Slime là đồ chơi được t.rẻ e.m vô cùng yêu thích vì có độ dai, dẻo và dễ tạo hình. Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo chất nhờn dẻo trong đồ chơi Slime chứa thành phần độc hại với người dùng.
Đồ chơi Slime có nguồn gốc từ nước ngoài và được lấy ý tưởng từ câu chuyện về những loài quái vật với khả năng biến hình thành muôn hình vạn trạng, để có thể chạy thoát khỏi sự truy đuổi của con người.
Slime được làm từ keo xà phòng, keo làm hồ dính và nước rửa chén,… Đây chính là loại đồ chơi khá phổ biến trên thế giới và được t.rẻ e.m săn đón trong thời gian gần đây.
Slime được nhập khẩu, giới thiệu là loại đồ chơi giúp thư giãn, kích thích sự sáng tạo, tạo phản xạ linh hoạt, rèn luyện sự khéo tay.
Tuy nhiên, theo cảnh báo của Cơ quan An ninh Y tế Quốc gia Pháp, các loại đồ chơi Slime bằng chất dẻo, chất nhờn chứa nhiều chất độc hại, có khả năng gây dị ứng, bỏng, chàm, còn gọi là eczema, thậm chí ảnh hưởng tới thần kinh.
Chất tạo cho hỗn hợp Slime này tính dẻo và nhờn là axit boric, loại dung dịch thường được dùng để rửa kính áp tròng. Liên minh Châu Âu (EU) đã xếp chất này vào nhóm các chất có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của con người, đặc biệt nguy hiểm nếu tiếp xúc thường xuyên.
Theo chuyên gia, nhiều thành phần có trong loại đồ chơi này là chất độc hại. Phẩm màu công nghiệp chứa các kim loại nặng, nên dễ gây tổn thương gan, thận; loét da hoại tử, rối loạn sắc tố da, sừng hóa da…
Hàn the và các hóa chất tạo ẩm, tạo màu, tạo mùi khi vào đường tiêu hóa gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, nhức đầu, yếu cơ, buồn ngủ và liều cao gây co giật.
Nếu trẻ chỉ dùng tay để nặn thì rất khó để gây hại. Nhưng trong trường hợp trẻ vô tình cho vào miệng thì sẽ gây ngộ độc. Các triệu chứng tùy vào mức độ nặng nhẹ của phản ứng từ hóa chất tạo nên sản phẩm và hàm lượng trẻ cho vào miệng.
Vì vậy, sản phẩm có gây hại đến sức khỏe hay không, phụ thuộc vào cách phối trộn hóa chất và sử dụng chúng
Chuyên gia khuyến cáo, phụ huynh nên giám sát khi con chơi slime, giới hạn thời gian chơi, không để trẻ ngậm hoặc ăn đồ chơi.
Và đặc biệt là chọn mua sản phẩm hoặc nguyên liệu làm slime có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có ghi chú rõ thành phần nguyên liệu và khả năng kích ứng.
Phụ huynh nên quy định thời gian bé được chơi mỗi lần, không nên chơi quá lâu mà chỉ giới hạn trong khoảng 15-30 phút là hợp lý.
Phòng ngừa nhược thị ở t.rẻ e.m
Đối với bệnh nhược thị, việc phát hiện và điều trị sớm sẽ mang lại hiệu quả. Nếu không được điều trị sớm, khả năng làm việc của mắt có thể bị suy nhược.
Nếu phát hiện quá muộn, nhất là khi trẻ sau 13 t.uổi, sẽ không thể thay đổi tình trạng tổn thương thị lực, thậm chí mù mắt.
Nhược thị là hiện tượng suy giảm khả năng hoạt động và sự kém phát triển về chức năng của cơ quan thị giác. Nhược thị là khi thị lực chỉ đạt dưới 7/10 và không thể đạt được 10/10 sau khi đã chỉnh kính tối ưu. Nhược thị thường chỉ gây ảnh hưởng tới 1 bên mắt, nhưng nếu cả 2 mắt đều mất đi thị lực trong khoảng thời gian dài thì bệnh nhược thị có thể xảy ra ở cả 2 mắt. Việc chẩn đoán bệnh sớm sẽ mang đến khả năng điều trị thành công cao.
Vì sao bị nhược thị?
Nhược thị có 2 loại:Nhược thị chức năng là loại nhược thị mà thị lực có thể phục hồi sau điều trị và thường không kèm theo các bệnh lý thực thể ở mắt.
Hình ảnh minh hoạ giữa mắt nhìn bình thường và mắt bị nhược thị.
Nhược thị thực thể: là tình trạng thị lực không thể phục hồi được sau điều trị và thường kèm theo các bệnh lý khác ở mắt như: bệnh lý hoàng điểm Stargard, đục thể thủy tinh bẩm sinh,… Nhược thị thực thể thường kèm theo các bệnh lý thực thể ở mắt, có thể do một nguyên nhân đơn lẻ hoặc phối hợp nhiều nguyên nhân. Có 3 nguyên nhân thường gặp nhất:
Lé: Có thể ở 1 mắt, 2 mắt hoặc lé luân phiên. 50% trong số t.rẻ e.m bị mắt lé bị nhược thị.
Tật khúc xạ: Nhược thị do khúc xạ xuất hiện ở t.rẻ e.m do không điều chỉnh kịp thời hiện tượng khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị, bất đồng khúc xạ) bằng việc đeo kính nên đã cản trở việc phát triển thị lực ở t.rẻ e.m. Nhược thị do khúc xạ có thể xảy ra ở một mắt, hai mắt, có thể đối xứng hoặc không đối xứng (trong trường hợp bất đồng khúc xạ).
Ánh sáng bị ngăn cản trên đường đi tới võng mạc, gây cản trở hình ảnh lưu lại trên võng mạc. Nguyên nhân chủ yếu là do: bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh, sụp mí bẩm sinh hoặc xuất hiện từ khi còn nhỏ, sẹo giác mạc…
Cách nhận biết trẻ bị nhược thị
Biểu hiện duy nhất của nhược thị là nhìn mờ, được biểu hiện khi: trẻ tự phát hiện nhìn mờ; trẻ xem tivi, đọc sách, viết ở khoảng cách gần; nheo mắt, dụi mắt khi xem tivi; viết sai hàng; nghiêng đầu khi nhìn; khó khăn khi nhìn bảng, kêu ca là bị mỏi mắt…
Trẻ bị nhược thị sẽ ảnh hưởng đến học tập (đọc viết chậm, học mau mệt, tiếp thu chậm, viết bài sai, hay nhức mắt…); ảnh hưởng đến sinh hoạt (hay bị va chạm, làm vỡ, đổ vật dụng, dễ bị té ngã, khó hòa nhập, không tự tin…) và gây ảnh hưởng lâu dài làm cho mắt bị lé, thị lực bị giảm sút, thậm chí mù lòa nếu không được điều trị.
Chỉnh tật khúc xạ tại phòng khám mắt cho trẻ.
Cách phòng tránh nhược thị hiệu quả cho trẻ
Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, để tránh các bệnh liên quan đến tật khúc xạ cha mẹ cần hướng dẫn trẻ ngồi học thẳng lưng, mắt cách mặt chữ 30cm; học trong phòng đủ ánh sáng, bàn ghế đúng tiêu chuẩn theo từng cấp học, đèn để phía đối diện với tay cầm bút.
Không nên cho trẻ đọc sách, xem tivi, chơi điện tử quá 2 giờ liên tục. Bởi ánh sáng đèn LED từ các thiết bị này là tác nhân gây ra và làm các căn bệnh về mắt có chiều hướng trầm trọng hơn. Ngoài ra, không nên cho trẻ đọc sách trên tàu xe, khi nằm ngửa hoặc ở những nơi thiếu ánh sáng.
Cả người lớn và trẻ nhỏ đều cần có chế độ ăn uống điều độ, nhiều chất xơ và vitamin để góp phần đảm bảo thị lực. Trẻ nhỏ được điều trị càng sớm thì thị lực phục hồi càng nhanh và có nhiều khả năng thị lực trở về bình thường.
Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám mắt thường xuyên 2 lần/năm để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh ở mắt và điều trị kịp thời.