Người phụ n.ữ s.inh năm 1973 vào viện cấp cứu lúc 7h sáng với biểu hiện đột quỵ rồi bất ngờ tự hồi phục khi bác sĩ đang hội chẩn.
Bảy giờ sau, bà tiếp tục có triệu chứng tương tự.
Bệnh nhân nữ 51 t.uổi, ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, được đưa vào bệnh viện tỉnh sáng 4/4 trong tình trạng khó thở, lơ mơ, nói khó, yếu nửa người bên trái.
Kết quả chụp cắt lớp vi tính mạch m.áu não của bệnh nhân cho thấy hình ảnh tắc động mạch não giữa bên phải đoạn M1. Đặc biệt, khi điện tim cấp cứu tại giường và siêu âm tim, thầy thuốc phát hiện tim bệnh nhân loạn nhịp, có rung nhĩ và suy tim nặng. Người bệnh cho biết chưa từng phát hiện bị bệnh tim.
Các bác sĩ đã nhanh chóng hội chẩn cùng chuyên gia can thiệp mạch não từ Bệnh viện Trung ương quân đội 108 (Hà Nội), phân tích tình trạng người bệnh để đưa ra hướng điều trị thích hợp. Điều bất ngờ là chỉ trong thời gian ngắn khi các bác sĩ đang hội chẩn, người bệnh có tiến triển tốt, tự hồi phục và hết liệt gần như hoàn toàn.
Bệnh nhân đột quỵ cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt để đảm bảo được cấp cứu kịp thời. Ảnh: Phạm Hải
Bệnh nhân được chỉ định nhập viện tiếp tục theo dõi. Đến 14h30 cùng ngày, người bệnh có biểu hiện đột quỵ lần 2 với tình trạng liệt nửa người bên trái giống như buổi sáng.
Lúc này, các bác sĩ lập tức quyết định can thiệp cấp cứu để tái thông mạch m.áu não, cứu sống người bệnh. Trong 30 phút, 2 ê-kíp can thiệp mạch m.áu não và gây mê hồi sức đã tiến hành lấy huyết khối động mạch não giữa bên phải bằng dụng cụ cơ học.
Kết quả chụp đ.ánh giá lại cho thấy mạch m.áu não bị tắc đã tái thông tốt, giải phóng hoàn toàn huyết khối động mạch não giữa bên phải. Sau can thiệp, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, hết liệt và được chuyển về Khoa Nội tim mạch tiếp tục điều trị.
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Xuân Trường, Phó Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, khuyến cáo người mắc bệnh lý về tim mạch (rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành, bệnh rung nhĩ) có nguy cơ đột quỵ cao, vì thế, nhóm người này nên chủ động tầm soát đột quỵ định kỳ.
Phụ nữ sau t.uổi 40 thấy xuất hiện 3 dấu hiệu khi ngủ thì cẩn thận đột quỵ đang tìm đến
Sau t.uổi 40, sức khỏe phụ nữ bắt đầu có những dấu hiệu cảnh báo và đột quỵ là một trong số đó.
Theo nghiên cứu chia sẻ trên tạp chí y khoa của Học viện Thần kinh Hoa Kỳ, đột quỵ khi đang ngủ có xu hướng tăng mạnh, nhất là sau t.uổi 40, không thiếu chị em phụ nữ rơi vào hoàn cảnh này.
Đặc biệt, khí hậu lạnh kéo dài, nền nhiệt độ thay đổi đột ngột càng làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. Nhất là sau t.uổi 40, sức khỏe phụ nữ bắt đầu có những dấu hiệu cảnh báo. Nhiều bệnh mãn tính dần xuất hiện như tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ, tăng mỡ m.áu, tiểu đường… Đột quỵ cũng là mối nguy tiềm ẩn trong đó, có thể đ.ánh úp một người đang có trong tay đầy đủ, viên mãn trở thành tàn phế đến t.ử v.ong.
Đột quỵ khi đang ngủ có xu hướng tăng mạnh, nhất là sau t.uổi 40, không thiếu chị em phụ nữ rơi vào hoàn cảnh này. (Ảnh minh họa)
3 dấu hiệu khi ngủ cảnh báo đột quỵ có thể đang tìm đến
1. Chảy nước dãi một bên khi ngủ
Thông thường, việc ngủ sai tư thế hoặc ngủ trong tình trạng cơ thể quá mệt thì bạn sẽ bị chảy nước dãi.
Nếu như không phải vì lý do này mà bạn vẫn bị chảy nước dãi thì đây rất có thể là dấu hiệu sớm của đột quỵ.
Nguyên nhân bởi, chứng khó nuốt rất đặc trưng khi bị đột quỵ. Khi bạn bị đột quỵ, m.áu không lưu thông đúng cách lên não. Đây thường là kết quả của cục m.áu đông hoặc mạch m.áu bị vỡ.
Chảy nước dãi có thể là dấu hiệu sớm của đột quỵ. (Ảnh minh họa)
Thiếu m.áu não và thiếu oxy gây ảnh hưởng đến các vùng vỏ não. Từ đó dẫn đến rối loạn chức năng dưới lưỡi.
Lúc này, nhiều người cảm thấy khó nuốt, thậm chí đau đớn. Nước dãi có xu hướng chảy sang một bên. Bạn sẽ bị chảy nước miếng một bên, có thể kèm theo nhếch miệng, mắt xếch mà không hay biết.
2. Đau đầu dữ dội khi ngủ
Vùng đầu có thể xuất hiện cơn đau đầu trước khi nhồi m.áu não tấn công, nhất là khi bạn ngủ vào ban đêm.
Nghiên cứu đăng tải trên Healthline công nhận, có đến 65% người bị đột quỵ chia sẻ rằng họ bị đau đầu liên tục từ trước đó. Vị trí của cơn đau nhức đầu có thể phụ thuộc vào vị trí xảy ra đột quỵ.
Ví dụ, đột quỵ phát sinh trong động mạch cảnh (một động mạch chính ở cổ đưa m.áu lên não) đôi khi gây ra đau đầu ở trán. Đột quỵ ở hệ thống đốt sống, cung cấp m.áu cho não sau, có thể gây ra đau đầu ở phía sau đầu…
Có đến 65% người bị đột quỵ chia sẻ rằng họ bị đau đầu liên tục từ trước đó. (Ảnh minh họa)
3. Tê bì tay chân khi ngủ
Biểu hiện lúc đầu có thể là tê ở mặt dưới cánh tay, dưới chân. Về sau, mức độ tê tăng dần lên. Nhất là chỉ xảy ra ở một bên cơ thể. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cảnh báo, lúc này bạn cần cảnh giác vì đây rất có thể là dấu hiệu báo trước của một cơn nhồi m.áu não.
Theo Medical News Today, đột quỵ và các cơn thiếu m.áu não thoáng qua có thể gây tê, ngứa ran ở cánh tay. Cơn thiếu m.áu não cục bộ thoáng qua xảy ra khi một thứ gì đó tạm thời chặn dòng m.áu lên não. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ coi những cuộc tấn công này là “cảnh báo đột quỵ”.
5 việc cần làm để phòng tránh đột quỵ, người trẻ cũng nên thực hiện
Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt (Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam), đột quỵ hoàn toàn có thể phòng ngừa khi thay đổi lối sống và điều trị tích cực. Có 5 việc cần làm ngay để phòng tránh đột quỵ, người trẻ cũng nên thực hiện để phòng tránh từ bây giờ:
Đột quỵ hoàn toàn có thể phòng ngừa khi thay đổi lối sống và điều trị tích cực. (Ảnh minh họa)
– Có chế độ ăn uống hợp lý, cố gắng ăn ít thức ăn nhiều dầu mỡ, chứa cholesterol cao, nhiều đường, nhiều muối…
– Nên ăn nhiều rau quả tươi để đào thải các chất dư thừa trong cơ thể. Từ đó sẽ chuyển hóa lipid thừa ra ngoài cơ thể bằng quá trình trao đổi chất, giúp lưu thông mạch m.áu, giảm tắc nghẽn mạch m.áu, ngăn ngừa các bệnh về mạch m.áu như nhồi m.áu não.
– Tập thể dục với các bài tập như đi bộ, chạy bộ… để thúc đẩy tuần hoàn m.áu, đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất trong cơ thể, tránh lắng đọng một lượng lớn các chất có hại trong mạch m.áu và giữ cho mạch m.áu luôn sạch.
– Ăn ngủ điều độ, tránh thức quá khuya.
– Từ bỏ thói quen hút t.huốc l.á.