Nguy cơ mắc bệnh viêm màng não trong giai đoạn giao mùa

Vi khuẩn gây viêm màng não sống tại môi trường xung quanh ở mọi thời điểm trong năm. Giai đoạn giao mùa xuân – hè có độ ẩm tăng cao, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, xâm nhập vào cơ thể.

Đang ở nhà, nam bệnh nhân 57 t.uổi (Quảng Ninh) đột ngột xuất hiện sốt, rét run, sau đó nôn ói, bủn rủn tay chân. 2 ngày liên tiếp không đỡ, bệnh nhân được gia đình đưa tới cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Bác sĩ Trần Duy Hưng, Trưởng Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thông tin, qua thăm khám, bác sĩ nhận thấy người bệnh có dấu hiệu của hội chứng màng não, nghĩ nhiều đến bệnh viêm màng não.

Tiến hành chọc dịch não tủy để xét nghiệm, kết quả phát hiện bệnh nhân mắc viêm màng não do vi khuẩn sinh mủ.

Bệnh viêm màng não hay hội chứng n.hiễm t.rùng màng não là một bệnh lý nguy hiểm của hệ thần kinh trung ương. Bệnh có thể tiến triển nặng làm tắc hệ thống dịch não tủy, chèn ép lên não gây phù não, ngừng tuần hoàn và t.ử v.ong.

Có 3 nhóm tác nhân chính gây viêm màng não, gồm vi khuẩn, virus và nấm, trong đó nhóm tác nhân vi khuẩn và virus phổ biến hơn trên lâm sàng. Viêm màng não do vi khuẩn là thể nguy hiểm nhất bởi diễn biến nhanh, có thể gây nhiều biến chứng khác như n.hiễm t.rùng huyết, sốc, áp se não hay n.hiễm t.rùng khu trú khác,…

Nếu không được điều trị kịp thời, điều trị đúng cách, ngoài nguy cơ t.ử v.ong cao, người bệnh còn có thể gặp một số di chứng nặng nề như điếc, đau đầu kéo dài, suy giảm trí nhớ,… Một số di chứng sẽ hồi phục dần, nhưng cũng có nhiều di chứng vĩnh viễn khó hồi phục.

Nam bệnh nhân 57 t.uổi đã ổn định sau hơn 1 tuần điều trị viêm màng não mủ tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương – Ảnh: N.Liên

Với trường hợp nam bệnh nhân 57 t.uổi, ngay sau khi thăm khám, các bác sĩ đã áp dụng phác đồ điều trị kháng sinh, kết hợp một số biện pháp hỗ trợ khác như dùng corticoid để giảm viêm nhanh. Sau hơn 1 tuần điều trị, hiện người bệnh đã hết sốt, không còn đau đầu. Bác sĩ Hưng nhấn mạnh, trường hợp này may mắn tới viện sớm nên hy vọng không để lại biến chứng.

Thời gian gần đây, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp nhận trung bình 1-2 trường hợp mắc mới viêm màng não tới khám, điều trị trong 1 tuần.

Khoa Cấp cứu cũng tiếp nhận trung bình 2-3 bệnh nhân/ tuần trong 1 tháng trở lại đây, đều là ca nặng. Con số này tăng nhẹ so với giai đoạn trước.

Theo các bác sĩ, vi khuẩn gây viêm màng não sống ở môi trường xung quanh mọi thời điểm trong năm. Giai đoạn giao mùa xuân – hè có độ ẩm tăng cao, nhiều ẩm mốc, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dễ xâm nhập vào cơ thể.

Bên cạnh đó, thời tiết thay đổi thất thường: ngày nắng, ngày mưa, ngày khô, ngày có độ ẩm cao dễ khiến sức đề kháng giảm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Thời điểm giao mùa cũng là điều kiện lý tưởng cho muỗi sinh sôi. Các vết đốt của muỗi là căn nguyên lây truyền virus gây viêm màng não vào đường m.áu.

Bác sĩ Trần Duy Hưng chia sẻ, viêm màng não là bệnh truyền nhiễm có thể lây. Cách thức lây lan phụ thuộc vào nhóm căn nguyên, có thể xâm nhập qua lớp niêm mạc vào đường m.áu hoặc lây qua đường hô hấp khi hít phải không khí có mầm bệnh.

Tuy nhiên, tùy từng tác nhân gây bệnh, tức tùy từng loại vi khuẩn hoặc virus mà khả năng lây dễ hay khó. “Nếu mắc thể viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu thì nguy cơ lây rất khủng khiếp. Còn một số thể bệnh do tác nhân khác sẽ có khả năng lây thấp hơn”, bác sĩ Hưng nói.

Bởi vậy, bác sĩ khuyến cáo người trong gia đình có bệnh nhân viêm màng não cần phòng bệnh bằng cách vệ sinh sạch sẽ cho người bệnh, đảm bảo an toàn trong quá trình tiếp xúc, tránh việc ăn uống chung, sát khuẩn tay thường xuyên,…

Theo bác sĩ Đỗ Tất Thành, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, bệnh viêm màng não diễn tiến đa phần cấp tính với một số biểu hiện như sốt, đau đầu, rối loạn ý thức mức độ khác nhau: từ mệt mỏi, lo lắng, bồn chồn tới hôn mê nông và hôn mê sâu.

Để khẳng định chính xác bệnh, cần tiến hành thăm khám và xét nghiệm dịch não tủy của người bệnh.

Bởi vậy, tránh khả năng nhầm lẫn với các bệnh khác, khi cơ thể có các biểu hiện bất thường, đặc biệt là triệu chứng rối loạn ý thức, người dân cần tới bệnh viện kiểm tra ngay.

Bác sĩ khuyến cáo người dân phòng bệnh bằng cách tăng cường sức đề kháng, điều chỉnh lối sống lành mạnh, chăm tập luyện thể dục thể thao, giảm stress. Bên cạnh đó, giữ môi trường làm việc, môi trường sống sạch sẽ. Nếu có điều kiện, nên chủ động phòng bệnh bằng cách tiêm chủng vắc xin.

Đừng xem thường khi trẻ sốt

Theo dõi diễn biến cơn sốt, chú ý các biểu hiện kèm theo… là rất quan trọng trong mùa bệnh t.rẻ e.m

Theo bác sĩ (BS) Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 (TP HCM), sốt là một triệu chứng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân: nhiễm siêu vi, n.hiễm t.rùng hay do một số bệnh lý ác tính…

Gặp trong nhiều bệnh

Nghĩ con gái 3 t.uổi chỉ sốt nhẹ một hôm rồi khỏi, chị Trần M.T (ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) cũng chỉ cho bé nghỉ học, không đi khám. Đến bữa cơm tối, bé không chịu ăn, sốt cao lên, cả nhà vội vã đưa đi BV mới biết bé bị tay chân miệng, phải nằm lại theo dõi.

BS Trương Hữu Khanh cho biết đa số t.rẻ e.m bị sốt là do nhiễm các loại siêu vi thông thường, chỉ cần theo dõi, chăm sóc, điều trị các triệu chứng khi cần thiết, khoảng 3-5 ngày là bệnh tự khỏi. Nhưng với một số siêu vi có thể gây bệnh nặng thì phải coi chừng. Ví dụ như mùa này là bệnh tay chân miệng. Hiện nay, bệnh này đang vào mùa, số ca không phải nhiều nhưng có khá nhiều ca bệnh nặng. Phụ huynh cần chú ý theo dõi trẻ, nếu sốt trên 48 giờ là phải đi khám.

Nếu trẻ sốt cao, không đáp ứng với thuốc hạ sốt thì nên đưa đi bệnh viện kiểm tra. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Ngoài ra còn có nhóm bệnh n.hiễm t.rùng huyết, viêm màng não tuy ít gặp nhưng phải đề phòng ở trẻ nhỏ bởi có khi chỉ sốt 1 ngày là diễn tiến nặng. Cơn sốt do các vấn đề này thường kèm theo triệu chứng da nổi bầm tím, nôn ói… cần phải vào BV ngay.

BS chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc BV Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), cảnh báo phụ huynh cần phải theo dõi trẻ ngay cả khi cơn sốt bắt đầu hạ. Nếu hạ sốt mà bé khỏe hơn, bắt đầu chơi đùa lại, ăn uống được… thì mừng. Nhưng ngược lại, hạ sốt mà trẻ vẫn mệt, đừ, ngủ li bì, bỏ ăn, bỏ bú… thì rất nguy hiểm, có thể là dấu hiệu nặng của một số bệnh mà phổ biến nhất là sốt xuất huyết, nếu hạ sốt mà mệt hơn thì coi chừng có nguy cơ bị sốc. Đừng nghĩ mùa mưa mới có sốt xuất huyết, đây là căn bệnh quanh năm.

Đừng quên lau mát

Theo BS Nguyễn Minh Tiến, việc dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao là cần thiết nhưng không nên dùng quá liều. Liều đúng đối với thuốc hạ sốt paracetamol thông dụng là 10-15 mg/kg cân nặng cho mỗi lần uống, ngày uống không quá 4 lần và phải cách nhau ít nhất 4 tiếng. Dùng quá liều sẽ có nguy cơ hại gan, thận. Thường nếu cặp nhiệt ở nách khoảng 38 độ C (chưa cộng 0,5 độ) thì nên uống. Nhưng sốt hầm hầm chỉ hơn 37 độ C một ít thì chưa cần, vì sốt nhẹ là phản ứng có lợi của cơ thể chống lại mầm bệnh.

Ngược lại, vì sợ thuốc hạ sốt dùng nhiều có hại mà không cho trẻ dùng hay dùng chậm trễ, để sốt lên tới 39-40 độ C thì rất nguy hiểm, có thể gây co giật, mất nước, các biến chứng về hô hấp, tim mạch, thần kinh…

“Khi hạ sốt cho trẻ nên kết hợp cả thuốc và các biện pháp vật lý, đừng chỉ dựa vào thuốc. Đó là biện pháp ôm trẻ để trao đổi nhiệt và lau mát. Với t.rẻ e.m đang bị sốt mà được người lớn ôm trong lòng thì cơ thể em bé và cơ thể người lớn đang có nhiệt độ ổn định sẽ liên tục được trao đổi nhiệt độ cho nhau, giúp bé hạ cơn sốt rất hiệu quả mà lại an toàn” – BS Trương Hữu Khanh tư vấn.

Với biện pháp lau mát, nên chú ý 5 điểm: trán, hai bên nách, hai bên bẹn. Lau xong có thể dùng khăn đắp lên các vị trí này để hạ sốt, chú ý dùng nước hơi ấm hoặc ở nhiệt độ thường, không dùng nước lạnh.

BS Khanh lưu ý: “Đặc biệt không nên tắm, lau cho em bé bằng nước lạnh. Có người còn dùng nước đá, vậy là sai. Lạnh gây co mạch, càng khó hạ sốt. Nếu may mắn có hạ sốt được trong lúc tắm thì lúc hết sốt rồi mà da còn tiếp xúc với nước, bé lại dễ bị nhiễm lạnh”.

Sốt nhẹ sau chích ngừa, đừng vội dùng thuốc hạ sốt

Theo BS Nguyễn Minh Tiến, nhiều người thấy bé hơi sốt sau khi chích ngừa đã vội cho uống thuốc hạ sốt. Sốt nhẹ dưới 38,5 độ C là phản ứng tốt, cho thấy hệ miễn dịch bắt đầu khởi động, tạo ra kháng thể. Uống hạ sốt quá sớm có thể làm vắc-xin bị giảm tác dụng. Nếu sốt trên 38,5 độ C thì dùng paracetamol kết hợp lau mát và chỉ khi nào sốt mới uống chứ không uống theo cữ. Trường hợp trẻ sốt quá cao, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, mệt mỏi nhiều… thì cần đưa đi BV kiểm tra.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *