Thời gian qua, Bệnh viện Quân y 175 đã tiếp nhận cấp cứu cho 3 trường hợp bệnh nhân lớn t.uổi nhập viện vì thủng ruột do nuốt phải dị vật là vỉ thuốc.
Các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật. Ảnh: BVCC
Mới đây, bệnh nhân N.V.P (78 t.uổi) nhập viện khoa Hồi sức tích cực trong tình trạng nhiễm khuẩn huyết nặng bắt nguồn từ n.hiễm t.rùng ổ bụng do thủng hồi tràng nhiều vị trí gây ra bởi nuốt phải vỉ thuốc.
Bệnh nhân sau đó đã được các bác sĩ phẫu thuật lấy bỏ dị vật là viên thuốc còn nguyên vỏ bọc với cạnh sắc nhọn và tiến hành cắt bỏ đoạn ruột tổn thương và làm sạch ổ bụng. Sau phẫu thuật, bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị và xuất viện.
Theo TS.BS Trịnh Văn Thảo – Chủ nhiệm Khoa ngoại bụng, Bệnh viện Quân y 175, điểm chung của cả 3 bệnh nhân được ghi nhận là bệnh nhân lớn t.uổi, nhiều bệnh nền phải uống nhiều loại thuốc điều trị hàng ngày, có trí nhớ và thị lực giảm sút.
Khẩu phần thuốc của các bệnh nhân được cắt sẵn từng loại và chia theo bữa, trong đó một số thuốc được cắt ra từng viên từ vỉ lớn nhưng vẫn giữ trong vỉ bảo quản. Vì vậy dẫn đến việc bệnh nhân đã vô tình uống luôn mà không bóc thuốc khỏi vỉ. Hậu quả vỉ thuốc đã gây rách thủng ruột trong quá trình di chuyển gây n.hiễm t.rùng ổ bụng và đe dọa nghiêm trọng tính mạng và phải phẫu thuật để lấy ra.
Trong số các bệnh nhân cũng có một số người nhận biết được việc nuốt phải dị vật nhưng cho rằng dị vật có thể đi ra ngoài được nên chủ quan không tới bệnh viện để xử lý sớm.
Loại dị vật là thuốc được cắt ra còn trong vỉ thường có nhiều cạnh sắc và dịch tiêu hóa hoàn toàn không thể phá hủy được. Do đó loại dị vật này gần như chắc chắn sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đường tiêu hóa không chỉ ở 1 vị trí mà ở nhiều vị trí chúng đi qua, có khi gây tổn thương kéo dài cả 1 đoạn ruột và phải cắt bỏ…, BS Thảo cho biết thêm.
Qua đây, TS Thảo khuyến cáo người dân và nhân viên y tế, không nên cắt chia thuốc đối với những thuốc cần bảo quản trong vỉ. Người lớn t.uổi, người có thị lực kém khi uống thuốc cần có sự giám sát của người thân hoặc của nhân viên y tế, việc chia liều uống thuốc nên bóc sẵn bảo quản thời gian ngắn bằng túi zip hoặc trong hộp bảo quản thuốc. Trường hợp không may nuốt phải vỉ thuốc cần tới ngay cơ sở y tế chuyên sâu để theo dõi và xử trí kịp thời.
Trẻ 10 t.uổi nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Mycoplasma
Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) tiếp nhận bệnh nhi 10 t.uổi trong tình trạng sốt cao, tức ngực, suy đa tạng do vi khuẩn Mycoplasma Pneumoniae.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC
Theo lời kể của gia đình, cách đây 7 ngày, trẻ xuất hiện sốt cao, kèm theo tức ngực. Gia đình đã tự điều trị tại nhà nhưng không đỡ, nên đưa bé đến Trung tâm Y tế gần nhà. Tại đây, trẻ được chẩn đoán sốt xuất huyết và được điều trị 7 ngày bằng kháng sinh. Tuy nhiên, tình trạng bệnh của bé không cải thiện, mà ngày càng nặng hơn, xuất hiện suy đa tạng. Gia đình đã xin ra viện và đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương để điều trị.
Tại bệnh viện, các bác sĩ đã tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Kết quả cho thấy, trẻ bị nhiễm khuẩn huyết nặng.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã thống nhất tiến hành truyền m.áu, truyền albumin, kháng sinh cho bé và làm các xét nghiệm kỹ thuật cao để tìm nguyên nhân. Sau khi chẩn đoán chính xác nguyên nhân, các bác sĩ đã thực hiện điều trị theo phác đồ.
Sau 4 ngày điều trị, hiện tại sức khỏe của bệnh nhi đã ổn định, hết sốt, hết phù, các chức năng cơ quan dần hồi phục. Trẻ đang được theo dõi sát tại Khoa Nhi của bệnh viện.
Theo bác sĩ khoa Nhi, nhiễm khuẩn huyết là một tình trạng n.hiễm t.rùng cực kỳ nghiêm trọng. Các vi khuẩn từ ổ n.hiễm t.rùng nguyên phát theo đường m.áu để đi khắp nơi trong cơ thể. Loại bệnh này thường xuất hiện do các vi khuẩn hoặc virus, nấm gây ra. Chúng giải phóng các độc tố vào bên trong m.áu nhằm chống lại những phản ứng viêm. Các phản ứng này sẽ tạo nên rất nhiều những thay đổi từ bên trong khiến các cơ quan khác bị tổn thương. Ví dụ như gan, thận và sức khỏe cũng sẽ sụt giảm một cách nhanh chóng.
Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ cần lưu ý không tự điều trị ở nhà cho trẻ khi không rõ căn nguyên. Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao, tức ngực, suy đa tạng, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.