Bạn tỉ mỉ nấu những món ăn ngon, bày biện chúng ra bàn, nhưng nấu xong lại cảm thấy không muốn ăn, cơ thể mệt mỏi, vậy đây là dấu hiệu của bệnh gì?
Bạn đã bao giờ chán ăn và không muốn ăn sau khi nấu nướng hay chưa? Khi xảy ra hiện tượng này, hãy chú ý, đây là biểu hiện của bệnh “ say dầu”, “say dầu” cũng là một chứng bệnh, có thể gây tức ngực, chóng mặt, chán ăn, thậm chí khiến bạn béo lên.
Ngoài những người phụ nữ hay nấu nướng trong gia đình thì những người đầu bếp cũng là đối tượng chính mắc phải căn bệnh này, chúng ta thường thấy một số đầu bếp bụng to, có thể không phải do họ ăn nhiều mà là do “say dầu”.
“Say dầu” là gì?
Ảnh minh họa
Hội chứng say dầu được viết tắt là “say dầu”, khi dầu được đun nóng đến khoảng 150 độ C sẽ làm bay hơi một lượng lớn các chất độc hại như acrolein, những chất này sẽ gây ra triệu chứng say dầu và làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi.
Sự khởi đầu của hội chứng “say dầu” có liên quan trực tiếp đến chất lượng của dầu. Dầu ăn kém chất lượng phần lớn là dầu bán tinh, không những có màu sẫm mà còn có mùi đặc trưng, thành phần chính là triglycerid, dễ bị phân giải thành glyxerin và các axit béo, sau khi đun nóng, glyxerin bị mất nước và bị oxy hóa, giải phóng các chất độc hại như acrolein.
Ngoài việc hút thuốc, đi ề u này cũng có thể gây ung thư phổi
Ảnh minh họa
Triệu chứng “say dầu” rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, biểu hiện là: béo phì, chóng mặt, tức ngực, ngứa mắt, ù tai, chán ăn sau khi nấu nướng. Trong nhà bếp, việc nấu nướng chắc chắn sẽ sinh ra khói dầu, và khói dầu trong bếp là nguyên nhân lớn nhất gây ra hiện tượng “say dầu”.
Trong quá trình nấu nướng, sau khi cơ thể người hít phải hơi nước và khói dầu, đường hô hấp bị kích thích, có thể gây viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi và các bệnh khác, trường hợp nặng còn có thể bị ung thư phổi. Ngoài ra, khói dầu mỡ dễ bám vào cơ thể dẫn đến tăng cân, đây cũng là nguyên nhân khiến người “say dầu” sẽ béo lên.
Theo số liệu mới nhất, ung thư phổi đứng đầu về tỷ lệ mắc bệnh ung thư, chiếm 11,6% tổng số người mắc bệnh ung thư, và tỷ lệ mắc ung thư phổi của các đầu bếp cao gấp 3-5 lần những người bình thường.
5 cách phòng tránh “say dầu”
Ảnh minh họa
Chúng ta không thể thiếu ba bữa ăn một ngày, và những người đầu bếp cần nấu ăn hoặc người phụ nữ nấu ăn cho người thân trong gia đình, chắc chắn sẽ phải tiếp xúc với khói dầu. Dưới đây là 5 cách ngăn ngừa “say dầu”, để chúng ta không chỉ tiếp tục tạo ra những món ăn ngon mà còn giảm thiểu những nguy hại của khói dầu đối với sức khỏe.
– Thay đổi phương pháp nấu ăn, không đun dầu ở nhiệt độ quá cao, sử dụng các phương pháp nấu ăn không tạo ra khói dầu, chẳng hạn như hấp, luộc, sử dụng lò vi sóng, lò nướng giảm nấu ăn bằng ngọn lửa trần.
– Đeo khẩu trang và các dụng cụ bảo hộ khác khi nấu ăn để giảm việc hít phải khói dầu.
– Không nên dùng dầu nấu đi nấu lại nhiều lần, khi mua dầu ăn nên chọn dầu có chất lượng đảm bảo, ít tạp chất, vì dầu kém chất lượng khi nấu sẽ tiết ra nhiều acrolein gây nguy hại cho sức khỏe.
– Đảm bảo lưu thông không khí trong nhà bếp có thể làm giảm nồng độ khói dầu. Tốt nhất bạn nên mở cửa sổ để thông gió trước khi nấu nướng. Bạn nên lắp đặt máy hút mùi trong nhà bếp và công suất của máy hút mùi phải đủ lớn. Ngoài ra, không nên tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu, và bật một lúc để đảm bảo rằng không có khói dầu trong phòng.
– Ngoài ra, những người nấu ăn lâu năm, chẳng hạn như đầu bếp và phụ nữ “nấu ăn” trong gia đình, nên đến bệnh viện thường xuyên để chụp CT lồng ngực xoắn ốc liều thấp, ít nhất mỗi năm một lần, để kiểm soát bệnh ung thư phổi.
Hiện nay ngày càng có nhiều người chú ý đến vấn đề sức khỏe và bệnh tật, tuy nhiên nhiều thói quen xấu tiềm ẩn trong cuộc sống rất dễ bị bỏ qua. Sau khi hiểu rõ về căn bệnh “say dầu”, bạn nên chú ý hơn để hình thành thói quen tốt trong nấu nướng.
Thường xuyên ho, khó thở, đau lưng có phải bị ung thư phổi?
Tôi hay bị ho, khó thở, đau lưng, từng đi khám và được chẩn đoán viêm phổi. Tôi muốn biết đây có phải dấu hiệu ung thư phổi không?
(Mai Hoa)
ThS.Bs Vũ Hà Thanh, Phó Trưởng khoa Nội lồng ngực, Bệnh viện K : Triệu chứng ho, đau ngực cũng là triệu chứng hay gặp của ung thư phổi, tuy nhiên chúng cũng là triệu chứng hay gặp của rất nhiều bệnh hô hấp khác, trong đó có viêm phế quản.
Không phải cứ ho, đau ngực, khó thở là chắc chắn bị ung thư. Đây chỉ là triệu chứng gợi ý để đi khám bệnh, từ đó bác sĩ sàng lọc xem nguyên nhân gây ho, khó thở là gì. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này như viêm phế quản, lao phổi hay ung thư cũng có triệu chứng giống như nhau.
Để phát hiện sớm ung thư phổi, bạn cần đi khám sức khỏe định kỳ.
Tùy theo vị trí và kích thước của khối u mà triệu chứng sớm khác nhau tùy mỗi người. Sau đây là 5 triệu chứng hay gặp nhất mà bạn cần đi khám ngay:
– Ho kéo dài không rõ nguyên nhân: với tất cả trường hợp ho kéo dài trên 2 tuần, đã điều trị nhưng không có hiệu quả
– Ho m.áu: Là một dấu hiệu nguy hiểm cần phải được phát hiện sớm và xử trí ngay. Thường được mô tả là ho ra đờm nhuốm ít m.áu đỏ tươi, trong vài ngày liên tiếp, thậm chí số lượng m.áu tăng dần theo thời gian.
– Đau ngực: Đôi khi chỉ đau âm ỉ, đau tăng lên khi ho, thường đau 1 bên ngực hoặc có thể lan lên vai, lan ra sau lưng.
– Khó thở: là triệu chứng khá thường gặp trong ung thư phổi. Mới đầu có thể khi vận động mạnh, leo cầu thang, khi bệnh tiến triển gây khó thở liên tục, ngay cả khi nghỉ ngơi.
– Gầy sút cân, mệt mỏi: Đôi khi những người mắc ung thư phổi thường không ho hay đau ngực, mà chỉ thấy xuất hiện cảm giác chán ăn, ăn không ngon kéo dài, gầy sút từ vài kg tới 5-6kg trong 1,2 tháng.