3 thành viên đoàn múa lân mất ý thức sau khi ăn xôi, cơm gà xối mỡ

Sau khi ăn xôi buổi chiều và cơm gà xối mỡ vào buổi tối, 3 thành viên trong một đoàn lân ở quận Bình Tân (TP.HCM) đã phải nhập viện cấp cứu.

Trưa nay (11/4), tại khoa Nội nhiễm Bệnh viện Trưng Vương, N.V.Đ. (sinh 2005) đã khá tỉnh táo, kể lại: “Khoảng 4h chiều ngày 9/4, tụi em đặt 6 phần xôi mặn, xôi ngọt trên mạng về ăn.

Đến 9h giờ tối thấy đói nên 3 đứa lại nhờ người ra ngoài mua dùm cơm gà xối mỡ, ăn rồi đi ngủ. Thấy thành viên trong đoàn kể lại khoảng 3-4h sáng, bạn dậy đi vệ sinh đã thấy 3 người tụi em mất ý thức và nôn ói, tiêu tiểu tại chỗ nên gọi mọi người đưa đi cấp cứu”.

Bệnh nhân N.V.Đ tỉnh táo tại Bệnh viện Trưng Vương trưa 11/4. Ảnh: B.D.

Theo thông tin từ Bệnh viện quận Bình Tân, khoảng 3h40 ngày 10/4, bệnh viện tiếp nhận 3 trường hợp đến cấp cứu với các triệu chứng lơ mơ, nôn ói nhiều, tiêu lỏng không tự chủ, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm.

Sau khi sơ cứu, hồi sức, 2 bệnh nhân (17, 19 t.uổi) được chuyển đến Bệnh viện Trưng Vương, bệnh nhân 15 t.uổi được chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Đại diện Bệnh viện Trưng Vương cho biết bệnh nhân L.H.A (17 t.uổi) được chuyển đến khoảng 6h20 ngày 10/4 trong tình trạng bứt rứt, kích thích, bóp bóng nội khí quản. Bệnh nhân lập tức được đưa vào hồi sức, vẫn đang phải thở máy.

Đến 9h17 cùng ngày, bệnh nhân N.V.Đ. (19 t.uổi) tiếp tục được chuyển đến trong tình trạng nhẹ hơn, tỉnh táo, nhịp tim hơi nhanh. Sau cấp cứu, bệnh nhân đã hết ói, còn tiêu chảy, hơi chóng mặt, sinh hiệu ổn.

Bệnh viện đã lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Y tế công cộng để tìm nguyên nhân, hiện chưa có kết quả.

Bệnh nhân còn lại là K.H.H. (15 t.uổi) nhập Bệnh viện quận Bình Tân vì nôn ói, tiêu không tự chủ, lơ mơ. Bệnh viện tiến hành xét nghiệm, hồi sức, hội chẩn và chuyển tới Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Vụ việc đã được báo cáo Sở Y tế, Sở An toàn thực phẩm, Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố.

Cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

Nam Bộ đang trong giai đoạn thời tiết nắng nóng kéo dài, là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi-rút spp.

Căn cứ kết quả kiểm nghiệm các mẫu thực phẩm, Chi cục ATVSTP tỉnh Khánh Hòa có báo cáo và nếu không bảo quản cẩn thận và phát triển khiến thức ăn dễ bị ôi thiu.

Trong khi đó, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đang diễn ra càng làm gia tăng nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm (NĐTP), đặc biệt là NĐTP tập thể với số lượng người mắc tăng và ngày càng nghiêm trọng. Điều này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo trong vấn đề ATVSTP.

GIA TĂNG NGỘ ĐỘC TẬP THỂ

Liên quan đến vụ hơn 360 người nhập viện do đau bụng, nôn ói, nghi do ăn thức ăn nhiễm khuẩn từ quán gà T.A (đường Bà Triệu, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) nghi do NĐTP, Viện Pasteur Nha Trang đã có thông báo kết quả kiểm nghiệm mẫu NĐTP được gửi từ Trung tâm Y tế TP.Nha Trang. Cụ thể, trong mẫu hành phi gửi ngày 13/3, phát hiện vi khuẩn Salmonella; rau (dưa chua) phát hiện vi khuẩn Bacillus cereus và vi khuẩn Escherichia coli; bàn tay bà L.T.B.L dương tính với Staphyloccocus aureus (tụ cầu vàng); trong mẫu nước máy tại vòi khu vực chế biến phát hiện vi khuẩn Escherichia coli và vi khuẩn Coliform; trong mẫu nước giếng lấy tại thùng chứa nước giếng dùng để rửa dụng cụ có vi khuẩn Escherichia coli, vi khuẩn Coliform và vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa.

Mẫu gửi “cơm chan sốt trứng” và “gà xé” do người dân mua còn lưu trữ gửi ngày 15/3 đều có Salmonella và Bacillus cereus, riêng mẫu gà xé có thêm Staphylococcus aureus; còn trong mẫu nuôi cấy phân của bệnh nhân có khuẩn Salmonella nhận định đây là vụ NĐTP do vi sinh vật (vi khuẩn Salmonella spp, Bacillus cereus, Staphylococcus aureus) gây ra. Hiện lực lượng chức năng đã đình chỉ hoạt động quán ăn này.

Trước đó, cuối tháng 01/2024, sau khi ăn bánh mì kèm patê gan, thịt nguội, chả lụa, chà bông, dưa leo, bơ… mua tại tiệm bánh mì Thu Hà (số 2 đường Hai Bà Trưng, TP. Sóc Trăng), có 159 người có biểu hiện NĐTP với triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt… phải nhập viện điều trị. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, nguyên nhân gây NĐTP là do vi sinh vật Salmonellaspp phát hiện trong thịt nguội. Ngày 12/3, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng xác nhận, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh bánh mì Thu Hà (số 2 đường Hai Bà Trưng, TP.Sóc Trăng) với số t.iền 90 triệu đồng, bị đình chỉ hoạt động kinh doanh 4 tháng và buộc chịu mọi chi phí khám, điều trị cho 153 người bị ngộ độc thực phẩm với số t.iền trên 384 triệu đồng.

Kiểm tra an toàn thực phẩm tại một chợ đầu mối ở TPHCM dịp Tết Nguyên đán 2024

KHÔNG THỂ CHỦ QUAN

Hiện nay, khu vực phía Nam và TPHCM đang bước vào cao điểm nắng nóng kéo dài, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến ATVSTP, khiến người dân có nguy cơ cao bị ngộ độc do thực phẩm, đồ ăn chế biến, bảo quản không đúng cách dễ bị ôi thiu. Để hạn chế các vụ NĐTP có thể xảy ra, Sở An toàn thực phẩm TPHCM vừa đưa ra những khuyến cáo cho các cơ sở kinh doanh, sản xuất và người tiêu dùng cần thực hiện các biện pháp để phòng, tránh NĐTP trong mùa nắng nóng.

Theo Sở An toàn thực phẩm TPHCM, thời tiết nắng nóng kéo dài là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển dẫn tới nhiễm khuẩn hoặc dễ làm cho thức ăn ôi thiu có thể gây ra NĐTP. Nhiều người có thói quen xử lý thực phẩm, nấu ăn không đúng cách hoặc bảo quản chưa đúng, thức ăn để ở nhiệt độ thông thường quá lâu; nắng nóng khiến nhiều người ngại nấu ăn nên hay mua các loại thức ăn đường phố không bảo đảm vệ sinh, thực phẩm bày bán không bảo quản đúng cách cũng gây ra NĐTP. Do đó, Sở An toàn thực phẩm TPHCM khuyến cáo các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống NĐTP như sau: Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; cần ngăn ngừa ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm…

Trong công tác vận chuyển thực phẩm, cần bảo đảm ATVSTP, không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hóa độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Đối với người dân, cần chú ý thực hiện tốt 10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm an toàn như chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch; nấu chín kỹ thức ăn và ăn ngay sau khi nấu. Không ăn thức ăn ôi thiu, hết hạn sử dụng. Tách biệt đồ sống và chín, cần có vật dụng chế biến riêng thức ăn chín và sống; nếu dùng chung phải rửa sạch sau mỗi lần chế biến thức ăn sống.

Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, không nên để quá 2 giờ ở nhiệt độ thường. Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Giữ bếp và các vật dụng làm bếp sạch sẽ…

N ă m 2023, cả nước ghi nhận 125 vụ NĐTP, làm hơn 2.100 người ngộ độc, 28 người t.ử v.ong. Đáng chú ý, đã xuất hiện ngộ độc do clostridium botulinum. Đăc biệt trong năm 2023, ngành y tế kiểm tra hơn 382.000 cơ sở, phát hiện trên 34.000 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm, trong đó hơn 12.000 cơ sở bị phạt khoảng 44,4 tỷ đồng. Ngành nông nghiệp thanh tra hơn 19.300 cơ sở sản xuất, kinh doanh, vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản, xử phạt hành chính hơn 1.600 cơ sở với hơn 14,4 tỷ đồng. Ngành công thương kiểm tra hơn 8.300 vụ, xử lý gần 7.000 vụ việc vi phạm an toàn thực phẩm, xử phạt 36,3 tỷ đồng, trị giá hàng hóa tịch thu 31,6 tỷ đồng. Lực lượng Cảnh sát Môi trường Bộ Công an phát hiện, xử lý hơn 7.000 vụ, khởi tố 33 vụ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *