Không tùy tiện dùng thuốc long đờm cho trẻ

Ho có đờm là dạng bệnh thường gặp ở đường hô hấp của trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân gây ho và điều quan trọng là tìm nguyên nhân ho và điều trị trúng đích.

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể

Ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể, giúp bảo vệ đường thở khỏi sự xâm nhập của dị vật. Quan trọng hơn đây là một phản xạ tham gia việc di chuyển và tống xuất các dịch tiết bất thường bên trong đường thở.

Các thụ thể ho hiện diện tại đường hô hấp: họng, đáy lưỡi, khí phế quản… khi nhận ra được sự xâm nhập hay tồn tại của các chất lạ đều kích thích tạo phản xạ ho để bảo vệ và giữ cho đường thở luôn thông thoáng. Do đó ho là có lơi.

Khi viêm nhiễm, đường hô hấp sẽ sản xuất nhiều đờm nhớt, dịch tiết. Sự tồn tại của những loại dịch này được hiểu như là những dị vật, vô tình kích thích vào thụ thể ho luôn tồn tại ở nhiều nơi trên đường hô hấp. Từ đó, chúng kích thích cơ thể tạo ra phản xạ ho để tống xuất các dị vật này ra ngoài, bảo vệ đường thở luôn ở trạng thái thông thoáng nhất, giúp trẻ dễ thở hơn cũng như loại bỏ được virus, vi khuẩn ra khỏi cơ thể.

Thông thường ở t.rẻ e.m, nguyên nhân gây ho là do viêm đường hô hấp trên, đa phần là do virut. Vì thế, trong phần lớn các trường hợp trẻ bị ho sẽ cải thiện theo thời gian.

Không tự ý mua và sử dụng thuốc long đờm cho trẻ tại nhà.

Một số thuốc thường dùng

Thuốc long đờm còn được gọi là thuốc loãng đờm, thuốc làm tiêu chất nhầy. Các thuốc này có tác dụng làm lỏng các dịch tiết từ niêm mạc khí quản – phế quản do làm thay đổi cấu trúc của dịch nhầy, dẫn đến giảm độ nhớt, độ quánh đặc của đờm nhầy trong phế quản. Vì vậy, các chất nhầy đờm có thể di chuyển dễ dàng và được tống ra khỏi đường hô hấp bằng hệ thống lông chuyển thông qua phản xạ ho. Các thuốc trong nhóm long đờm thường được sử dụng gồm:

Acetylcystein: Là hoạt chất thường được sử dụng cho trẻ với khả năng làm lỏng chất nhầy đặc của đờm nhờ nhóm sulfhydryl có trong cấu trúc, gây hủy hoại liên kết disulfid (-S-S-) có trong đờm nhớt, khiến đờm nhớt bị mất các liên kết sẽ lỏng ra giúp trẻ dễ ho khạc hơn. Đường hô hấp của trẻ sẽ mau đạt được trạng thái thông thoáng, từ đó cải thiện đáng kể triệu chứng ho cho bé.

Carbocisteine: Có tác dụng làm tiêu nhầy, dùng trong các rối loạn cấp hay mạn tính đường hô hấp trên và dưới đi kèm theo tăng tiết đàm nhầy đặc và dai dẳng như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản cấp và mạn, khí phế thũng và giãn phế quản.

Bromhexin: Được sử dụng trong trường hợp rối loạn tiết dịch phế quản, nhất là trong viêm phế quản cấp tính, đợt cấp tính của viêm phế quản mạn tính. Thuốc còn được dùng như một chất bổ trợ với kháng sinh, khi bị nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp.

Lời khuyên của thầy thuốc

Thuốc long đờm không được khuyến cáo dùng cho trẻ dưới 2 t.uổi bởi khả năng ho và tự kiểm soát việc tống xuất đờm nhớt của trẻ ở độ t.uổi này là chưa tốt. Việc làm tiêu nhầy, long đờm, nhưng phản xạ ho khạc không tốt vô tình làm nặng thêm tình trạng của trẻ. Trên 2 t.uổi, trẻ có thể kiểm soát vấn đề ho khạc đờm tốt hơn, chúng ta có thể ưu tiên sử dụng các thuốc long đờm dạng gói, hàm lượng được định sẵn trong từng loại gói nên chắc chắn sẽ không có sự sai lệch về việc cân đong thuốc.

Thuốc long đờm tránh sử dụng ở trẻ có t.iền sử hen suyễn, khò khè tái phát vì thuốc long đàm có thể khởi phát cơn co thắt phế quản ở trẻ.

Không tự ý dùng thuốc: Mặc dù thuốc long đờm khá an toàn khi sử dụng nhưng vẫn có thể gặp các triệu chứng không mong muốn do thuốc, do đó không nên dùng kéo dài và phải theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua và sử dụng tại nhà.

Nên nhớ ho chỉ là triệu chứng, không phải là bệnh lý. Khi trẻ ho, cần cho trẻ đến khám tại cơ sở y tế để được tìm nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.

Cảnh giác biến chứng của viêm phế quản cấp

Thời tiết chuyển mùa khiến cơ thể dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp, trong đó có viêm phế quản cấp. Biến chứng của bệnh có thể nguy hiểm, gây suy hô hấp cấp. Lâu ngày bệnh có thể tiến triển thành mạn tính, ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe.

Phế quản là một ống dẫn khí thuộc hệ hô hấp dưới, nằm nối tiếp phía dưới khí quản, ở ngang mức đốt sống ngực 4, 5, sau đó phân chia thành các nhánh nhỏ đi sâu vào trong phổi tạo thành cây phế quản.

Bắt đầu từ nơi phân chia của khí quản đến rốn phổi, phế quản được chia thành phế quản chính phải và phế quản chính trái có nhiệm vụ dẫn khí vào phổi.

Hai phế quản tạo với nhau một góc 70 độ. Phế quản chính phải thường ngắn hơn, to hơn, dốc hơn nên khi có dị vật, dị vật thường lọt vào phổi phải. Nhìn tổng thể, hệ thống phế quản ở người trông giống như cành cây nên thường được gọi là cây phế quản. Sự phân chia cây phế quản cùng là cơ sở để phân chia các thuỳ phổi.

Phế quản sau khi chia ra phế quản chính phải và phế quản chính trái đi vào 2 bên phổi sẽ tiếp tục phân chia thành các phế quản phân thùy nhỏ dần như sau:

Phế quản bên phải tương ứng với các thùy phổi mà phế quản bên phải tiếp tục phân chia thành các nhánh phế quản nhỏ hơn. Tương tự phế quản bên phải, phế quản bên trái cũng tiếp tục phân chia thành 10 phế quản phân thùy nhỏ hơn. Các nhánh phế quản sau khi đi vào trong phổi tiếp tục được chia thành nhiều nhánh nhỏ hơn nữa đến tận cùng là các phế nang.

Niêm mạc phế quản là bộ phận đảm nhận vai trò giữ lại các hạt bụi, chất độc hại và vận chuyển chúng ra ngoài, giữ sạch đường thở. Bệnh viêm phế quản cấp xảy ra khi niêm mạc phế quản từ thanh quản đến nhu mô phổi bị viêm nhiễm dẫn tới các vấn đề viêm mũi, họng, thanh quản,…

Viêm phế quản cấp thường xảy ra vào mùa lạnh, do virus và vi khuẩn gây ra. Bệnh có thể trầm trọng đối với trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh, người cao t.uổi, người có thể trạng yếu, suy giảm miễn dịch, có bệnh mạn tính như hen, giãn phế quản, viêm phế quản mạn tính…

Với một số người, bệnh viêm phế quản cấp dễ bị bội nhiễm khiến bệnh kéo dài, có thể dẫn đến tình trạng viêm phế quản mạn tính. Viêm phế quản mạn có thể dẫn tới bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Bệnh viêm phế quản cấp nếu không được điều trị sớm và dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nhận biết viêm phế quản cấp

Bệnh viêm phế quản cấp thường xuất hiện cùng lúc hoặc ngay sau khi bị viêm đường hô hấp trên với các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ho khan, rát họng. Diễn tiến bệnh viêm phế quản cấp thường qua 2giai đoạn:

Giai đoạn 1: Kéo dài 3 – 4 ngày, người bệnh có các triệu chứng như: sốt 38 – 40oC, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, có thể có cảm giác nóng rát sau xương ức. Khó thở nhẹ, có thể có tiếng rít, ho khan, ho thành cơn về đêm. Nghe phổi có ran rít, ran ngáy.

Giai đoạn 2: Thời gian từ 6 – 8 ngày, hay còn gọi là giai đoạn xuất tiết, các triệu chứng ở giai đoạn đầu giảm, người bệnh ho khạc đờm nhầy hoặc đờm mủ. Nghe phổi có ran ẩm. Lúc này viêm phế quản biểu hiện bằng các thể bệnh: viêm phế quản xuất huyết thường ho ra m.áu với số lượng ít lẫn đờm. Viêm phế quản cấp thể tái diễn thường kèm theo các yếu tố thuận lợi như hút t.huốc l.á, hít phải khí độc.

Coi chừng viêm phế quản biến chứng

Bệnh viêm phế quản cấp nếu không được điều trị sớm và dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong một số trường hợp bệnh tái phát nhiều lần, những ổ viêm nhiễm ở phế quản không được điều trị dứt điểm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho viêm phổi, viêm giãn phế quản, viêm phế quản mạn tính, suy hô hấp cấp. Ở t.rẻ e.m có thể gặp biến chứng viêm phế quản bít tắc. Đôi khi viêm phế quản cấp là sự khởi đầu của một bệnh hen phế quản. Nếu người bệnh bị cúm có bội nhiễm viêm phế quản thì bệnh trở nên nặng, điều trị rất khó khăn.

Những người có biểu hiện ho, khó thở, nhất là những trường hợp nặng, tại bệnh viện sẽ được làm xét nghiệm m.áu, chụp Xquang phổi, cấy đờm để loại trừ một vài bệnh khác như lao phổi, ung thư phổi, giãn phế quản, hen phế quản, dị vật vào đường hô hấp hoặc phổi bị ứ đọng trong các trường hợp suy tim.

Các biến chứng thường gặp:

Bệnh có thể dễ dàng tiến triển thành viêm phế quản mạn tính nếu lơ là điều trị. Đây là biến chứng phổ biến nhất của viêm phế quản cấp, đặc biệt hay gặp ở trẻ nhỏ và người cao t.uổi. Đây là 2 đối tượng mà sức đề kháng yếu, hoặc đã bị suy giảm, nếu mắc viêm phế quản cấp mà không chữa trị tích cực thì bệnh sẽ nhanh chóng chuyển thành mạn tính rất khó điều trị. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, tình trạng viêm phế quản mạn tính sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển của trẻ.

Tiến triển thành bệnh viêm phổi là biến chứng đáng ngại do viêm phế quản cấp. Ngoài ra còn có thể tiến triển thành áp-xe phổi, thực chất là n.hiễm t.rùng phổi, là tình trạng các mô xung quanh phổi bị sưng tấy và có thể có mủ. Áp-xe phổi có thể gây t.ử v.ong.

Để tránh biến chứng do viêm phế quản cấp ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, người bệnh cần đi khám và điều trị ngay khi mới có triệu chứng bệnh. Tùy vào mức độ và tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, ngăn ngừa bệnh tiến triển và gây biến chứng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *