Moderna dự báo thời điểm ra mắt vaccine trị liệu ung thư da

Không giống như vaccine thông thường, mRNA-4157 chữa bệnh hơn là ngăn ngừa bệnh nhưng chúng cũng hoạt động bằng cách huấn luyện hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại virus.


Vaccine mRNA-4157 nhằm trị liệu các khối u ác tính có thể sẽ ra mắt trong khoảng 2 năm nữa. (Nguồn: Adobe Stock)

Giám đốc Điều hành (CEO) của Công ty Dược phẩm Moderna, ông Stephane Bancel, thông báo vaccine thử nghiệm của công ty, mang tên mRNA-4157, nhằm trị liệu các khối u ác tính có thể sẽ ra mắt trong khoảng 2 năm nữa.

Đây sẽ là bước ngoặt lớn nhằm chống lại bệnh ung thư da nghiêm trọng nhất.

Trên toàn cầu ước tính có khoảng 325.000 trường hợp u ác tính mới và 57.000 ca t.ử v.ong do căn bệnh này vào năm 2020.

Trả lời phỏng vấn báo giới, ông Bancel cho biết: “Sản phẩm trên có thể được sử dụng tại một số nước sau khi được phê duyệt vào năm 2025.”

Không giống như vaccine thông thường, vaccine trị liệu này chữa bệnh hơn là ngăn ngừa bệnh. Nhưng chúng cũng hoạt động bằng cách huấn luyện hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại virus.

Theo ông Bancel, vaccine điều trị ngày nay là niềm hy vọng thực sự trong lĩnh vực ung thư, một “liệu pháp miễn dịch 2.0.”

Thông báo trên được đưa ra sau khi kết quả thử nghiệm lâm sàng mới nhất của Moderna cho thấy cơ hội sống sót của bệnh nhân tăng dần theo thời gian nhờ vaccine mới này.

Trong nghiên cứu 157 người mắc khối u ác tính, vaccine của Moderna kết hợp với thuốc trị liệu miễn dịch Keytruda của hãng Merck đã làm giảm nguy cơ mắc bệnh tái phát hoặc t.ử v.ong tới 49% trong khoảng thời gian 3 năm, so với việc chỉ dùng Keytruda. Năm ngoái, Moderna đã công bố kết quả giám sát trong 2 năm cho thấy rủi ro giảm 44%.

Theo ông Bancel, bằng chứng lâm sàng trên có thể tạo cơ sở cho việc cấp phép có điều kiện để sử dụng vaccine mRNA-4157.

Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) và Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đều đã đưa liệu pháp này vào lộ trình phê duyệt cấp tốc.

Để chuẩn bị ra mắt thị trường, Moderna đang xây dựng một nhà máy mới ở bang Massachusetts (Mỹ) nhằm có nguồn cung dồi dào, theo yêu cầu của FDA.

Công ty này cũng cho biết đang bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3 đối với vaccine mRNA chống lại bệnh ung thư phổi. Các loại ung thư khác cũng đang được nghiên cứu.

Ông Bancel hy vọng sẽ kết hợp các loại vaccine ung thư này với “sinh thiết lỏng” – xét nghiệm mang tính đột phá giúp phát hiện các dấu hiệu của khối u sớm hơn, thông qua xét nghiệm m.áu, và đang bắt đầu được áp dụng ở Mỹ.

Ông Bancel nhấn mạnh nếu có thể phát hiện ung thư càng nhanh thì các loại thuốc mới của Moderna sẽ càng phát huy tác dụng tốt hơn.

Ngoài Moderna, các công ty khác như BioNTech, cũng đang nghiên cứu vaccine xin điều trị ung thư dành riêng cho từng cá nhân./.

Xuất hiện biến thể nguy hiểm nhất của COVID-19

Một biến thể phụ mới của Omicron, được gọi là XBB, đang làm bùng lên làn sóng COVID-19 mới Singapore.

Chỉ riêng trong tuần qua, “đảo quốc sư tử” ghi nhận trung bình 7.716 ca bệnh mỗi ngày, tăng mạnh so với mức 2.000 ca của tháng trước. Theo dự báo của Bộ trưởng Bộ Y tế Singapore Ong Ye Kung, làn sóng đại dịch lần này khả năng đạt đỉnh điểm vào giữa tháng 11 với bình quân từ 15 đến 25 ngàn ca nhiễm mỗi ngày.

Tuy đ.ánh giá “đây là một đợt dịch ngắn và mạnh”, ông Ong cũng bày tỏ sự lạc quan với khả năng tự hồi phục của bệnh nhân “thông qua tiêm chủng và sức đề kháng tự nhiên từ các đợt nhiễm bệnh trước đó“.

Biến thể XBB đang gây ra làn sóng đại dịch mới ở Singapore. (Ảnh minh họa)

XBB là gì?

XBB là một biến thể phụ mới của Omicron, hay còn gọi là chủng BA.2.10. Được phát hiện từ tháng 8/2022, XBB nay xuất hiện tại hơn 17 quốc gia, trong đó gồm Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản, Australia, Mỹ.

Một số chuyên gia nhận định XBB là biến chủng Omicron “tồi tệ nhất cho đến nay” bởi tốc độ lây lan nhanh chưa từng thấy và khả năng kháng các loại vaccine hiện có trên thị trường. “XBB đang thể hiện những đặc điểm vượt trội so với tất cả các biến thể phụ khác”, theo lời phát biểu của ông Ong trước báo giới vào thứ Ba vừa qua.

Tuy nhiên, trên thực tế, XBB chưa gây ra triệu chứng nặng hơn so với các biến chủng trước đó. Cho đến nay, phần lớn bệnh nhân ở Singapore tiếp tục cho biết các triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như đau họng hoặc sốt nhẹ, đặc biệt là những đối tượng đã được tiêm vaccine.

Tiến sĩ Leong Hoe Nam – Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena ở Singapore, chia sẻ rằng, các chương trình tiêm chủng trước đây gồm 3 mũi mRNA hoàn chỉnh hoặc 4 liều Sinovac “vẫn rất hiệu quả để ngăn ngừa bệnh nặng”. Ông cũng cho biết những người không được tiêm chủng có nguy cơ trở nặng khi nhiễm XBB và các biến chủng khác của virus Corona.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *