Nam thanh niên 23 t.uổi bị thủng ruột, gan do… nuốt phải tăm

Theo thông tin từ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, ngày 28/4/2021, bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật cấp cứu cho một nam thanh niên bị thủng ruột, gan do vô tình nuốt phải tăm.

Người bệnh là anh N.M.D, 23 t.uổi, trú tại Liên Vị – Quảng Yên – Quảng Ninh. Được biết, trước đó khoảng 15 ngày, anh D có vô tình nuốt phải tăm, sau đó có đi khám tại một bệnh viện tư nhân nhưng không điều trị gì. Hai ngày trước khi và vào viện, anh D có thấy xuất hiện đau bụng nhiều.

Người bệnh nhập viện với biểu hiện bụng chướng nhẹ, nắn vùng hạ sườn phải rất đau, có phản ứng thành bụng. Qua tiến hành thăm khám và trên hình ảnh chụp CT cho thấy ổ bụng bệnh nhân có hình ảnh dị vật dạng hình que đ.âm x.uyên qua ruột non gây thủng nhu mô gan, có dịch phản ứng xung quanh. Người bệnh được chỉ định phẫu thuật cấp cứu lấy dị vật.

Dị vật là chiếc tăm sau khi được các bác sĩ lấy ra khỏi cơ thể của người bệnh

Theo Ths.Bs. Đào Đăng Sơn – Khoa Ngoại tiêu hóa & tổng hợp Bệnh viện cho biết khi tiến hành phẫu thuật cho người bệnh nhận thấy có dị vật nằm trọn vẹn trong nhu mô gan, đầu dị vật chọc ra, tổ chức gan ngả màu trắng ngà. Mở nhu mô gan có khoảng 10ml mủ chảy ra, lấy ra được một dị vật là 1 chiếc tăm dài khoảng 5cm.

Qua đây, các bác sĩ bệnh viện khuyến cáo việc sử dụng tăm là một thói quen từ rất lâu của người Việt Nam. Thậm chí, một số người còn có thói quen “ngậm tăm”. Đây là một thói quen rất nguy hiểm cho bản thân nếu lỡ nuốt phải. Do đó, khi không may nuốt phải tăm, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để khám và can thiệp điều trị sớm tránh những biến chứng đáng tiếc.

Bé 8 t.uổi nuốt phải chiếc nhẫn và những cách sơ cứu con hóc dị vật bố mẹ nào cũng cần phải học

Do vô tình mà b.é g.ái 8 t.uổi đã nuốt phải chiếc nhẫn của mẹ. Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện chiếc nhẫn đã nằm trong dạ dày của bé.

Chiếc nhẫn sau khi được lấy ra từ dạ dày b.é g.ái 8 t.uổi

Các bác sĩ Khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí vừa tiến hành nội soi gắp một chiếc nhẫn trong dạ dày b.é g.ái 8 t.uổi.

B.é g.ái là N.T.M.T, 8 t.uổi trú tại Kim Sơn – Đông Triều – Quảng Ninh. Gia đình cho biết trước đó do vô tình mà bé đã nuốt phải chiếc nhẫn của mẹ và được gia đình đưa đến viện.

Các bác sĩ Bệnh viện cho biết, trong quá trình trông trẻ, chỉ một thoáng lơ là, bất cẩn của người lớn là trẻ có thể hóc, sặc dị vật phải đi cấp cứu.

Theo đó, nếu ở trẻ nhỏ thích khám phá và có khuynh hướng cho vào miệng các vật có được trong tay, từ những hạt thực vật đến bộ phận đồ chơi, vật dụng nhỏ.

Trẻ lớn hơn thì ngậm nguyên cả trái cây trong miệng như trái nhãn, vải, chôm chôm, táo, thạch rau câu để ăn thậm chí có khi nuốt. Đặc biệt, tai nạn hóc, nuốt dị vật vì đồ chơi, trang sức, t.iền xu, hay các loại hạt… rất thường gặp ở trẻ.

Vừa ngậm ăn vừa chạy chơi, đó là điều kiện dễ làm cho dị vật chui vào đường thở khi trẻ hít vào mạnh hoặc sau một trận cười, khóc, sợ hãi, ngạc nhiên. Nếu vô tình nuốt phải những dị vật này dễ mắc kẹt trong đường ăn, đường thở… gây nguy kịch tới tính mạng trẻ. Nhất là khi dị vật lọt vào đường thở, cần được xử trí cấp cứu ngay lập tức vì khi trẻ bị ngừng tuần hoàn, oxy không còn lên não có thể khiến trẻ t.ử v.ong nhanh chóng.

Nhiều trường hợp có thể xuyên vào ruột gây tắc ruột nếu nó tiếp tục đi sâu xuống ruột non làm tắc nghẽn hoặc có thể làm thủng đường ruột.

Theo các báo cáo y học tại Mỹ, hóc sặc dị vật gây nghẹt thở là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong ở t.rẻ e.m, đặc biệt là t.rẻ e.m từ 3 t.uổi trở xuống. Hàng nghìn trẻ phải cấp cứu do dị vật đường thở, một số khác bị tổn thương não vĩnh viễn.

Theo thống kê cho thấy, hóc dị vật đường thở thường xảy ra ở t.rẻ e.m từ 3 tháng đến 6 t.uổi. Trẻ dưới 3 t.uổi dễ bị nhất, chiếm tỉ lệ đến 73%. Nguyên nhân do bé vừa ngậm thức ăn vừa chơi đùa hay khóc la trong lúc ăn, t.uổi này trẻ chưa đủ răng khi nhai thức ăn. Đây là thời kỳ hành vi tay – miệng, trẻ nhỏ khám phá thế giới xung quanh bằng cách cho vào miệng tất cả mọi vật có trong tay.

Chia sẻ với phóng viên, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, qua nhiều năm gắn bó với bệnh nhi, cấp cứu nhiều trường hợp trẻ bị hóc dị vật, ông nhận thấy vẫn nhiều cha mẹ chưa biết cách xử trí khi con bị hóc. Nhiều cha mẹ bối rối, cuống nên có những xử trí sai cách.

Có những trường hợp vội vàng cho con uống thêm nước, xong lại có trường hợp cố móc họng con ra…Trong khi nhiều bố mẹ thì bất lực nhìn con ngừng thở dần. Chính vì thế, người lớn cần biết thủ thuật Heimlich để cấp cứu khi có dị vật lọt vào đường thở trẻ.

Thủ thuật Heimlich là một biện pháp cấp cứu dị vật đường thở ban đầu nhằm mục đích đẩy dị vật ra khỏi đường thở. Thủ thuật này dựa trên nguyên tắc tạo một lực tác động mạnh, đột ngột vào 2 buồng phổi bằng cách vỗ từ lưng hoặc ép vào cơ hoành để đẩy dị vật ra ngoài. Cách làm này có hiệu quả rất tốt với những dị vật choán gần hết đường thở và dễ di chuyển như viên bi, kẹo…

“Trường hợp trẻ đang ăn bột hay hoa quả bị hóc, nghẹn thì cần để trẻ nằm sấp, đầu dốc xuống dưới, úp lòng bàn tay vỗ mạnh vào giữa lưng bé. Thao tác này giúp tác động mạnh vào lưng gây ho để bật dị vật ra. Với trẻ lớn, người thân cần đứng sau ôm bụng sốc mạnh người trẻ lên”, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng cho hay.

Điều đáng lưu ý, khi sơ cứu người lớn không được đưa tay vào miệng trẻ móc dị vật ra ngoài bởi đôi khi nó sẽ làm cho tình trạng càng trầm trọng hơn gây khó khăn cho việc xử trí.

Để không xảy ra những tai nạn đáng tiếc, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng cho rằng nên phòng hóc dị vật cho trẻ. Theo đó, những loại thực phẩm như thạch, quả nhãn, quả vải, chôm chôm, nho, đồ chơi tròn nhỏ không nên để gần trẻ.

Nếu bé bú bình, lưu ý kiểm tra núm vú sao cho lỗ thông núm ti không nên quá rộng, khiến sữa chảy xuống dồn dập bé không nuốt kịp. Không nên cho bé bú khi đang nằm, khóc, chơi, ho… Khi bé ăn bột, cháo, không ép bé ăn nhiều, nhanh quá, không cho ngậm bình khi đang ngủ.

Cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ trước khi cho trẻ ăn, có chiều dài và chiều rộng bằng ngón tay út của người lớn và đảm bảo đủ mềm để trẻ có thể nuốt. Khuyến khích trẻ ăn từng miếng nhỏ, nhai kỹ thức ăn.

Khi cho trẻ ăn không bao giờ được nói chuyện, chạy nhảy, đi qua đi lại, chơi nghịch, đùa giỡn hoặc nằm khi ngậm thức ăn trong miệng. Tránh ép trẻ ăn uống khi trẻ đang la khóc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *