Lợi ích của việc ngủ trưa và 7 mẹo để có một giấc ngủ trưa chất lượng

Một giấc ngủ trưa được ví như “loại thuốc tăng cường hiệu suất,” giúp con người tỉnh táo hơn, cải thiện tâm trạng và trí nhớ.

Tuy nhiên, vẫn cần chút kỹ năng để có một giấc ngủ trưa chất lượng.

Giấc ngủ trưa có thể giúp chúng ta đảm bảo năng lượng cho cả một ngày dài. (Ảnh: The New York Times)

Một chuyên gia về giấc ngủ và là nhà nghiên cứu tại Đại học Duke (Mỹ), cho biết ngủ trưa được ví như “loại thuốc tăng cường hiệu suất.” Ngủ trưa có thể giúp con người tỉnh táo hơn, phản ứng nhanh hơn, cải thiện tâm trạng và trí nhớ.

Nhiều người thường bắt đầu ngày mới vào mỗi buổi sáng bằng một cốc càphê để nạp năng lượng, tuy nhiên, năng lượng ấy chỉ duy trì trong vài giờ đồng hồ.

Để đảm bảo năng lượng cho cả một ngày dài, thay vì tiếp tục nạp thêm caffein vào cơ thể, các nhà khoa học chỉ ra rằng một giấc ngủ trưa là giải pháp tốt hơn cả.

Jade Wu, một chuyên gia về giấc ngủ và là nhà nghiên cứu tại Đại học Duke (Mỹ), cho biết ngủ trưa được ví như “loại thuốc tăng cường hiệu suất.” Ngủ trưa có thể giúp con người tỉnh táo hơn, phản ứng nhanh hơn, cải thiện tâm trạng và trí nhớ.

Theo các chuyên gia, cho dù làm việc tại nhà, làm việc tại văn phòng hoặc làm việc vào cuối tuần, mỗi người đều cần nghỉ trưa.

Tuy nhiên, một giấc ngủ ngắn giữa ngày cũng cần có một chút kỹ năng để thực hành thành thạo.

7 mẹo cần biết để có giấc ngủ trưa chất lượng

Ngủ đúng thời điểm

Sara Mednick, Giáo sư tại Đại học California (Irvine) cho hay thời điểm tốt nhất để ngủ trưa là khoảng từ 6-8 giờ sau khi thức dậy vào buổi sáng.

Wu cho biết có một “sự sụt giảm sinh học tự nhiên” vào đầu đến giữa buổi chiều bởi vì mức độ hormone căng thẳng cortisol và các tín hiệu khác giúp chúng ta tỉnh táo bắt đầu suy yếu từ thời điểm đó.

Với những người có chứng mất ngủ, không nên ngủ trưa quá muộn hoặc quá lâu. “Điều đó giống như việc ăn một món tráng miệng thật lớn trước bữa tối, sẽ làm mất đi sự thèm ăn của bạn.”

Chọn nơi nghỉ ngơi thích hợp để nghỉ trưa. (Ảnh: iStock)

Thả lỏng tâm trạng

Trong giai đoạn đầu của giấc ngủ, con người ở trong trạng thái thư giãn.

“Bạn có thể không buồn ngủ trong giờ nghỉ trưa, đó là điều hoàn toàn bình thường, nhưng khoảng thời gian nhắm mắt thư giãn trong vài phút cũng đủ giúp bạn nạp lại năng lượng,” Mednick nói.

Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng việc chìm vào giai đoạn REM (giai đoạn nhẹ nhất trong giấc ngủ) chỉ trong thời gian ngắn có thể thúc đẩy khả năng làm việc của não bộ, ghi nhớ thông tin lâu và dài hạn, đặc biệt là với người trẻ t.uổi.

Chọn nơi nghỉ ngơi thích hợp

Chọn một góc thật yên tĩnh và đặt điện thoại ở chế độ im lặng. Jessica Payne, Giáo sư Tâm lý học tại Đại học Notre Dame gợi ý bạn nên chuẩn bị sẵn một chiếc gối, miếng bịt mắt và nút bịt tai khi nghỉ trưa tại văn phòng.

Tiếp theo đó, hãy điều chỉnh 5 giác quan, thả lỏng cơ thể, đồng thời thở chậm và sâu hơn. “Điều này giúp bạn có thể đi vào giấc ngủ,” bác sỹ Wu nói.

Chú ý đến lượng caffeine trong cơ thể

“Coffee nap” là thuật ngữ nói về việc nạp caffein trước khi ngủ. Mất khoảng 20 phút để caffeine có tác dụng lên hệ thần kinh, và khoảng thời gian này đủ để chợp mắt một giấc ngắn

Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng cho thấy “coffee nap” có thể cải thiện tâm trạng và sự tỉnh táo của con người sau khi thức dậy. Tiến sỹ Mednick không ủng hộ phương pháp này bởi nó có thể gây ra tác dụng ngược.

Thời gian ngủ ngắn và đặt báo thức

Giáo sư Payne khuyên bạn nên ngủ trưa trong tầm 20 phút – giai đoạn “đủ để phục hồi cơ thể nhưng dễ đ.ánh thức” – và tất nhiên không ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm của chúng ta.

Sau 20-30 phút, con người sẽ bước vào giai đoạn ngủ sâu hơn. Nếu cố gắng thức dậy trong trạng thái này, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu.

Tiến sỹ Payne nói: “Nếu cảm thấy uể oải sau 20 phút nghỉ trưa, điều đó có nghĩa là bạn đang thiếu ngủ đến mức não nhanh chóng chìm vào trạng thái “ngủ sâu, sóng chậm.”

Nếu có nhiều thời gian, hãy cho bản thân nghỉ ngơi trong vòng 90 phút để giúp chu kỳ giấc ngủ được phục hồi. Cách này đặc biệt hữu ích với những đối tượng cần ngủ bù như vận động viên, bà bầu hoặc những người thường xuyên thức đêm.

Ngủ trưa trong tầm 20 phút – giai đoạn “đủ để phục hồi cơ thể nhưng dễ đ.ánh thức.” (Ảnh: iStock)

Tiến sỹ Wu cho biết: “Dù bạn định ngủ bao lâu, hãy đặt báo thức trước khi nhắm mắt để có thể thư giãn và yên tâm rằng mình sẽ thức dậy đúng giờ để tiếp tục công việc.”

Thức dậy đúng cách

Hãy dành ra một vài phút để thức dậy, và tốt nhất là để chút ánh sáng chiếu vào mắt. “Đó là tín hiệu mạnh nhằm ‘thông báo’ bộ não của bạn đã đến lúc hoạt động trở lại”.

Ngoài ra, rửa mặt bằng nước lạnh hay vận động cơ thể bằng cách đi bộ nhanh, nhảy cao cũng vô cùng hiệu quả.

Nếu không thể ngủ trưa, hãy thư giãn

Một số người gặp khó khăn khi thức dậy sau những giấc ngủ ngắn và dường như không được “hưởng lợi” từ việc ngủ trưa

Tiến sỹ Mednick gợi ý nếu cảm thấy không phù hợp, hoặc nếu nơi làm việc của bạn không thuận lợi cho việc ngủ trưa, hãy thử những phương pháp khác cho phép bộ não của bạn “nghỉ ngơi,” chẳng hạn như đi dạo, thiền ngắn hoặc hít thở sâu.

“Bạn không thể để bản thân duy trì mức độ làm việc cao suốt cả ngày mà không có thời gian nghỉ ngơi nào,” Mednick nói. /.

Ngủ trưa có thực sự cần thiết?

Nhiều người không có thói quen ngủ trưa, nhưng không thực sự biết rằng ngủ trưa đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Ngủ trưa là thói quen mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người lại bỏ qua việc ngủ trưa trong thời gian dài khiến sức khỏe bị ảnh hưởng. Sau đây là những lợi ích của giấc ngủ trưa đối với sức khỏe:

Giúp cải thiện trí nhớ và giảm cơn buồn ngủ

Vào buổi trưa, chỉ cần ngủ từ 10-15 phút hoặc nếu không ngủ có thể nằm nhắm mắt nghỉ ngơi có thể giúp loại bỏ cơn buồn ngủ. Giấc ngủ ngắn vào buổi trưa có thể thúc đẩy trí nhớ tương tự như giấc ngủ vào buổi tối. Do vậy, việc ngủ trưa có thể giúp tăng cường trí nhớ, chuyển đổi từ ký ức ngắn hạn thành ký ức dài hạn.

Giấc ngủ trưa sẽ sản sinh ra một lượng serotonin giúp thần kinh được thả lỏng và thư giãn. Sau một giấc ngủ trưa, bạn có thể học tập hoặc làm việc hiệu quả hơn.

Ngủ trưa mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Cải thiện tâm trạng

Giấc ngủ trưa giúp cải thiện tâm trạng của bạn trong khoảng thời gian còn lại của một ngày. Đồng thời, việc ngủ trưa có thể giúp bạn giảm căng thẳng, điều hòa cảm xúc khiến tâm trạng tốt hơn.

Giúp tăng khả năng miễn dịch

Với những người mắc các bệnh lý nền hoặc đang giảm khả năng miễn dịch (mắc các bệnh lý tiêu chảy, viêm phổi, cảm lạnh, cúm…) việc ngủ trưa đóng vai trò quan trọng và có thể giúp người bệnh cải thiện khả năng miễn dịch.

Giảm áp lực cho mắt

Đối với những người làm việc tiếp xúc nhiều với máy tính, việc giúp mắt thư giãn và nghỉ ngơi rất quan trọng. Thời gian ngủ trưa sẽ giúp mắt được nghỉ ngơi và tránh tình trạng mỏi mắt, đau mắt.

Một giấc ngủ trưa tốt nhất nên kéo dài từ 10-30 phút.

Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch

Một giấc ngủ trưa sẽ giúp cơ thể hoạt động chậm lại, lúc này tim có thể giảm nhịp co bóp và tái tạo năng lượng để hoạt động hiệu quả hơn.

Nhiều khảo sát cho thấy, những người có thói quen ngủ trưa giúp quá trình tiết hormone cân bằng hơn và làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh lý về tim mạch, giảm huyết áp.

Nên ngủ trưa bao lâu?

Do nhịp sinh học của cơ thể, năng lượng của mỗi người giảm xuống tự nhiên vào khoảng thời gian từ 13-15h chiều. Vì vậy, vào thời điểm này, bạn dễ gặp tình trạng buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật. Tuy nhiên, việc ngủ trưa kéo dài cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Bởi việc ngủ trưa kéo dài có thể làm gián đoạn nhịp sinh học hoặc gây ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.

Vậy ngủ trưa bao lâu là vừa phải? Một giấc ngủ trưa tốt nhất nên kéo dài từ 10-30 phút. Với những người mất ngủ hoặc người cao t.uổi, nếu không thể ngủ trưa thì có thể nằm nghỉ ngơi để cơ thể được thư giãn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *