Nguyên nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày

Theo chuyên gia, nếu nắm được các triệu chứng của ung thư dạ dày, người bệnh và bác sĩ có thể phát hiện sớm, khi đó bệnh dễ điều trị nhất.

Ung thư dạ dày bắt đầu khi các tế bào ung thư hình thành ở lớp lót bên trong dạ dày. (Ảnh: ITN).

Ung thư dạ dày bắt đầu khi các tế bào ung thư hình thành ở lớp lót bên trong dạ dày. Những tế bào này phát triển thành khối u, còn được gọi là ung thư dạ dày.

Bệnh thường phát triển chậm trong nhiều năm. Ung thư dạ dày thường gặp nhất ở những người ở độ t.uổi cuối 60 đến 80.

Hầu như tất cả các bệnh ung thư dạ dày (khoảng 95%) đều bắt đầu từ mô tuyến lót dạ dày. Khối u lan dọc theo thành dạ dày hoặc phát triển trực tiếp qua thành dạ dày và làm bong các tế bào vào m.áu hoặc hệ bạch huyết. Khi vượt ra ngoài dạ dày, ung thư sẽ lan sang các cơ quan khác.

Nguyên nhân gây ung thư dạ dày

Các nhà khoa học không biết chính xác điều gì khiến tế bào ung thư bắt đầu phát triển trong dạ dày. Nhưng họ biết một số điều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Một trong số đó là nhiễm một loại vi khuẩn thông thường, H.pylori, gây loét. Tình trạng viêm trong ruột gọi là viêm dạ dày, một loại bệnh thiếu m.áu kéo dài nhất định được gọi là thiếu m.áu ác tính và sự phát triển trong dạ dày gọi là polyp cũng có thể khiến bạn dễ mắc ung thư hơn.

Những thứ khác đóng vai trò làm tăng rủi ro bao gồm:

– Hút thuốc.

– Thừa cân hoặc béo phì.

– Chế độ ăn nhiều thực phẩm hun khói, ngâm chua hoặc ướp mặn.

– Uống rượu thường xuyên.

– Nhóm m.áu A.

– Nhiễm virus Epstein-Barr.

– Một số gen nhất định.

– Làm việc trong ngành than, kim loại, gỗ hoặc cao su.

– Tiếp xúc với amiăng.

– T.iền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày

– Các yếu tố di truyền như bệnh đa polyp tuyến gia đình, ung thư đại trực tràng không polyp di truyền (hội chứng Lynch) và hội chứng Peutz-Jeghers

Các triệu chứng của ung thư dạ dày

Ở giai đoạn đầu, ung thư dạ dày có thể gây ra tình trạng khó tiêu, cảm giác đầy hơi sau khi ăn, ợ nóng, buồn nôn nhẹ, ăn mất ngon.

Tất nhiên, khó tiêu hoặc ợ nóng sau bữa ăn không có nghĩa là bạn bị ung thư. Nhưng nếu bạn cảm thấy những triệu chứng này xảy ra thường xuyên, hãy nói chuyện với bác sĩ. Họ sẽ kiểm tra xem liệu bạn có các yếu tố rủi ro khác hay không, sau đó sẽ khám kỹ để tìm ra bất kỳ vấn đề nào khác.

Khi khối u dạ dày phát triển, người bệnh thường có các triệu chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:

– Đau bụng.

– Có m.áu trong phân.

– Nôn mửa.

– Giảm cân không có lý do.

– Khó nuốt.

– Mắt hoặc da vàng.

– Chướng bụng.

– Táo bón hoặc tiêu chảy.

– Suy nhược hoặc cảm thấy mệt mỏi.

– Ợ nóng.

Phương pháp điều trị ung thư dạ dày

Nhiều phương pháp điều trị có thể chống lại ung thư dạ dày. Phương pháp mà người bệnh và bác sĩ chọn sẽ tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh hoặc mức độ lây lan trong cơ thể, được gọi là các giai đoạn ung thư.

Giai đoạn 0

Đây là khi lớp lót bên trong dạ dày có một nhóm tế bào không khỏe mạnh có thể biến thành ung thư. Phẫu thuật thường chữa khỏi. Bác sĩ có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày của người bệnh, cũng như các hạch bạch huyết gần đó – những cơ quan nhỏ là một phần của hệ thống chống vi trùng của cơ thể.

Giai đoạn I

Ở giai đoạn đầu, ung thư dạ dày có thể gây ra tình trạng khó tiêu, cảm giác đầy hơi sau khi ăn, ợ nóng, buồn nôn nhẹ, ăn mất ngon. (Ảnh: ITN).

Tại thời điểm này, người bệnh có một khối u ở niêm mạc dạ dày và nó có thể đã lan vào các hạch bạch huyết. Giống như giai đoạn 0, người bệnh có thể sẽ phải phẫu thuật để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày và các hạch bạch huyết gần đó.

Người bệnh cũng có thể được hóa xạ trị hoặc hóa trị. Những phương pháp điều trị này thường được sử dụng trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u và sau đó để t.iêu d.iệt bất kỳ khối ung thư nào còn sót lại.

Hóa trị sử dụng thuốc để tấn công tế bào ung thư. Hóa xạ trị là hóa trị cộng với xạ trị, t.iêu d.iệt các tế bào ung thư bằng chùm năng lượng cao.

Giai đoạn II

Ung thư đã lan vào các lớp sâu hơn của dạ dày và có thể vào các hạch bạch huyết gần đó. Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày cũng như các hạch bạch huyết gần đó vẫn là phương pháp điều trị chính.

Giai đoạn III

Ung thư lúc này có thể ở tất cả các lớp của dạ dày cũng như các cơ quan khác gần đó như lá lách hoặc ruột kết. Hoặc nó đã chạm sâu vào các hạch bạch huyết của người bệnh.

Người bệnh thường phải phẫu thuật để cắt bỏ toàn bộ dạ dày, cùng với hóa xạ trị hoặc hóa trị. Phương pháp này đôi khi có thể chữa được bệnh. Nếu không, ít nhất cũng có thể giúp giảm triệu chứng.

Nếu bệnh nhân quá yếu để phẫu thuật, họ có thể phải hóa trị, xạ trị hoặc cả hai, tùy thuộc vào khả năng chịu đựng của cơ thể.

Giai đoạn IV

Ở giai đoạn cuối cùng này, ung thư đã lan rộng đến các cơ quan như gan, phổi hoặc não. Bệnh trở nên khó điều trị hơn nhiều nhưng bác sĩ có thể giúp bệnh nhân kiểm soát và giảm bớt các triệu chứng.

Cách ngăn ngừa ung thư dạ dày

Thay đổi lối sống là một trong những cách hiệu quả nhằm phòng tránh ung thư dạ dày. (Ảnh: ITN).

Điều trị n.hiễm t.rùng dạ dày

Nếu bạn bị loét do nhiễm H. pylori, hãy điều trị dứt điểm. Thuốc kháng sinh có thể t.iêu d.iệt vi khuẩn và các loại thuốc khác sẽ chữa lành vết loét trong niêm mạc dạ dày để giảm nguy cơ ung thư.

Ăn uống lành mạnh

Hãy bổ sung trái cây và rau quả tươi trong khẩu phần ăn của bạn hàng ngày. Chúng có nhiều chất xơ và một số vitamin hỗ trợ làm giảm nguy cơ ung thư.

Tránh các thực phẩm quá mặn, ngâm chua hoặc hun khói như xúc xích, thịt chế biến sẵn,… Giữ cân nặng của bạn ở mức khỏe mạnh. Thừa cân hoặc béo phì cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Không hút thuốc

Nguy cơ ung thư dạ dày tăng gấp đôi nếu bạn sử dụng t.huốc l.á.

Hạn chế uống rượu

Nghiên cứu gần đây cho thấy nguy cơ ung thư dạ dày tăng lên theo tần suất bạn uống rượu.

Chuyên gia ung bướu cảnh báo tác nhân gây ung thư dạ dày

Trong số bệnh nhân viêm loét dạ dày mãn tính, có khoảng 60% bị ung thư dạ dày. Trong khi đó, các dấu hiệu ban đầu mờ nhạt khiến bệnh nhân thường đến khám và được chẩn đoán muộn.

Ung thư thường gặp

Hội nghị cập nhật tiến bộ trong sinh học phân tử, chẩn đoán và điều trị ung thư đường tiêu hóa được Bệnh viện Bạch Mai tổ chức hôm nay 15.3, tại Hà Nội.

Nội soi giúp phát hiện sớm các ca ung thư tiêu hóa. Ảnh LIÊN CHÂU

Tại hội nghị, PGS-TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết ung thư đường tiêu hóa là nhóm bệnh thường gặp nhất trong số các loại ung thư.

Ung thư đường tiêu hóa bao gồm: ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư gan, ung thư tụy, ung thư đường mật…

Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 200.000 ca mắc mới và hơn 100.000 ca t.ử v.ong do bệnh ung thư, trong đó ung thư đường tiêu hóa chiếm hơn 30%, thường gặp nhất là ung thư gan (14,5%), ung thư dạ dày (9,8%) và ung thư đại trực tràng (9%).

Stress tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hoá

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Quang Hùng, Phó giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai), chia sẻ nhiều thống kê từ các nghiên cứu cho thấy nguy cơ ung thư đường tiêu hóa đến từ lối sống là chủ yếu. Đặc biệt, stress và áp lực cuộc sống hiện đại khiến nhiều người bị viêm loét dạ dày mãn tính, gia tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Bác sĩ Hùng cũng lưu ý, ung thư đường tiêu hóa nói chung và ung thư dạ dày nói riêng đang có xu hướng “trẻ hóa”. Nhiều bệnh nhân chỉ ở độ t.uổi 20, thậm chí có trẻ nhỏ dưới 10 t.uổi.

Theo bác sĩ Hùng, mỗi ngày, tại Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ thực hiện khoảng 2.000 ca nội soi đường tiêu hóa, trong đó khoảng 20% bệnh nhân bị viêm loét dạ dày và khoảng 1 – 2% bệnh nhân bị ung thư dạ dày.

Nguyên nhân ung thư dạ dày có thể do ăn uống không lành mạnh, ăn mặn, ăn nhiều đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ gây quá tải cho đường tiêu hóa; lạm dụng rượu bia, hút t.huốc l.á; nhiễm vi khuẩn HP; yếu tố di truyền; viêm loét dạ dày mãn tính.

Trẻ nhỏ mắc ung thư dạ dày thường là do nhiễm vi khuẩn HP lây truyền từ cha mẹ hoặc từ môi trường xung quanh. Lâu dần, vi khuẩn HP gây ra các ổ loét mãn tính và tiến triển thành ung thư dạ dày.

Đáng lưu ý, tiến sĩ Hùng cảnh báo, nếu bị viêm loét dạ dày nhưng không điều trị dứt điểm thì 40% trở thành bệnh viêm loét dạ dày mãn tính. Trong số bệnh nhân viêm loét dạ dày mãn tính, có khoảng 60% bị ung thư dạ dày.

Căng thẳng khiến nhiều người bị viêm loét dạ dày, là yếu tố nguy hiểm đối với ung thư đường tiêu hóa nói chung và ung thư dạ dày nói riêng, nhưng lại khó giải quyết. Do đó, mỗi người cần cố gắng duy trì lối sống lành mạnh, không lạm dụng rượu bia, không hút t.huốc l.á, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ăn nhạt…

Bác sĩ Hùng khuyên, những người có nguy cơ nên nội soi đường tiêu hóa 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm các dấu hiệu sớm của bệnh đường tiêu hóa, được điều trị kịp thời, tránh để tổn thương tiến triển thành ung thư.

Việc chẩn đoán ra ung thư tiêu hóa ở giai đoạn sớm cũng như áp dụng các tiến bộ trong điều trị rất quan trọng để tăng tỷ lệ điều trị khỏi bệnh, hạn chế tác dụng phụ, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh ung thư đường tiêu hóa thường mờ nhạt, diễn tiến âm thầm và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác, do đó thường được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *