Theo trang Stylecraze, gan nhiễm mỡ là kết quả của quá trình tích tụ mỡ thừa trong gan có thể phát triển thành xơ gan, ung thư gan. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm tình trạng gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ là kết quả của quá trình tích tụ mỡ thừa trong gan có thể phát triển thành xơ gan, ung thư gan. Ảnh minh hoạ (Nguồn: Vinmec)
Dưới đây, là danh sách các loại thực phẩm giúp cải thiện tình trạng của gan.
1. Cá
Các loại cá như cá hồi, cá ngừ… chứa nhiều axit béo omega-3 giúp giảm viêm, có thể giúp giảm chất béo trong gan. Đó còn là một cách tuyệt vời để điều trị NAFLD (gan nhiễm mỡ do rượu) và NASH (gan nhiễm mỡ không do rượu).
2. Dầu ô liu
Dầu ô liu cải thiện thành phần lipid trong m.áu, tăng cường chuyển hóa glucose và tăng độ nhạy cảm với glucose. Dầu ô liu là một nguồn axit béo không bão hòa, giúp bệnh nhân NAFLD cải thiện tình trạng của họ.
3. Quả bơ
Bơ chứa nhiều axit béo không bão hòa đơn, giúp giảm viêm, giảm cholesterol xấu (Nguồn: Fulfilled)
Theo các nghiên cứu, bơ chứa nhiều axit béo không bão hòa đơn (MUFAs) tốt cho tim mạch. MUFAs giúp giảm viêm, giảm mức cholesterol xấu (LDL). Do đó, bơ rất tốt để giảm cân, một khi bạn giảm cân tổng thể, lượng mỡ trên gan cũng giảm theo.
4. Quả óc chó
Quả óc chó là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa và nhiều axit béo omega-3. Chúng giúp giảm chất béo trung tính ở gan, giảm viêm, tăng độ nhạy insulin và quả óc chó giúp giảm tích tụ chất béo trong gan.
5. Đậu phụ
Đậu phụ là nguồn cung cấp protein và chất chống oxy hóa dồi dào. Các nhà khoa học đã đ.ánh giá các đặc tính bảo vệ gan và phát hiện ra rằng ăn đậu phụ thường xuyên làm giảm mức cholesterol xấu, giảm trọng lượng và tăng tổng nồng độ protein và albumin.
6. Rau và trái cây
Ăn rau và trái cây hàng ngày có thể giúp giảm tỷ lệ chất béo của bạn, điều này sẽ dẫn đến việc giảm chất béo trong gan. Ăn nhiều loại rau và trái cây nhiều màu sắc mỗi ngày giúp bạn có được những lợi ích sức khỏe từ các loại chất dinh dưỡng khác nhau.
7. Trà xanh
Trà xanh chứa các chất chống oxy hóa giúp giảm viêm gan, giảm mỡ trong gan (Nguồn: Organicburst)
Loại trà giải khát này là chứa các chất chống oxy hóa giúp giảm viêm gan, giảm mỡ trong gan và giảm nồng độ men gan có ở bệnh nhân NAFLD. Uống 3-4 tách trà xanh mỗi ngày để giúp loại bỏ mỡ thừa.
8. Tỏi
Tỏi là một loại siêu thực phẩm. Hợp chất allicin trong tỏi là một chất chống oxy hóa mạnh và có thể bảo vệ bạn khỏi các bệnh khác nhau, bao gồm cả gan nhiễm mỡ do rượu và không do rượu. Nó hoạt động bằng cách giảm viêm, thải độc tố và giảm khối lượng chất béo trong cơ thể.
9. Hạt hướng dương
Hạt hướng dương chứa nhiều MUFA hoặc axit béo không bão hòa đơn và chúng còn là nguồn cung cấp chất xơ. Nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ hạt hướng dương có thể giúp giảm stress, oxy hóa và điều trị NAFLD.
10. Yến mạch
Bột yến mạch là một thực phẩm giảm cân phổ biến vì nó là một nguồn cung cấp chất xơ và axit béo omega-3 tuyệt vời. Tiêu thụ bột yến mạch thường xuyên có thể giúp bạn giảm mỡ thừa, từ đó giúp phục hồi NAFLD.
Bạn cũng có thể chế biến yến mạch rau với cà rốt, bông cải xanh và nấm và ăn vào bữa trưa hoặc bữa tối.
11. Bông cải xanh
Bông cải xanh giàu chất chống oxy hóa được nhiều người yêu thích (Nguồn: Cleaneating)
Bông cải xanh là một loại rau họ cải giàu chất chống oxy hóa được nhiều người yêu thích. Ăn bông cải xanh thường xuyên có thể giúp giảm mỡ trong cơ thể và thải độc tố ra ngoài do đó bảo vệ sức khỏe của gan.
