóng góp đáng kể vào tình trạng gia tăng thừa cân béo phì ở lứa t.uổi học đường. Tại Việt Nam, có khoảng 86,3% thanh thiếu niên Việt Nam ở độ t.uổi từ 11 đến 17 thiếu hoạt động thể chất.

Tỷ lệ thừa cân, béo phì gia tăng nhanh theo các năm và ở khu vực nội thành cao hơn ngoại thành.

Theo các chuyên gia, thừa cân béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh không lây nhiễm. Hơn 70% số ca t.ử v.ong liên quan đến bệnh không lây nhiễm. Thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm là vấ́n đề sức khỏe đáng quan tâm và đang có xu hướng tăng tại Việt Nam.

Có nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh không lây nhiễm, từ tác nhân sinh học, môi trường và các yếu tố đến từ việc sử dụng t.huốc l.á, chế độ sinh hoạt ít vận động thể chất và dinh dưỡng không cân bằng.

Các bệnh không lây nhiễm phổ biến đang gây ra gánh nặng sức khỏe tiêu biểu như tăng huyết áp với 26,2%; tim mạch 20,5%; ung thư chiếm 13,3%; bệnh hô hấp mạn tính là 4%; đái tháo đường là 3,9%…

Chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý có liên quan đến việc gia tăng các bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng như béo phì, đái tháo đường, cao huyết áp, các bệnh tim mạch và ung thư.

Người dân Việt Nam có xu hướng gia tăng tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và chất béo gồm thực phẩm chế biến đóng gói sẵn, thức ăn nhanh, thực phẩm ở cửa hàng tiện lợi, thực phẩm đường phố giàu năng lượng và chất béo…

Can thiệp phòng, chống thừa cân, béo phì

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Kiều Anh, nhóm t.uổi tiểu học là giai đoạn quan trọng của quá trình tăng trưởng. Nếu can thiệp phòng, chống thừa cân, béo phì ở giai đoạn này sẽ đạt hiệu quả cao.

Do đó, Hà Nội tiếp tục triển khai mô hình can thiệp phòng, chống thừa cân, béo phì ở học sinh tại một số trường tiểu học của Hà Nội.

Mục tiêu của mô hình này nhằm nâng cao nhận thức, hành vi về dinh dưỡng hợp lý của phụ huynh, học sinh và nhà trường trong phòng, chống thừa cân, béo phì, chủ động phòng ngừa các bệnh mạn tính không lây lúc trưởng thành.

Trước mắt, mô hình này sẽ được thực hiện tại trường một số trường như: Tiểu học La Thành, quận Đống Đa; Tiểu học Nguyễn Du, quận Hoàn Kiếm; Tiểu học Lê Lợi, quận Hà Đông…

“Xây dựng mô hình điểm các bữa ăn học đường đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện, kinh tế địa phương, kết hợp với các hoạt động thể chất. Mong rằng, trong tương lai, mỗi một trường học, một công ty thực phẩm, một tỉnh, thành… đều có ít nhất 1 cử nhân về dinh dưỡng làm việc” – PGS.TS Bùi Thị Nhung nêu rõ.

Để phòng chống bệnh không lây nhiễm nói chung, trong đó có thừa cân, béo phì, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho rằng, đẩy mạnh giáo dục và truyền thông về dinh dưỡng hợp lý, khuyến khích các hoạt động và phong trào luyện tập thể dục, thể thao cho cộng đồng, nhất là đối tượng t.rẻ e.m và thanh thiếu niên để duy trì lối sống lành mạnh…

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến nghị, cơ quan quản lý thị trường và ATTP cần giám sát và quản lý việc thực hiện dán nhãn dinh dưỡng một cách chặt chẽ. Các loại thực phẩm đều phải có nhãn dinh dưỡng với các nội dung theo quy định mới được lưu hành trên thị trường. Cùng đó cần có cơ chế quản lý chặt chẽ và giới hạn các loại thực phẩm, đồ uống đường phố hiện đang không đảm bảo về dinh dưỡng và vệ sinh, ATTP.

Gia tăng t.rẻ e.m bị thừa cân, béo phì

Tỷ lệ t.rẻ e.m thừa cân béo phì học đường ở Việt Nam hiện rất đáng lo ngại. Theo tổng điều tra về dinh dưỡng năm 2019-2020, tỷ lệ t.rẻ e.m thừa cân, béo phì trên toàn quốc từ 5-19 t.uổi tăng 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020.

Tại Hà Nội, theo khảo sát học sinh lớp 5 năm 2023, số trẻ thừa cân, béo phì của nhiều trường trong khu vực nội thành trên mức 45%.

Trẻ thừa cân, béo phì không chỉ khiến bản thân các em tự ti, mặc cảm mà còn tạo ra những áp lực lớn, nỗi khổ tâm đối với cha mẹ, những người trực tiếp chăm sóc. Đã có trẻ vì thừa cân, béo phì mà sống khép kín, rơi vào trầm cảm.

Lạm dụng thức ăn nhanh

Chị Nguyễn Phương Lan, phụ huynh có con đang học lớp 6 tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ, cách đây 3 năm, khi cháu Phương Thảo, con gái đầu của chị mới học lớp 3, vợ chồng chị bắt đầu nhận thấy cháu có dấu hiệu thừa cân và cần phải hãm đà tăng cân của con mình. Tuy nhiên, việc thực hiện rất khó khăn do chỉ cần bớt ăn một chút là con khó chịu, lùng sục khắp nơi để tìm kiếm.

Trẻ thường xuyên ăn thức ăn nhanh, nước ngọt sau giờ tan trường khi cơ thể không cần năng lượng sẽ dễ dẫn đến thừa cân, béo phì.

Không nỡ lòng nhìn con thèm ăn, vợ chồng chị lại tặc lưỡi, tự nhủ thôi chờ đến lúc bé lớn, bắt đầu có ý thức về ngoại hình hẵng ăn kiêng cũng được. Và đến năm lên lớp 6 thì Phương Thảo trở thành cô bé béo nhất lớp với cân nặng lên tới 60kg. Do tự ti về ngoại hình nên cô bé ngày càng sống khép kín. Điều này càng khiến vợ chồng chị Lan khổ tâm hơn vì giá như ngay từ đầu, chị kiên quyết hãm đà tăng cân của con bằng một chế độ ăn kết hợp với vận động phù hợp thì mọi chuyện có thể đã không như bây giờ.

Điều đáng nói, câu chuyện của chị Lan không phải là cá biệt khi mà hiện nay tỷ lệ học sinh thừa cân, béo phì ngày càng tăng, nhất là tại các thành phố lớn. Tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, chúng tôi gặp khá nhiều trẻ thừa cân, béo phì được cha mẹ đưa tới khám vì nghi ngờ mắc tiểu đường. Có bé chỉ học lớp 5 đi khám vì thèm ăn ngọt, khát nước, khi kiểm tra đường huyết thì tăng cao. Theo mẹ cháu bé chia sẻ, món khoái khẩu của cháu là pizza, gà rán KFC, đồ nướng và uống nước ngọt có ga. Gần đây, cháu rất thích uống trà sữa, thường xuyên đòi bố mẹ mua. Do không kiểm soát chế độ ăn của con nên từ khi học cấp 2, cháu đã mũm mĩn hơn các bạn cùng trang lứa.

Tại hội thảo quốc tế “Phát triển năng lực hệ thống trong công tác dinh dưỡng học đường” được tổ chức tại Hà Nội mới đây, nhóm nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia đã đưa ra những con số… giật mình. Theo kết quả ban đầu của nhóm nghiên cứu, dù cải thiện được tình trạng suy dinh dưỡng đáng kể song Việt Nam lại đang đối mặt với “gánh nặng kép” thừa cân, béo phì. Một nghiên cứu mới đây của Viện Dinh dưỡng phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai tại nhiều trường mầm non cho thấy, số trẻ thừa cân, béo phì gia tăng; thậm chí, có những trường có tới gần 30% trẻ béo phì.

Đặc biệt, kết quả khảo sát ở học sinh lớp 5 tại một số quận, huyện của thành phố Hà Nội được tiến hành năm 2023 cũng chỉ ra, tình trạng báo động khi số trẻ thừa cân, béo phì của nhiều trường trong khu vực nội thành trên mức 45%. Trong đó, tỷ lệ này ở Trường Tiểu học Dịch vọng B, quận Cầu Giấy là khoảng 45,5%; Trường Tiểu học Lê Lợi, quận Hà Đông là 49,5%; Trường Tiểu học La Thành, quận Đống Đa là 55,7%; Trường Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm là 51,4%; Trường Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng là 46,5%… Ở các trường thuộc khu vực ngoại thành, con số này cũng trên 20%.

Làm thế nào để kiểm soát?

Trao đổi với phóng viên Báo CAND về vấn đề này, PGS.TS Bùi Thị Nhung, Trưởng Khoa Dinh dưỡng học đường và Ngành nghề, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, tỷ lệ t.rẻ e.m thừa cân béo phì học đường đang rất đáng lo ngại. Thừa cân, béo phì không phải bỗng dưng một ngày thừa cân ngay mà là quá trình tích lũy chế độ ăn thừa năng lượng kéo dài. Có nhiều nguyên nhân gây ra thừa cân, béo phì ở trẻ như chế độ ăn thừa năng lượng như: Thừa chất đạm, thiếu vi chất dinh dưỡng; ít hoạt động thể lực; ăn thức ăn nhanh, chế biến sẵn, thực phẩm nhiều đường; cha mẹ, ông bà thích trẻ bụ bẫm. Trong khi đó, tình trạng trẻ thừa cân, béo phì có thể dẫn tới nhiều hệ quả nghiêm trọng. Khi xét nghiệm 500 trẻ béo phì, có từ 35-50% trẻ bị rối loạn mỡ m.áu. Thậm chí hiện nay, đái tháo đường cũng không còn là bệnh của người lớn mà đang bị trẻ hóa…

Theo chuyên gia dinh dưỡng – PGS.TS Bùi Thị Nhung, đối với trẻ mầm non, cân nặng ở kênh A nghiêng về 2FC, nhưng chiều cao lại nghiêng về -2FC (hơi dư cân so với chiều cao), những bạn đó đến t.uổi tiểu học có thể phát triển thành thừa cân, béo phì. Nhưng ở nhiều gia đình, ông bà lại thích cháu bụ bẫm nên không chú ý dẫn đến chế độ dinh dưỡng do ước tính sai chế độ ăn. Quan niệm của nhiều gia đình, trẻ đi học ở trường nhưng không ăn được nhiều; hoặc sáng cho trẻ ăn xôi, bánh mì cha mẹ không thấy đủ dinh dưỡng, bố mẹ bù đắp cho con vào bữa tối. Lâu dần tích lũy trở thành thừa cân, béo phì.

Tại một nghiên cứu về hình cơ thể với 600 bà mẹ ở Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng tự đ.ánh giá tình trạng dinh dưỡng của con mình, đa số bà mẹ ước lượng sai, con bình thường thì đ.ánh giá là suy dinh dưỡng, béo phì thì đ.ánh giá thừa cân… nên nhồi nhét cho con ăn nhiều.

“Những trẻ đã đủ cân rồi, không có suy dinh dưỡng, nếu buổi tối mà cho con uống sữa trước đi ngủ sẽ tăng nguy cơ thừa cân, béo phì”, PGS Nhung giải thích.

Một phần nữa là cha mẹ “nhồi nhét” thức ăn nhanh, nước ngọt, bánh kẹo, kem, đồ ăn vặt vào giờ tan trường khi cơ thể không cần năng lượng cho con là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng thừa cân, béo phì ở lứa t.uổi học đường…PGS.TS Bùi Thị Nhung phân tích: Ăn 1 chiếc bánh bao có 400kg calo, phải chạy 2h mới tiêu hao hết; 1 chai nước ngọt có hơn 200-300kg calo… cần phải hoạt động thể lực gần 2h. Nhưng t.rẻ e.m do phải đi học thêm, học tập nhiều nên ít hoạt động thể lực. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, t.rẻ e.m và thanh thiếu nên vận động 60 phút/ngày để phòng, chống thừa cân, béo phì.

Để phòng, chống thừa cân, béo phì ở t.rẻ e.m, theo Trưởng Khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, quan trọng nhất cha mẹ phải xác định được con là bình thường hay thừa cân, béo phì.

Sử dụng biểu đồ BMI theo lứa t.uổi có thể xác định được trẻ ở tình trạng dinh dưỡng bình thường hay thừa cân, hay béo phì để điều chỉnh dinh dưỡng hợp lý. Phải biết được nhu cầu ăn ở từng lớp t.uổi bao nhiêu thì vừa; ăn đúng, ăn đủ mới là khoa học. Đặc biệt ăn rau, củ, quả rất quan trọng. Ăn nhiều vào bữa sáng, trưa, hạn chế vào tối, không ăn hoặc uống sữa trước khi đi ngủ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *