Nhiều kỳ thi quan trọng trong năm học thường rơi vào thời điểm giao mùa khiến sức khỏe học sinh bị ảnh hưởng đáng kể. Làm cách nào để bảo vệ sức khỏe trước và trong những kỳ thi?
Học sinh đến khám bệnh tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.Thủ Đức, TP.HCM) – PHẠM HỮU
Không nên thức khuya
Thạc sĩ – bác sĩ (BS) Phạm Ngọc Hiệp, Khoa Nhi, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, TP.HCM, cho rằng mùa hè sắp tới là mùa có thời tiết không ổn định, sáng nắng chiều mưa. Học sinh (HS) dễ mắc phải nhiều bệnh về hô hấp, tiêu hóa, lên men và dễ bị n.hiễm t.rùng đường ruột.
Bên cạnh đó, do thức khuya học bài nên HS dễ bị suy giảm miễn dịch, thiếu ngủ, thiếu ô xy, thiếu m.áu và ăn uống không đủ chất. Những bệnh lý này còn kéo theo tinh thần của HS dễ bị lo lắng, kèm theo áp lực học tập trong mùa thi.
Trong giai đoạn này, cha mẹ nên cho con ăn đủ chất, uống nhiều nước, nhất là bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, HS học bài vừa phải, luôn giữ tinh thần ở mức bình thường và thoải mái nhất. Để được như vậy, nên kết hợp với các hoạt động thể thao sau giờ học.
“Đi ngủ điều độ cũng là một cách tốt để tinh thần minh mẫn. Tốt nhất, thức dậy vào lúc 4 giờ. Đó là lúc tinh thần minh mẫn, dễ tiếp thu bài tốt. HS không nên bỏ qua giờ nghỉ trưa vì lúc này não cần nghỉ ngơi, các em có thể ngủ khoảng 1 tiếng, từ 12 – 13 giờ là đủ. Cuối cùng là đi ngủ trước 11 giờ và không nên thức khuya vì cơ thể sẽ giảm sức đề kháng để chống chọi với dịch Covid-19″, BS Hiệp nói.
Chú ý dinh dưỡng
BS CK1 Đào Thị Yến Thủy, Trưởng khoa Dinh dưỡng nhi khoa – Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM, cho biết mùa hè luôn là thời điểm thay đổi nhiều về sinh lý, ăn uống đối với HS. Do đó, việc ăn uống và bổ sung dinh dưỡng trước và trong mỗi kỳ thi cực kỳ quan trọng.
Theo BS Thủy, trong một ngày dài học tập, HS cần nạp đủ các chất dinh dưỡng, đảm bảo nguồn năng lượng thiết yếu. Món ăn cần được thường xuyên thay đổi, đa dạng nhiều loại thực phẩm trong ngày với số lượng cần thiết theo nhu cầu mỗi người. Ngoài các bữa ăn chính có thịt, cá, HS cần được bổ sung thêm các loại vitamin từ trái cây hoặc rau củ quả, đảm bảo sự phát triển thể chất một cách tốt nhất.
Thời gian thi cử, HS thường bỏ bữa, ăn trễ giờ, ăn lặt vặt, ăn ngoài đường nên có nguy cơ thiếu chất dinh dưỡng, dẫn đến bệnh đau dạ dày, viêm loét, ngộ độc thức ăn, sốt, ói, đau bụng tiêu chảy, táo bón… HS cần đảm bảo đủ lượng, chất trong bữa ăn và thời gian ăn uống phải điều độ, đúng bữa.
Để tỉnh táo, HS có thể tìm thấy những chất cần thiết luôn có trong các món ăn hằng ngày. Đó là bột đường thường có trong cơm, bún, mì, phở, bánh mì… giúp cung cấp năng lượng cho não. Tuy vậy, không nên lạm dụng quá nhiều bột đường không có đạm, dễ dẫn đến buồn ngủ sau khi ăn và trong lúc học. Ngoài ra, chất đạm có trong thịt, cá, trứng, tôm, đậu hũ… cũng cung cấp dưỡng chất cho não hoạt động tinh nhanh, tỉnh táo và nhớ bài lâu.
BS Thủy cũng lưu ý tâm lý cha mẹ nghĩ cho con ăn gì bổ nấy, tuy nhiên điều này chưa chính xác. Món ăn nào cũng tốt, nhưng cần điều độ. Không nên cho con ăn hoài một loại thực phẩm.
Có cần uống thuốc bổ?
Đến mùa thi, nhiều phụ huynh thường có tâm lý mua thuốc bổ cho con cải thiện thể chất. Theo BS Thủy, nếu trẻ ăn kém, suy nhược, mệt mỏi nhiều, có thể hỗ trợ thuốc bổ. Việc sử dụng các loại thuốc này cần có sự hướng dẫn của BS sau khi trẻ được thăm khám. Nếu trẻ ăn uống bình thường, các hoạt động học, ngủ, nghỉ và thể thao tốt thì không nên sử dụng.
Nhiều người nổi mẩn ngứa “điên người”, gãi đến toác da vào đầu hè, chuyên gia nói gì?
Trong những ngày vừa qua, nhiều người đã bị nổi mẩn ngứa không không rõ nguyên nhân. Cảm giác ngứa ngáy kéo dài gây cản trở đến công việc, cuộc sống, cùng với lo ngại mắc các bệnh truyền nhiễm có cùng biểu hiện.
Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đang bước vào thời điểm giao mùa nên thời tiết khá thất thường, nền nhiệt có biên độ biến đổi lớn giữa các thời điểm khác nhau trong ngày. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho nhiều người dân “bỗng dưng” nổi mẩn ngứa.
Chị Nguyễn Huyền Thương (sinh năm 1991, sống tại tòa 3A, chung cư Eco Lake View) chia sẻ: “Hầu như mùa hè nào da tôi cũng xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ và ngứa liên tiếp mấy ngày, nhất là phần cằm và phần cổ, đặc biệt sau khi tôi tẩy trang hoặc tiết ra nhiều mồ hôi.
Triệu chứng này khiến tôi rất khó chịu, nhiều lúc tôi ngứa đến mức gãi rách cả da, thậm chí đôi lúc còn cáu gắt với mọi người vì cả người ngứa ngáy khó chịu. Mọi thứ trở nên tồi tệ hơn khi mụn nước bị vỡ và đóng vảy”.
Nổi mẩn ngứa ở tay
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, bác sĩ Lê Công Tâm – Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Thái Bình – cho biết đây là tình trạng rất phổ biến trong thời điểm giao mùa hiện nay. Nguyên nhân có thể do thay đổi thời tiết, môi trường sống có nhiều con trùng, ruồi muỗi, các loại ký sinh trùng.
Những người bị nổi mận ngứa có thể chia làm hai dạng: Thường xuyên nổi mẩn hoặc xuất hiện triệu chứng bất thường.
“Trong tình huống thường xuyên nổi mẩn khi gặp thời tiết khác thường thì nguyên nhân có thể là dị ứng thời tiết hoặc do côn trùng đốt. Một số trường hợp còn do trang điểm, bôi kem chống nắng quá dày khiến da phản ứng. Nếu đó là một triệu chứng bất thường chưa từng gặp, thì người bị nổi mẫn ngứa cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám”, BS Tâm nói.
Vết ngứa dài ở đùi của bệnh nhân bị dị ứng thời tiết.
Theo chuyên gia, các chuyên khoa tại các bệnh viện có thể đáp ứng được vấn đề này là chuyên khoa dị ứng – miễn dịch, khoa truyền nhiễm, khoa da liễu. Nổi mẩn ngứa bất thường là biểu hiện của nhiều bệnh nền nguy hiểm. Do đó, tình trạng bệnh nhân tự sử dụng các loại thuốc đắp hoặc bôi không rõ nguồn gốc sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Với những người gặp thường xuyên, thì cần sử dụng các loại thuốc giảm triệu chứng.
Trao đổi về các biện pháp Đông y, lương y Nguyễn Thị Lý – Hội Đông y Hà Tĩnh cho biết: “Ngứa là biểu hiện của việc gan, thận không đào thải tốt dẫn đến suy giảm miễn dịch cơ thể. Do đó, việc làm đơn giản nhất là cần uống nhiều nước, tăng cường các thực phẩm có lợi cho gan như các loại trà giải độc hoặc atiso, nước rau má… Đồng thời, chúng ta cũng nên tránh mặc các loại quần áo quá sát khi ra nắng sẽ khiến lỗ chân lông bị bít kín gây kích ứng da”.
Về góc độ dinh dưỡng, chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Xuân Trà, Đại học Leeds Beckett, Anh khuyến cáo: “Khi bị ngứa do dị ứng thời tiết lúc giao mùa, người dân cần tránh xa các thực phẩm cay nóng và đồ ăn giàu đạm như tôm, mực… Đồng thời, trong thực đơn ăn uống hàng ngày cần bổ sung các loại đồ ăn có tính chất giải nhiệt, lợi tiểu”.
Khu vực cổ cũng là nơi dễ mẩn ngứa
Triệu chứng đơn giản và xuất hiện thường xuyên khiến nhiều người coi thường, chủ quan. Tuy nhiên, mẩn ngứa còn là biểu hiện của viêm da, viêm gan, xơ gan, thiếu m.áu, thiếu sắt…. Bệnh tuyến giáp, nội tiết tháo đường và nhiều căn bệnh khác cũng gây ra tình trạng mẩn ngứa trên da người.
Do đó, tuy chỉ là một triệu chứng bình thường nhưng nếu xuất hiện tình trạng kéo dài, mọi người nên đi khám để phòng trường hợp đây là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng hơn.