Xác định yếu tố nguy cơ tái nhiễm SARS-CoV-2

Một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Y khoa Thủ đô và Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, gần đây đã khám phá các yếu tố gây ra sự kích hoạt trở lại của SARS-CoV-2 trong số những người đã khỏi bệnh.

Nghiên cứu trên tổng số 109 bệnh nhân COVID-19 nhập viện ở Trung Quốc, bằng cách đ.ánh giá kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính tái phát trong hai mẫu hô hấp liên tiếp được thu thập cách nhau hơn 24 giờ, các nhà khoa học đã ước tính tần suất tái nhiễm ít nhất 14 ngày sau khi hồi phục hoặc xuất viện.

Những người tham gia nghiên cứu được theo dõi trung bình 29 ngày sau khi xuất viện. Trong thời gian theo dõi, 29 trong số 109 người tham gia có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 tái dương tính. Thời gian theo dõi sau khi xuất viện trung bình là 44 ngày và 28 ngày đối với bệnh nhân có và không bị tái nhiễm, tương ứng.

Để đ.ánh giá các đặc điểm lâm sàng liên quan đến tái nhiễm và tái phát bệnh, các nhà khoa học chia những người tham gia thành ba nhóm: Bệnh nhân không tái nhiễm, bệnh nhân tái nhiễm và bệnh nhân tái phát COVID-19 (bệnh nhân có triệu chứng).

Kết quả cho thấy trong số 29 bệnh nhân bị tái nhiễm, 7 bệnh nhân phát triển COVID-19 có triệu chứng, và 22 bệnh nhân không có triệu chứng.

Khả năng tái nhiễm SARS-CoV-2 nhận thấy ở những người có số lượng tế bào lympho thấp.

Phân tích sâu hơn, các nhà khoa học nhận thấy rằng những bệnh nhân bị tái nhiễm tương đối trẻ hơn những người không bị tái nhiễm. Tương tự, những bệnh nhân bị tái nhiễm đã gặp phải hai triệu chứng trở xuống trong đợt COVID-19 đầu tiên.

Các đặc điểm lâm sàng khác của bệnh nhân tái nhiễm trong đợt COVID-19 ban đầu là sự hiện diện của n.hiễm t.rùng thứ cấp; cao hơn số lượng bạch cầu bình thường; số lượng tế bào lympho thấp hơn bình thường; và tăng tốc độ lưu thông m.áu.

Bằng cách tiến hành một loạt các phân tích thống kê, các nhà khoa học đã quan sát thấy rằng số lượng tế bào lympho dưới 1500 tế bào/L và có hai hoặc ít hơn hai triệu chứng trong đợt COVID-19 ban đầu là hai yếu tố dự báo độc lập của tái nhiễm SARS-CoV-2 đối với các bệnh nhân COVID -19 đã phục hồi.

Các nhà khoa học khuyến cáo những cá nhân được phục hồi COVID-19 với các yếu tố nguy cơ số lượng tế bào lympho dưới 1.500 tế bào/L và có hoặc ít hơn hai triệu chứng trong đợt COVID-19 ban đầu cần được theo dõi cẩn thận để phát hiện bệnh có thể tái hoạt động.

Bệnh nhân Covid-19 có thể tái nhiễm với biến chủng mới

Trên thế giới đã ghi nhận một số trường hợp sau khi khỏi Covid-19, đi du lịch tới vùng khác, quay về lại có bệnh cảnh lâm sàng Covid-19 và xét nghiệm ra chủng mới. Số trường hợp này không nhiều nhưng điều đó khẳng định, có sự tái nhiễm với chủng vi rút mới.

Tại hội nghị trực tuyến của Bộ Y tế với 63 tỉnh, thành phố ra mắt Ban Chỉ đạo An toàn tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 và tập huấn hướng dẫn xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin Covid-19 diễn ra ngày 28-4 tại Hà Nội, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn điều trị Covid-19, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết: Cả thế giới đang chú ý đến biến chủng kép là B1.617 từ Ấn Độ, biến chủng đầu tiên của nó là B.1.1.7 từ Anh đã thấy rõ mức độ lây lan rất nhanh, tăng hơn 70% so với chủng ban đầu.

Theo ông Kính, với chủng kép này, mức độ lây nhiễm còn nhanh hơn, nhưng chưa có số liệu thống kê cụ thể. Hiện đã có sự lây lan của biến chủng này sang các nước khác.

Ông Nguyễn Văn Kính.

“Có nhiều lý do gây ra tình trạng số ca t.ử v.ong ở Ấn Độ tăng cao, trong đó, các nhà chuyên môn đang nghiên cứu về độc lực của chủng mới xem có nặng nề, nguy hiểm hơn không. Nhiều ý kiến cho rằng, phải vài ngày nữa Ấn Độ mới đạt đỉnh con số trường hợp t.ử v.ong. Hiện, trung bình mỗi ngày, Ấn Độ có hơn 2.000 ca t.ử v.ong nhưng khi đạt đỉnh, con số này có thể lên tới 13.000 ca/ngày. Đó là thảm kịch”, ông Nguyễn Văn Kính đưa ra nhận định.

Ngày 26-4, Việt Nam đã ghi nhận 1 trường hợp mắc Covid-19 là bệnh nhân nam, 63 t.uổi; có địa chỉ tại phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Bệnh nhân này làm lễ tân khách sạn, có t.iền sử dịch tễ phục vụ tại khu cách ly có chuyên gia Ấn Độ đang cách ly tại khách sạn. Trước đó, tại khách sạn này đã ghi nhận 4 trường hợp chuyên gia Ấn Độ cách ly ngay sau nhập cảnh ngày 18-4 có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Hiện, bệnh nhân 63 t.uổi này và đoàn chuyên gia Ấn Độ đang điều trị ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2. Sức khỏe của các bệnh nhân này đến thời điểm hiện tại đều ổn định, chưa có trường hợp nào phải thở máy.

“Chúng tôi đang tiến hành giải trình tự gene của 4 chuyên gia Ấn Độ để xem chủng vi rút họ nhiễm là B.1.1.7 hay chủng kép B1.617 để tăng cường phòng vệ và có thông tin đầy đủ cho cán bộ y tế tập trung điều trị”, ông Nguyễn Văn Kính nói.

Trước vấn đề được nhiều người quan tâm, đó là một người sau khi đã mắc Covid-19 với chủng vi rút này có thể tái nhiễm với chủng vi rút khác không, ông Nguyễn Văn Kính cho rằng, trên thế giới đã ghi nhận một số trường hợp ở Hàn Quốc và Nhật Bản, Mỹ sau khi khỏi Covid-19, đi du lịch tới vùng khác, quay về lại có bệnh cảnh lâm sàng Covid-19 và xét nghiệm ra chủng mới. Số trường hợp này không nhiều nhưng điều đó khẳng định, có sự tái nhiễm với chủng vi rút mới.

Trước câu hỏi về việc, Ấn Độ đã tiêm phòng vắc xin Covid-19 cho nhiều người nhưng số ca mắc vẫn ở mức cao, thậm chí, nhiều người tiêm phòng vẫn mắc bệnh, ông Nguyễn Văn Kính cho rằng, vấn đề này liên quan đến miễn dịch cộng đồng. Ấn Độ có 1,3 tỷ dân nhưng mới tiêm vắc xin cho 130 triệu người (khoảng 10% dân số). Trong khi muốn có miễn dịch cộng đồng do tiêm vắc xin thì ít nhất 2/3 dân số phải được tiêm đầy đủ các mũi vắc xin mới ngăn được dịch.

Theo ông Nguyễn Văn Kính, đóng góp của vắc xin trong phòng, chống Covid-19 là điều đã được khẳng định. Tuy nhiên, hiện nguồn cung vắc xin vẫn thiếu và nước ta chưa triển khai tiêm trên diện rộng. Do đó, chiến lược “5K vắc xin” vẫn phải duy trì, trong đó, đeo khẩu trang, khử khuẩn, không tập trung đông người là điều rất quan trọng.

Bộ Y tế vừa có Công điện hỏa tốc số 564/CĐ-BYT gửi UBND tỉnh Yên Bái về việc điều tra, xử lý đối với trường hợp bệnh nhân nam 63 t.uổi nhiễm Covid-19 từ chuyên gia Ấn Độ.

Theo đó, Bộ Y tế – Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đề nghị UBND tỉnh Yên Bái tiếp tục mở rộng điều tra dịch tễ, lập danh sách những người tiếp xúc gần và có liên quan với bệnh nhân, thực hiện thần tốc truy vết, cách ly y tế. Cùng với đó, lấy mẫu xét nghiệm diện rộng (bao gồm người thân, nhân viên y tế, nhân viên phục vụ tại khách sạn, người tiếp xúc gần…) để tiến hành xét nghiệm khẳng định.

Bộ Y tế cũng đề nghị UBND tỉnh Yên Bái tăng cường rà soát, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy trình, quy định về nhập cảnh, giám sát, cách ly y tế, xét nghiệm phòng, chống dịch Covid-19; tuyệt đối không để lây lan trong khu vực cách ly, lây ra cộng đồng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *