Loại kẹo cao su có thể giảm sự lây lan của virus SARS-CoV-2

Các nhà khoa học cho rằng họ đã tìm ra một cách mới để mọi người tự bảo vệ mình trước Covid-19.

Đại học Pennsylvania (Mỹ) đang thử nghiệm một loại kẹo cao su có thể hoạt động như chiếc “lưới” để bẫy các phần tử virus SARS-CoV-2.

Nghiên cứu cho thấy loại kẹo này có khả năng hạn chế số lượng virus trong nước bọt và giảm lây truyền khi người nhiễm bệnh nói chuyện, thở hoặc ho.

Ảnh minh họa: NBC

Kẹo chứa các bản sao của protein ACE2 được tìm thấy trên bề mặt tế bào, được virus sử dụng để đột nhập vào tế bào và lây nhiễm. Trong các ống nghiệm có mẫu nước bọt và tăm bông của những người bệnh, các phần tử virus tự gắn vào ACE2 trong kẹo cao su.

Kết quả ghi nhận tải lượng virus SARS-CoV-2 trong các mẫu thử đã giảm hơn 95%.

Các nhà khoa học cho biết, kẹo cao su có cảm giác và mùi vị giống như các loại thông thường, có thể bảo quản trong nhiều năm ở nhiệt độ bình thường. Việc nhai kẹo không làm hỏng các phân tử protein ACE2.

Kẹo cao su vẫn chưa có sẵn để sử dụng phổ biến. Nhưng phát minh trên là một bước đầy hứa hẹn trong việc hạn chế lây lan ở những người nhiễm Covid-19.

Nhóm tác giả cho biết, việc sử dụng kẹo cao su để giảm tải lượng virus trong nước bọt sẽ bổ sung thêm lợi ích cho việc tiêm chủng và các biện pháp y tế công cộng (đeo khẩu trang, giãn cách). Nếu thử nghiệm thành công, loại kẹo đặc biệt sẽ hữu ích ở những quốc gia chưa có đủ vắc xin Covid-19.

Tất nhiên, điều tốt nhất mọi người có thể làm hiện tại để bảo vệ chính mình và những người khác là tiêm chủng đầy đủ.

Trên thế giới có hơn 258 người từng nhiễm Covid-19, hơn 5 triệu người t.ử v.ong. Mỗi ngày có hơn 500.000 ca mắc mới.

Chuyên gia Chung Nam Sơn: Trung Quốc không có lựa chọn khác ngoài Zero COVID

Chuyên gia hô hấp hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn gây tranh cãi khi cho rằng Zero COVID (quét sạch virus trong cộng đồng) là chiến lược ít tốn kém hơn so với việc sống chung với dịch.

Chuyên gia hô hấp hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn – Ảnh: WEIBO

Trong cuộc phỏng vấn với Đài CGTN phát khuya ngày 1-11, ông Chung Nam Sơn nói Trung Quốc không có lựa chọn nào khác ngoài theo đuổi Zero COVID vì dịch đang lây lan nhanh chóng và tỉ lệ t.ử v.ong toàn cầu khoảng 2% là không thể chấp nhận được.

“Một số quốc gia quyết định mở cửa hoàn toàn mặc dù vẫn còn ca bệnh. Điều đó dẫn đến một lượng lớn ca bệnh mới trong 2 tháng qua và họ quyết định tái áp đặt các hạn chế. Cách tiếp cận này thực sự tốn kém. Tác động tâm lý lên công dân và xã hội cũng lớn”, ông Chung nói.

Trung Quốc là một trong những quốc gia có cách tiếp cận cứng rắn nhất với COVID-19. Các nước khác như Anh, Singapore hay Hàn Quốc đã nới lỏng các hạn chế đi lại và giãn cách xã hội, đồng thời khuyến khích tiêm chủng để hướng tới bình thường mới.

Mặc dù ca mắc mới COVID-19 và ca t.ử v.ong đã gia tăng ở các nước này, nhưng việc tiêm chủng hàng loạt đã hạn chế mức độ nghiêm trọng của bệnh và giảm áp lực cho hệ thống y tế.

Chuyên gia Chung Nam Sơn nói rằng cách tiếp cận Zero COVID của Trung Quốc sẽ tồn tại “trong thời gian đáng kể”, nhưng thời gian chính xác thì phụ thuộc vào mức độ kiểm soát dịch của các nước khác tốt đến đâu.

“Cho dù Trung Quốc có làm tốt đến cỡ nào, một khi mở cửa thì các ca nhập khẩu sẽ xuất hiện và dịch sẽ lây lan trong nước – ông Chung nói – Vì vậy, tôi tin rằng chiến lược Zero COVID trên thực tế là phương pháp ít tốn kém hơn”.

Tháng trước, ông Chung Nam Sơn cho biết các biện pháp nghiêm ngặt mà Trung Quốc áp dụng là cần thiết vì nước này chưa tiêm chủng 80% dân số.

Tính đến ngày 29-10, Trung Quốc đã tiêm chủng đầy đủ cho 1,07 tỉ người, tương đương 76% dân số.

Theo báo SCMP, bất chấp các biện pháp nghiêm ngặt như xét nghiệm đại trà, đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại, ít nhất 7 ổ dịch đã bùng phát ở Trung Quốc kể từ tháng 3. Một số đợt bùng phát liên quan đến ca bệnh nhập khẩu.

Kể từ khi dịch xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc đã ghi nhận 97.314 ca bệnh và 4.636 ca t.ử v.ong do COVID-19.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *