Chức năng chính của gan là giải độc cơ thể theo cách tự nhiên, nhờ đó làm sạch bên trong cơ thể chúng ta.
Nếu gan được quan tâm để thực hiện tốt chức năng của nó, cơ thể bạn sẽ được lọc thải các chất thải độc tốt hơn, nhờ đó phòng ngừa được nhiều bệnh.
Bất cứ tác nhân nào đi vào m.áu cũng sẽ được lọc qua gan để đảm bảo rằng các chất dinh dưỡng đi đến các cơ quan, các chất dư thừa được loại bỏ. Chính vì vậy, gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể.
Theo quan điểm của đông y, gan kiểm soát dòng chảy của khí (năng lượng) thông qua cơ thể.
Nó còn ảnh hưởng đến các dây chằng, ngân hàng m.áu nuôi dưỡng mắt, móng tay, thậm chí nó còn ảnh hưởng đến tiêu hóa và chu kì k.inh n.guyệt ở người phụ nữ. Những thực phẩm như đồ uống có cồn, thực phẩm chứa chất độc hại hay thực phẩm chế biến sẵn… có thể là những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gan. Chúng làm cho gan giảm khả năng thải lọc chất thải, khiến cho các độc tố tích tụ lại trong cơ thể nhiều hơn.
Gan bị tắc nghẽn sẽ không lọc m.áu được một cách tối ưu. Nó có thể góp phần làm cho lượng cholesterol cao và giảm khả năng tổng hợp các chất dinh dưỡng và phát triển các tế bào mới, từ đó có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bạn. Đây là lý do tại sao nhiều người nghiện rượu lại mắc bệnh suy gan.
Giải độc cho gan thế nào?
Theo các chuyên gia, nếu muốn làm sạch gan, bạn nên cải thiện thói quen ăn uống để tăng cường chức năng gan. Một chế độ ăn uống lành mạnh chính là góp phần giảm bớt gánh nặng cho gan. Chế độ ăn dễ tiêu hóa, ít chất độc hại sẽ giúp gan làm việc nhẹ nhàng hơn, việc thải lọc qua gan cũng được thực hiện tốt hơn.
Để được như vậy, bạn nên ăn chế độ ăn tương đối ít chất béo, tiêu thụ nhiều rau xanh và trái cây mỗi ngày, tránh uống rượu, bia và các thức uống có cồn khác.
Giải độc là một quá trình tự nhiên của cơ thể, nó xảy ra mỗi đêm khi bạn ngủ và mỗi khi bạn bị bệnh. Vì vậy, bạn không cần phải can thiệp bằng biện pháp hỗ trợ nào để giải độc cho gan hay cơ thể. Bạn chỉ cần ghi nhớ nguyên tắc: ăn uống lành mạnh, vận động thường xuyên để gan và các cơ quan khác hoạt động tốt hơn.
Những thực phẩm giúp gan hoạt động tốt hơn
Chìa khóa để có một lá gan khỏe mạnh là cần duy trì sự hài hòa và cân bằng trong cơ thể chứ không nhất thiết phải là làm sạch gan. Điều quan trọng là làm sao để giảm gánh nặng cho gan là tốt nhất. Theo các chuyên gia, có một số loại thực phẩm có thể giúp gan làm việc của mình tốt hơn. Một số thực phẩm đó bao gồm:
Cà rốt: Cà rốt có hàm lượng beta-carotene cao nên sẽ giúp điều chỉnh lượng đường trong m.áu, đồng thời giảm viêm trong cơ thể và là một thực phẩm cung cấp năng lượng tốt.
Quả óc chó: Loại quả này giúp loại bỏ độc tố rất tốt vì nó chứa nhiều chất chống oxy hóa.
Chanh: Axit trong chanh có tính kháng khuẩn nên không những giúp làm sạch gan mà còn làm sạch túi mật, thận, đường tiêu hóa và phổi.
Tỏi: Tỏi giúp tăng cường và làm sạch m.áu, từ đó cũng giúp gan và thận lọc m.áu hiệu quả hơn.
Nước ép củ cải đường: Loại nước này chứa một chất hóa học gọi là betain kích thích các tế bào gan và bảo vệ gan và ống dẫn mật.
Củ cải trắng: Củ cải có khả năng làm giảm các tổn thương gan do lạm dụng rượu hoặc thuốc gây ra, điều chỉnh men gan trở lại mức bình thường và tái tạo tế bào gan bằng vitamin C, flavonoid và polyphenol, hỗ trợ gan hoạt động tốt hơn. Củ cải với hàm lượng chất chống oxy hóa cao còn có thể bảo vệ gan chống lại tác hại của các gốc tự do, giảm stress oxy hóa và làm giảm các nguy cơ mắc bệnh về gan. Các hợp chất phenolic trong củ cải có thể vô hiệu hóa các phản ứng có hại, giúp bảo vệ và tăng cường cấu trúc và chức năng gan.
Loại cá vừa ngon lại rất tốt cho gan luôn sẵn có ở chợ Việt
Để cơ thể luôn mạnh khỏe cần bảo vệ gan mỗi ngày. Các chuyên gia khuyến cáo chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc giúp gan hoạt động tốt hơn.
Cá chạch: món ăn thuần Việt tốt cho gan
Cá chạch sinh sống ở cả hai môi trường nước ngọt và nước lợ. Tuy nhiên, chúng tập trung với mật độ dày đặc ở hai tỉnh đầu nguồn An Giang và Đồng Tháp.
Có 3 loại cá chính: cá chạch cơm, cá chạch đuôi chình và cá chạch lấu. Cá chạch cơm (cũng gọi cá chạch bùn) là loại cá chiếm tỉ lệ áp đảo. Cá chạch đuôi chình hiếm nhất. Đặc biệt, ngư dân có thể dựa vào cách sinh hoạt của loài cá này mà dự đoán thời tiết. Cuối cùng, cá chạch lấu là loại to nhất, con trưởng thành nặng trung bình 2kg, dài từ 50 đến 70cm.
Theo phân tích, trong 100g thịt cá chạch chứa 83g nước, 9,6g protid, 3,7g lipid, 2,5g glucid và 1,2g chất khoáng. Như vậy, thịt cá chạch có lượng mỡ khá thấp nhưng lượng đạm lại phong phú, cao hơn nhiều so với các loại thịt và cá khác.
Không chỉ giàu chất dinh dưỡng, thịt cá chạch còn là kho thuốc quý. Theo Đông y, cá chạch có tác dụng bồi bổ khí huyết, chống lão hóa, tráng dương, cường lực, thanh nhiệt, cần thiết cho người già. Cá chạch bồi bổ tỳ vị, dưỡng thận trừ thấp, giúp tiêu độc, điều trị vàng da cho người bệnh gan, bảo vệ tế bào gan, làm hạ men gan tương đối tốt. Đối với trường hợp viêm gan mạn tính, cá chạch cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị ở một mức độ nhất định. Ngoài ra, theo dân gian, nhớt cá chạch cũng có tác dụng kháng viêm, tiêu độc, kháng khuẩn…
Một nghiên cứu được thực hiện trên 40 bệnh nhân bị viêm gan virus sử dụng bài thuốc Đông y có thành phần chính là cá chạch đã cho kết quả đầy triển vọng. Theo đó, sau một thời gian sử dụng bài thuốc này, có 24 bệnh nhân hết hẳn các triệu chứng lâm sàng, chức năng gan hồi phục; 11 bệnh nhân triệu chứng được giảm nhẹ đáng kể, chức năng gan cải thiện nhiều. Kết luận, bài thuốc đạt hiệu quả đến 87.5%.
Tránh ăn gì để tốt cho gan?
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho gan, có một số đồ ăn, thức uống cần tránh nếu không muốn mắc các bệnh lý về gan:
– Rượu bia: Rượu bia là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các bệnh lý về gan như xơ gan, suy gan, ung thư gan. Uống rượu thường xuyên khiến gan phải hoạt động nhiều hơn để lọc độc dễ dẫn tới tổn thương hơn.
– Đồ ăn cay nóng: Khiến cơ quan tiêu hóa nóng hơn bình thường khiến các chức năng của những cơ quan này bị giảm, mất chức năng cân bằng.
– Thức ăn nhanh: Cần kiêng những thực phẩm này vì chúng có chứa chất bảo quản, nhiều dầu mỡ và cholesterol xấu. Chúng không chỉ là kẻ thù với gan mà còn với cả những bộ phận khác trên cơ thể.
– Muối: Ăn nhiều muối dẫn tới tăng huyết áp và nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ. Do đó, nên hạn chế muối trong khẩu phần ăn uống hàng ngày.
– Măng tươi: Tuy là món ăn yêu thích của nhiều người nhưng không nên ăn quá nhiều măng tươi vì không tốt cho gan. Trong măng tươi có chứa hàm lượng chất cyanide rất cao. Khi vào trong cơ thể cyanide bị chuyển hóa thành axit cyanhydric (HCN) – một chất gây hại cho gan.
– Thịt đỏ: Ăn nhiều thịt đỏ có chứa nhiều chất béo no, cholesterol xấu. Để phân giải chúng, gan và thận sẽ phải hoạt động nhiều hơn, chịu nhiều áp lực hơn.
Ngoài ra, cần hạn chế hút t.huốc l.á và hạn chế lạm dụng thuốc kháng sinh vì đa phần chúng đều ảnh hưởng không tốt tới gan. Bên cạnh đó người bệnh cũng nên tập cho mình thói quen sinh hoạt khoa học, tập thể dục đều đặn, tránh căng thẳng quá mức,…