Mặc dù cà phê có lợi cho sức khỏe nhưng việc lạm dụng cà phê sẽ gây ảnh hưởng nặng đến sức khỏe. Dưới đây là những điều cơ thể bạn đang lên tiếng báo động về tác hại từ việc tiêu thụ quá nhiều cà phê.
1. Những triệu chứng lạ
Nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng không mong muốn như khó chịu, dễ cáu gắt thì rất có thể đó là dấu hiệu cơ thể đã tiêu thụ lượng caffein quá mức. Trong trường hợp này bạn nên cắt giảm lượng caffein nạp vào cơ thể.
2. Mất ngủ
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng và duy trì sức khỏe. Việc uống cà phê vào buổi tối sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ. Caffein tồn tại trong cơ thể từ 3 đến 5 giờ và một tách cà phê espresso đôi khi sẽ làm chậm nhịp đồng hồ sinh học đến 40 phút. Do đó bạn nên xem lại thói quen uống cà phê của mình khi gặp tình trạng mất ngủ kéo dài.
Cơ thể sẽ lên tiếng khi bạn dùng cà phê quá mức cho phép. Đồ họa: Ngọc Trâm
3. Mất năng lượng
Khi mệt mỏi bạn thường dùng cà phê để cung cấp năng lượng. Tuy nhiên lượng caffein lớn trong cà phê sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học. Khi đó giấc ngủ sẽ không được đảm bảo đúng giờ, đúng giấc dẫn đến cơ thể mệt mỏi và bạn lại dùng cà phê để bổ sung năng lượng. Nếu chu kì này lặp đi lặp lại cơ thể sẽ dần bị mất năng lượng.
4. Ợ chua
Cà phê là một trong những thức uống có tính axit, vì vậy nó có thể gây kích ứng niêm mạc ruột và gây ra chứng ợ nóng . Nếu bạn đã từng đối diện chứng trào ngược axit và bạn đang uống nhiều cà phê hơn trong ngày, thì đó có thể là thủ phạm gây ra chứng ợ nóng gia tăng.
5. Đau bụng
Cùng với ợ chua thì các triệu chứng buồn nôn, đau bụng cũng là một trong những dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đã dùng quá nhiều cà phê. Tình trạng này sẽ tồi tệ hơn khi bạn uống cà phê lúc đói bụng.
6. Căng thẳng
Tình trạng căng thẳng có thể tăng lên khi dùng quá nhiều cà phê. Hormone căng thẳng của cơ thể là cortisol cũng tăng theo. Để giảm căng thẳng và cortisol bạn nên cắt giảm lượng caffein nạp.
7. Khát nước
Theo một nghiên cứu của Pháp, caffeine có tác dụng lợi tiểu, có thể tác động đến quá trình hydrat hóa. Vì thế bạn dễ bị mất nước khi uống nhiều cà phê.
Những thực phẩm cực hại sức khoẻ nếu ăn không đúng lúc
Chuối, cà phê, sữa, trái cây có múi, thịt hay cơm đều là những thực phẩm tốt cho sức khoẻ, nhưng nếu ăn sai thời điểm sẽ vô cùng nguy hại.
Chuối: Chuối rất tốt cho sức khoẻ nhưng nếu ăn khi bụng đói sẽ làm giảm năng lượng của bạn. Thậm chí, ăn chuối khi đói sẽ tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích và tiêu chảy.
Cà phê: Nhiều người có thói quen uống cà phê ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng, đây là thói quen sai lầm. Bởi uống cà phê trước bữa sáng làm tăng khả năng dung nạp caffine. Từ đó, cơ thể sẽ tăng sản xuất cortisol làm rối loạn nhịp sinh học của bạn.
Ăn cơm vào buổi tối: Cơm chứa nhiều carbohydrate phức tạp nên cần nhiều thời gian để tiêu hoá. Vì vậy, nếu ăn cơm vào buổi tối sẽ gây tăng cân. Thời điểm thích hợp để ăn cơm là buổi trưa. Vì lúc này, quá trình trao đổi chất hoạt động nhanh hơn, giúp tiêu hoá thực phẩm tốt hơn.
Đường: Sai lầm khi sử dụng các sản phẩm từ đường đó là dùng trong tất cả các bữa ăn nhẹ. Thói quen này sẽ làm lượng đường huyết trong m.áu tăng lên, khiến bạn mệt mỏi và lo lắng.
Sữa: Giống như cà phê, nhiều người có thói quen uống sữa vào buổi sáng, nhưng đây là sai lầm. Bởi sữa khi kết hợp với các thực phẩm khác vào buổi sáng sẽ gây khó tiêu, ợ chua và đau bụng. Thời điểm thích hợp nhất để uống một ly sữa ấm đó là buổi tối.
Thịt: Thịt là nguồn cung cấp vitamin B tuyệt vời, nhưng lại được xếp vào nhóm thực phẩm khó tiêu. Đó chính là lý do tại sao, bạn không nên ăn nhiều thịt vào buổi tối.
Trái cây có múi: Một số người thường lầm tưởng rằng uống một cốc nước trái cây cam, quýt vào buổi sáng sẽ tốt cho sức khoẻ, nhưng thực tế không phải vậy. Trái cây họ cam, quýt có tính axit, nếu ăn vào buổi sàng sẽ tăng hình thành axit và gây ợ chua, nặng bụng và làm chậm quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.
Táo : Táo có nhiều chất xơ và axit tự nhiên giúp cải thiện hệ tiêu hoá. Nhưng ăn táo vào buổi tối, lượng axit sẽ tích tụ trong dạ dày gây khó chịu và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về ruột.
Sữa chua: Theo các chuyên gia, bạn không nên ăn sữa chua khi bụng đói hoặc trước bất kỳ bữa ăn nào trong ngày. Bởi sữa chua chứa axit lactic, làm giảm nồng độ axit trong dạ dày và làm chậm quá trình tiêu hoá.