3 cách giảm cân sai lầm nhiều người thực hiện, không những không thành công mà còn gây hại cho cơ thể
Có nhiều quan điểm sai lầm khi giảm cân gây ra nhiều hậu quả, không những không giảm cân mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi áp dụng bất cứ cách giảm cân nào.
Theo số liệu điều tra, ngày càng có nhiều người bị béo phì và các vấn đề sức khỏe do béo phì gây ra đã trở thành tâm điểm chú ý của xã hội. Có thể nói, giảm cân là một chủ đề không bao giờ lỗi mốt, nhưng làm thế nào để giảm cân mà tốt cho sức khỏe là một vấn đề nan giải.
Nếu bạn thường xuyên áp dụng 3 kiểu giảm cân sai cách này thì chẳng những không giảm được cân, thậm chí sức khỏe cũng bị ảnh hưởng.
1. Ăn kiêng quá mức dẫn đến rối loạn chuyển hóa của cơ thể
Ảnh minh họa
Ăn kiêng là cách giảm cân được nhiều người áp dụng, tuy nhiên cách này là thiếu khoa học nhất, tại sao bạn lại nói như vậy? Điều này là do ăn kiêng chỉ làm giảm lượng thức ăn, nếu không tiêu thụ calo trong giai đoạn này thì cơ thể xem như ở trạng thái “chờ”.
Sau khi đói bạn sẽ tìm đến các loại thức ăn khác thay thế để thuần túy theo đuổi mục đích giảm cân. Ở một mức độ nào đó, cân nặng có thể giảm, nhưng việc giảm cân cuối cùng chỉ là mất nước trong, còn tỷ lệ mỡ trong cơ thể vẫn không hề giảm. Điều này không những không đạt được mục đích giảm cân, thậm chí gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, ảnh hưởng đến kỳ k.inh n.guyệt.
2. Không ăn thực phẩm chủ yếu để giảm cân, dẫn đến suy dinh dưỡng
Thực phẩm chủ yếu là thành phần quan trọng trong ba bữa ăn, phổ biến nhất là gạo trắng , rất giàu carbohydrate, là nguồn cung cấp calo, nếu bạn không ăn thực phẩm chính trong một thời gian dài, nó không chỉ ảnh hưởng đến nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng của cơ thể, đồng thời làm giảm độ nhạy insulin. Theo thời gian, con người thậm chí sẽ tăng khả năng bị gan nhiễm mỡ và tiểu đường do lượng đường trong m.áu bất thường.
3. Không ăn mỡ để giảm cân dẫn đến gan nhiễm mỡ
Ảnh minh họa
Gan nhiễm mỡ là một căn bệnh mãn tính được nhiều người biết đến, tuy nhiên trong nhận thức của hầu hết mọi người thì gan nhiễm mỡ là căn bệnh tiêu hao quá nhiều chất béo. Tuy nhiên nếu vì giảm cân mà không ăn mỡ, không ăn thịt, cũng có thể do quá trình tổng hợp mỡ quá ít, ảnh hưởng đến chuyển hóa tế bào gan và tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ.
Hơn nữa, đối với phụ nữ đang trong thời kỳ k.inh n.guyệt, nếu không có sự tham gia của chất béo cũng sẽ mất đi nguồn calo, dễ dẫn đến các vấn đề như giảm thể lực, suy giảm khả năng miễn dịch, giảm khả năng chống n.hiễm t.rùng.
Cách giảm cân đúng là gì?
Ảnh minh họa
Trước hết, còn phụ thuộc vào việc bạn có thực sự cần giảm cân hay không, bạn có thể dựa vào chỉ số BMI, chỉ số BMI là chỉ số khối cơ thể. Công thức tính chỉ số BMI tương đối đơn giản, chỉ dựa vào 2 chỉ số là chiều cao và cân nặng:
BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2]
Trong đó, chiều cao tính bằng m và cân nặng tính bằng kg.
Chỉ số BMI không áp dụng cho phụ nữ có thai, vận động viên, người tập thể hình.
Phạm vi từ 18,5 ~ 23,9 là bình thường, trên 23,9 là béo phì. Sau khi biết chỉ số BMI của mình, bạn có thể giảm cân, duy trì trong mức cân nặng bình thường.
Một số lưu ý trong ăn uống để giảm cân hiệu quả
– Để tránh những biến chứng xảy ra, bạn cần tìm hiểu về các loại thực phẩm và những lợi ích chúng mang lại cho cơ thể.
– Thực hiện chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng bao gồm carbohydrate, chất béo, protein, vitamin, khoáng chất, và chất xơ.
– Kiểm soát lượng thức ăn đi vào cơ thể trong mỗi bữa, đảm bảo ăn no đến 70%.
– Thay vì đi ăn ở ngoài, bạn nên nấu ăn ở nhà.
– Nên hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều đường tinh chế, muối, caffein và thực phẩm chế biến sẵn.
– Uống nhiều nước và thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất; điều giúp bạn cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần.