Bạch hầu là căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, có thể làm bệnh nhân t.ử v.ong trong vòng 6 – 10 ngày.
Mới đây, Bộ Y tế đã ghi nhận 32 ca nhiễm/nghi ngờ nhiễm ở Mèo Vạc, Hà Giang, trong đó, 2 trường hợp bệnh diễn biến nặng và t.ử v.ong. Vậy người dân cần phải làm gì để phòng ngừa hiệu quả căn bệnh nguy hiểm này?
Theo ĐDCKI Hà Thị Thanh Hoa, Khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận s.inh d.ục. Đây là một bệnh vừa n.hiễm t.rùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.
Thời gian ủ bệnh và phương thức lây truyền
Ổ chứa vi khuẩn nằm ở người bệnh và cả người lành mang vi khuẩn. Đây vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh.
Thời gian ủ bệnh thường từ 2 đến 5 ngày, có thể lâu hơn. Thời kỳ lây truyền bệnh thường không cố định, có thể kéo dài khoảng 2 tuần hoặc ngắn hơn, ít nhất là trên 4 tuần. Người bệnh đã có thể đào thải vi vi khuẩn từ thời kỳ khởi phát, hoặc cũng có thể từ cuối thời kỳ ủ bệnh. Người lành mang vi khuẩn bạch hầu có thể từ vài ngày đến 3, 4 tuần; hiếm có trường hợp mang vi khuẩn mạn tính kéo dài trên 6 tháng.
Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây bằng việc tiếp xúc với đồ vật có dính chất bài tiết từ người bệnh.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch hầu
Bất cứ độ t.uổi nào cũng có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, vẫn có một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác, như:
– Trẻ lớn và người lớn tiếp xúc với bệnh nhân mắc/nghi ngờ mắc bệnh Bạch hầu hoặc sống tại các khu vực nguy cơ cao.
– T.rẻ e.m và người lớn chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu theo lịch hoặc tiêm phòng bạch hầu chưa đầy đủ:
0 – 2 t.uổi: tiêm 4 mũi 5-trong-1 hoặc 6-trong-1 giúp phòng ngừa các bệnh nguy hiểm trong đó có Bạch hầu
4 – 6 t.uổi: tiêm 1 mũi tiêm nhắc t.iền học đường
9 – 17 t.uổi: tiêm 1 mũi tiêm nhắc t.uổi thanh thiếu niên
Người lớn: tiêm nhắc lại mỗi 10 năm sau đó để duy trì hệ miễn dịch, bảo vệ tối ưu.
– Người đi du lịch đến vùng dịch tễ.
– Những người sống trong điều kiện đông đúc, mất vệ sinh.
– T.rẻ e.m dưới 15 t.uổi chưa có miễn dịch.
– Trẻ sơ sinh có miễn dịch thụ động từ mẹ truyền sang con nên không dễ mắc bệnh. Tuy nhiên, miễn dịch thụ động sẽ mất đi khi trẻ 6 tháng – 1 t.uổi. Nếu không được tiêm vắc xin, trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao.
– Những người suy giảm miễn dịch rất dễ mắc bệnh và có tỷ lệ tái nhiễm bệnh.
Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết
Tùy vào vị trí vi khuẩn gây bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau.
Bệnh bạch hầu mũi trước: Bệnh nhân sổ mũi, chảy ra chất mủ nhầy đôi khi có m.áu, có màng trắng ở vách ngăn mũi. Thể bệnh thường nhẹ do độc tố vi khuẩn ít thâm nhập vào m.áu.
Bệnh bạch hầu họng và amidan: Bệnh nhân mệt mỏi, đau cổ họng, chán ăn, sốt nhẹ. Sau 2, 3 ngày xuất hiện một đám hoại tử tạo thành lớp giả mạc màu trắng xanh, dai và dính chắc vào amiđan, hoặc có thể lan rộng bao phủ cả vùng hầu họng. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể sưng nề vùng dưới hàm và sưng các hạch vùng cổ làm cổ bạnh ra như cổ bò. Những trường hợp nhiễm độc nặng bệnh nhân sẽ phờ phạc, xanh tái, mạch nhanh, đờ đẫn, hôn mê. Nếu không được điều trị tích cực, những bệnh nhân này có thể t.ử v.ong trong vòng 6 đến 10 ngày.
Bạch hầu thanh quản: Là thể bệnh tiến triển nhanh và nguy hiểm. Bệnh nhân có dấu hiệu sốt nhẹ, khàn tiếng, ho, các giả mạc tại thanh quản hoặc từ hầu họng lan xuống. Nếu không được điều trị kịp thời, các giả mạc có thể gây tắc đường thở, làm bệnh nhân suy hô hấp và t.ử v.ong nhanh chóng.
Ngoài những vị trí kể trên, vi khuẩn còn có thể gây bệnh ở một số vị trí khác nhưng những trường hợp này rất hiếm và có tiến triển bệnh nhẹ.
Biến chứng khôn lường của bệnh bạch hầu
Biến chứng thường gặp nhất ở bệnh là viêm cơ tim và viêm dây thần kinh. Biến chứng viêm cơ tim có thể xảy ra ở giai đoạn toàn phát hoặc có thể chậm vài tuần sau khi người bệnh khỏi. Khi viêm cơ tim xuất hiện sớm trong những ngày đầu của bệnh, tỷ lệ t.ử v.ong thường rất cao. Biến chứng viêm dây thần kinh thường ảnh hưởng đến dây thần kinh vận động và sẽ hồi phục hoàn toàn nếu bệnh nhân không t.ử v.ong vì những biến chứng khác.
Liệt màn khẩu cái (màn hầu) là một biến chứng khác có thể gặp ở bệnh bạch hầu, thường xuất hiện vào tuần 3 của bệnh.
Liệt các dây thần kinh vận nhãn, liệt cơ chi và cơ hoành có thể xuất hiện vào tuần thứ 5 của bệnh. Viêm phổi và suy hô hấp có thể xuất hiện do hậu quả liệt cơ hoành. Ở t.rẻ e.m, đặc biệt là nhũ nhi có thể gặp các biến chứng như viêm kết mạc mắt hoặc suy hô hấp.
Bệnh có thể xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ hoặc giai đoạn sau sinh. Tỷ lệ t.ử v.ong của bệnh đối với sản phụ là khoảng 50%, một phần ba trường hợp sống sót có thể bị sảy thai hoặc sinh non. Điều trị sớm bằng huyết thanh kháng bạch hầu có thể cải thiện tỷ lệ sống sót và mang thai, nhưng biến chứng vẫn cần được điều trị kéo dài.
Tỷ lệ t.ử v.ong của bệnh thường vào khoảng 5% – 10% và có thể tăng cao lên đến 20% ở trẻ dưới 5 t.uổi và người lớn trên 40 t.uổi.
Phương pháp phòng ngừa
Bệnh có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng việc tiêm vắc-xin. Hiện nay tại Việt Nam không có vắc-xin đơn phòng bệnh bạch hầu, chỉ có vắc-xin những vắc-xin phối hợp trong đó có thành phần kháng nguyên bạch hầu.
Kinh hoàng: Hàng loạt người bị ong tấn công, 4 người nhiễm độc nặng
Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị ong khổng lồ đốt, 4 người trong tình trạng nhiễm độc nặng.
Thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết, ngày 28/10, các bác sĩ của bệnh viện đã cấp cứu nhiều người dân bị đàn ong khoái tấn công. Đây là loại ong mật khổng lồ Đông Nam Á có tên khoa học là Apis dorsata.
Trong số các bệnh nhân nhập viện cấp cứu, có 4 người trong tình trạng nhiễm độc nặng do bị hơn 50 vết ong đốt ở vùng đầu – mặt – cổ, phải nhập khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, trong đó 2 bệnh nhân có kèm theo triệu chứng sốc phản vệ.
Ngoài 4 bệnh nhân trong tình trạng nặng kể trên, có một số người bị ong đốt ít hơn, các triệu chứng nhẹ, sau khi được cấp cứu, sức khỏe ổn định, đã xin về nhà để tiếp tục theo dõi.
Nhiều người dân bất ngờ vì bị ong tấn công
Đây là lần đầu tiên Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình cấp cứu hàng loạt người dân bị ong chủ động tấn công. Trong quá trình cấp cứu, nhân viên y tế đã bắt được 3 con ong và nhổ được rất nhiều ngòi ong trên cơ thể người bệnh. Trước đây, các ca bệnh do ong đốt thường xảy ra đơn lẻ do vô tình chạm vào tổ ong hoặc khi lấy mật ong.
Sau 4 ngày điều trị và chăm sóc tích cực, tất cả các bệnh nhân đã ổn định sức khỏe, được xuất viện và tiếp tục theo dõi sức khỏe ở nhà.
Những con ong là “thủ phạm” tấn công người dân
Theo thông tin từ bệnh viện, trước đó, một số người dân đang chơi thể thao ở bãi cỏ cách bìa rừng khoảng 15m thì xuất hiện 2-3 con ong khoái bay xung quanh, sau đó ong bất ngờ tấn công mọi người.
Khi người dân đ.ập c.hết 1 con ong thì bất ngờ từ trong cánh rừng gần đó xuất hiện một đàn ong với số lượng hàng nghìn con, bay đến tấn công tất cả những ai có mặt ở khu vực đó.
Theo những nạn nhân kể lại, có những người bị ong đậu kín trên da vùng đầu – mặt – cổ, 2 cánh tay và đàn ong tạo ra âm thanh vô cùng đáng sợ. Mọi người phải chạy hàng cây số mới thoát khỏi sự truy đuổi của đàn ong. Ngay sau đó, các nạn nhân được đưa lên xe ô tô, chở thẳng đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Theo TS.BS. Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực 1 (BVĐK tỉnh Hòa Bình) cho biết, khi bị ong đốt, người bệnh sẽ đối diện với 3 nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng: sốc phản vệ do nọc độc của ong, biến chứng suy đa tạng do nọc độc của ong (hay gặp nhất là suy thận cấp, suy gan cấp, rối loạn đông m.áu) và n.hiễm t.rùng do vi khuẩn xâm nhập qua vết đốt của ong (nguy hiểm nhất là vi khuẩn uốn ván). Chính vì vậy, khi không may bị ong đốt, người dân nên đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu và theo dõi sức khỏe.
Hiện tại, bệnh viện cũng đang điều trị cho một bệnh nhân bị ong đốt mới nhập viện trong tình trạng nhiễm độc khá nặng, nguy cơ phải hỗ trợ các tạng suy bằng lọc m.áu liên tục.