1 gia đình có 3 chị em gái ruột cùng bị u buồng trứng, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân và việc chị em cần làm để phát hiện bệnh sớm

Ung thư buồng trứng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân liên quan đến yếu tố di truyền.

Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh có tỷ lệ mắc và t.ử v.ong cao hàng đầu ở nữ giới. Ung thư buồng trứng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân liên quan đến yếu tố di truyền.

Theo nghiên cứu trên toàn thế giới, ung thư buồng trứng là ung thư đường s.inh d.ục thường gặp thứ hai sau ung thư cổ tử cung. Đây cũng là bệnh ung thư đường s.inh d.ục gây t.ử v.ong cao thứ 2 sau ung thư cổ tử cung. Ở Việt Nam, ung thư buồng trứng là một trong những bệnh có tỷ lệ mắc và t.ử v.ong cao hàng đầu ở nữ giới. Ung thư buồng trứng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân liên quan đến yếu tố di truyền.

Theo thông tin từ bệnh viện Ung bướu Hà Nội, bệnh viện đã tiếp nhận điều trị 1 trong 3 chị em gái ruột cùng bị u buồng trứng. Đó là trường hợp chị Nguyễn Thanh S., sinh năm 1968, trú tại quận Hai Bà Trưng – Hà Nội là một giảng viên đại học.

Theo chị S tình cờ phát hiện mình có u ở buồng trứng vào năm 2015 trong một lần đi khám sức khỏe tổng quát do cơ quan tổ chức. Chị S. cho biết, hàng năm, chị cũng thường đi khám sức khỏe định kỳ, nhưng chủ quan không siêu âm nên không phát hiện ra. Đặc biệt, cùng lúc, cả em gái chị S. là chị Nguyễn Thị H., sinh năm 1971, cũng được chẩn đoán mắc bệnh này.

Sau đó, 2 chị em cùng đi phẫu thuật cắt u tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, kết quả sinh thiết là u ác tính, ung thư buồng trứng giai đoạn 1. Trong đó, tình trạng của chị S. nặng hơn, cần phải tiến hành hóa trị nên được chuyển sang Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội.

Chị S. tâm sự: “Ban đầu, khi nghe đến ung thư, tôi cũng hoang mang, lo sợ lắm! Khi vào viện, được các bác sĩ tại khoa Nội – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội giải thích cặn kẽ, đồng thời gặp gỡ, trò chuyện với nhiều bệnh nhân khác thì tâm trạng ổn định dần. Tôi thấy mình còn may mắn hơn nhiều người khác vì phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm”. Cũng theo chia sẻ của chị S., trong 4 tháng nhập viện truyền hóa chất, cuộc sống của gia đình chị bị xáo trộn khá nhiều, mọi người phải thay phiên nhau vào viện chăm sóc, công việc của chị cũng bị gián đoạn một thời gian. Tuy nhiên, sau khi chị được các bác sĩ xác định tình trạng sức khỏe đã ổn và cho xuất viện, mọi thứ nhanh chóng trở lại trật tự.

Từ năm 2016 đến nay, 2 chị em chị S. cứ 3 tháng lại đi kiểm tra sức khỏe 1 lần, các kết quả đều rất khả quan. Bên cạnh đó, nhờ luôn tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ như: Có chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học, tích cực luyện tập thể dục… nên hiện tại, 2 chị hoàn toàn khỏe mạnh, vẫn đi làm hàng ngày và có cuộc sống bình thường như bao người. “Nếu tôi không kể, thì không ai nghĩ tôi là một bệnh nhân ung thư. Đặc biệt là giờ tôi còn biết trân trọng sức khỏe hơn, chú trọng chăm sóc bản thân hơn trước”, chị S. chia sẻ.

Chị S. cho biết thêm, chị còn có 1 người em gái khác là chị Nguyễn Thúy H., sinh năm 1969 đang định cư ở Mỹ. Khi được các bác sĩ tư vấn đây là bệnh có yếu tố di truyền, chị đã nhanh chóng nhắn em gái đi khám sức khỏe. Quả nhiên, chị Thúy H. cũng nhận được kết quả chẩn đoán có u ở buồng trứng, may mắn trường hợp này là u lành tính.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây là một trường hợp khá điển hình của ung thư buồng trứng có nguyên nhân do yếu tố gia đình. Nếu trong nhà có mẹ hoặc chị em gái mắc bệnh, những người nữ giới còn lại cũng là đối tượng có nguy cơ cao, cần được tầm soát ung thư định kỳ để phát hiện sớm. Tiên lượng thời gian sống của người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư khi nó được phát hiện. Người được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm có cơ hội chữa khỏi cao hơn, đồng thời, giảm chi phí cũng như các tác dụng phụ mang lại trong quá trình điều trị so với những người được chẩn đoán muộn.

“Qua câu chuyện của mình hy vọng có thể nhắn nhủ tới mọi người về tầm quan trọng của việc khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư, đặc biệt là với những người có yếu tố nguy cơ. Bởi ung thư nếu được phát hiện sớm, khả năng chữa khỏi là rất cao. Hơn nữa, chi phí khám chữa bệnh nếu được bảo hiểm chi trả cũng không mấy tốn kém”, chị S chia sẻ.

Theo Helino

Mở khí quản cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân ung thư hạ họng

Đặc biệt, khối u và khối hạch di căn có kích thước lớn đẩy đường thở đi lệch khiến việc xác định khí quản gặp nhiều khó khăn.

Các bác sĩ Khoa Ngoại Đầu cổ – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội vừa cấp cứu thành công, mở khí quản cho bệnh nhân ung thư hạ họng di căn giai đoạn muộn lên cơn khó thở dữ dội, cứu sống bệnh nhân vượt qua cơn nguy kịch. Đặc biệt, khối u và khối hạch di căn có kích thước lớn đẩy đường thở đi lệch khiến việc xác định khí quản gặp nhiều khó khăn.

Cách đây khoảng 1 tháng, bệnh nhân Nguyễn Văn L., 74 t.uổi, trú tại Minh Tân – Phú Xuyên – Hà Nội nhập viện trong tình trạng khó thở đột ngột từng cơn, sức khỏe suy kiệt do không ăn uống được. Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư hạ họng giai đoạn muộn đã di căn hạch. Đặc biệt, hình ảnh chụp cắt lớp cho thấy, khối u lớn hạ họng kích thước lên đến 7 cm, thâm nhiễm lân cận gây hẹp đường thở.

Ngoài ra, còn có nhiều hạch vùng cổ phải lân cận đường kính 6,5 cm thâm nhiễn mỡ quanh hạch, phá hủy tổ chức xung quanh. Tuy nhiên, do phát hiện ở giai đoạn muộn nên không thể phẫu thuật triệt để cắt u và vét hạch. Bệnh nhân cũng từ chối mở khí quản chủ động theo chỉ định ban đầu của bác sĩ. Bệnh nhân có lúc hết khó thở cho đến khi cơn khó thở ngày càng xuất hiện dồn dập, đe dọa tính mạng, bệnh nhân được nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

TS.BS Đàm Trọng Nghĩa,Trưởng Khoa Ngoại Đầu cổ, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội cho biết, bệnh nhân ung thư hạ họng thường gặp tình trạng khó thở tăng dần, nhưng trường hợp này khá đặc biệt, bệnh nhân khó thở từng cơn rồi lại hết nên sinh tâm lý chủ quan. Hơn nữa, khối hạch di căn tại vùng chèn ép đến khi xuất hiện những cơn khó thở dữ dội. Mở khí quản là chỉ định bắt buộc để tránh tình trạng bệnh nhân bị tắc thở do u chèn ép và đờm dãi làm hẹp bít đường thở. Sau phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh táo, thở tốt, ăn uống được bình thường.

Cũng theo TS. Nghĩa, bệnh nhân bị khó thở lâu ngày, khối hạch to chèn ép khiến đường thở rất mềm và bị đẩy lệch nhiều, bệnh nhân kích thích vật vã do thiếu oxy. Do đó, việc xác định khí quản trở nên khó khăn hơn khi mở đường thở. Nếu được phẫu thuật chủ động sớm, bệnh nhân sẽ bớt đau đớn, không bị khó thở, ăn uống dễ hơn, đặc biệt, các biến chứng do mổ cũng ít xảy ra.

Anh Nguyễn Văn T., con trai bệnh nhân L. chia sẻ: “Ban đầu, ông chỉ thỉnh thoảng mới lên cơn khó thở, chúng tôi không nghĩ sẽ nguy hiểm đến tính mạng nên đã chần chừ phẫu thuật chủ động theo chỉ định của bác sĩ. Giờ bố tôi đã hết bị những cơn khó thở “giày vò”, ăn uống dễ hơn nên gia đình cũng đỡ lo sợ, yên tâm điều trị bệnh cho ông”.

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *