Thời gian gần đây, tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia, số ca bệnh nhập viện do bị bỏng điện tăng đột biến, phổ biến là trẻ dưới 17 t.uổi.
Hình minh họa.
Mới đây, Khoa Điều trị bỏng t.rẻ e.m, Bệnh viện Bỏng Quốc gia tiếp nhận một bệnh nhi ở Phú Thọ bị điện giật gây tổn thương nghiêm trọng tứ chi và vùng bụng khi đang đi bẫy chim gần đường điện cao thế.
Chị T.T.N.A. (trú tại Đoan Hùng, Phú Thọ), mẹ bệnh nhi cho biết: Các cháu rủ nhau đi bẫy chim gần đường điện cao thế. Nghĩ là dây điện đã bọc rồi nên cháu cầm sào inox treo lồng chim lên, chưa tới dây điện thì đã bị nổ.
Ngay sau ca bệnh này không lâu, một trường hợp khác cũng là trẻ dưới 17 t.uổi ở Yên Bái phải nhập viện với nguyên nhân là chơi một trò chơi khác nguy hiểm không kém – đó là câu cá gần đường lưới điện.
Chị N.T.P. (trú tại Trấn Yên, Yên Bái), mẹ bệnh nhi chia sẻ: Được nghỉ học, cháu đi câu cá ở ao nhà, có đường điện rất thấp. Khi cháu câu được cá và giật cần câu lên, cách đường điện 1m nhưng điện vẫn truyền xuống và cháu bị giật mạnh.
Bị bỏng nặng do những nguyên nhân này không phải là trường hợp hiếm gặp tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia, đặc biệt đáng báo động khi càng gần đến hè, tỷ lệ trẻ nhập viện do bị bỏng điện càng cao.
TS.BS Hồ Thị Vân Anh, Phó Chủ nhiệm Khoa Điều trị bỏng t.rẻ e.m cho biết: Thời gian gần đây, liên tiếp các trường hợp các cháu bé trên 10 t.uổi, dưới 17 t.uổi nhập viện, đặc biệt liên quan nhiều đến các trò chơi gần đường điện cao thế. Đây là các trường hợp bỏng nặng diện tích 10 -15%, bỏng rất nặng, sau độ 3,4,5 cần phải phẫu thuật.
Bỏng điện cao thế gây tử lệ t.ử v.ong cao, đồng thời nếu khỏi thì để lại di chứng nặng nề, tỷ lệ bệnh nhân mất vận động trên 90%, bệnh nhân tàn phế trên 50%.
“Với những hậu quả và di chứng nặng nề đó, người dân, đặc biệt là t.rẻ e.m cần lưu ý khi làm việc, di chuyển và vui chơi tại các khu vực có điện lưới, nơi có trạm điện, đường điện cao thế, nhất là trong mùa mưa bão sắp tới” – TS.BS Hồ Thị Vân Anh khuyến cáo.
Mê bẫy chim, b.é t.rai bị điện giật gây tổn thương nghiêm trọng
Đi bẫy chim gần đường điện cao thế, một b.é t.rai bị điện giật gây tổn thương nghiêm trọng tứ chi và vùng bụng.
Tổn thương tứ chi vì mê bẫy chim
Mới đây, Khoa Điều Trị Bỏng T.rẻ E.m (Bệnh viện Bỏng Quốc gia) vừa tiếp nhận một bệnh nhi bị điện giật nghiêm trọng khi đang đi bẫy chim gần đường điện cao thế. Bệnh nhân Đinh Quốc V. (16 t.uổi, Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng bị bỏng vùng bụng, toàn bộ chân phải, chân trái và hai bàn tay, cánh tay. Người nhà bệnh nhân cho biết: V. bị tai nạn khi đang đi bẫy chim ngoài đồng.
Bệnh nhân đã dùng gậy inox treo lồng chim làm bằng sắt lên gần đường dây điện cao thế nên bị điện phóng xuống gây bỏng. Nạn nhân đã được các bác sĩ tuyến dưới tiến hành cấp cứu chống sốc, giảm đau, sơ cứu bỏng và chuyển lên Bệnh Viện Bỏng Quốc Gia ngay trong ngày.
TS. BS. Hồ Thị Vân Anh – Phó Chủ nhiệm Khoa Điều trị Bỏng T.rẻ e.m (Bệnh viện Bỏng Quốc Gia) cho biết: Bệnh nhân nhập khoa trong tình trạng nặng nhưng vẫn tỉnh táo, mệt nhiều, da môi hồng nhạt, mạch 90 lần/phút, huyết áp 120/70mmHg, nước tiểu vàng đậm, bụng và tứ chi bị tổn thương nghiêm trọng (tổn thương bỏng sâu độ IV, V ở bụng và tứ chi, tổn thương độ IV, V ở 2 bàn tay và 2 bàn chân).
Bệnh nhân được chẩn đoán bỏng điện cao thế, tia lửa điện 7%, 3% độ sâu (độ III, IV, V bụng, tứ chi). Bệnh nhân đã được truyền dịch dự phòng sốc bỏng, kháng sinh, giảm đau, thay băng, theo dõi sát. Bệnh nhân được phẫu thuật 3 ngày sau vào viện (ngày15/4), phẫu thuật cắt hoại tử, ghép da, tháo ngón 1 và 5 bàn chân phải, tháo bỏ ngón 4, 5 bàn chân trái, tháo bỏ đốt xa ngón 2, 3 bàn chân bên trái và phẫu thuật ghép da vùng bụng. Sau phẫu thuật hiện tại bệnh nhân tỉnh, huyết động ổn định, tại chỗ da ghép vùng bụng bám được, tổn thương bỏng tứ chi còn phức tạp.
Trước đó, Khoa Điều trị Bỏng T.rẻ e.m (Bệnh viện Bỏng Quốc gia) cũng đang điều trị cho một bệnh nhân nam ở Mê Linh (Hà Nội) cũng bị bỏng điện cao thế do đi bẫy chim. Người nhà bệnh nhân cho biết, do chủ quan cứ nghĩ tất cả các dây điện đều được bọc bảo vệ bên ngoài nên cháu đã dùng gậy sắt treo lồng chim lên dây điện cao thế trần.
Các tổn thương bỏng của bệnh nhân V.
Nguy hiểm khi bỏng điện cao thế
Bệnh nhân bị bỏng do điện cao thế có tỷ lệ tàn phế cao, thời gian nằm viện kéo dài và thường để lại sẹo xấu do phải phẫu thuật nhiều lần. Khác với các tai nạn bỏng lửa, bỏng nước sôi vùng tổn thương chủ yếu tập trung ngoài da, nạn nhân bỏng điện thường bị tổn thương rất nặng. Khi dòng điện chạy qua, cơ thể sẽ trở thành một phần của mạch điện gây tổn thương rất sâu, gây hoại tử cơ – xương, mạch m.áu, thần kinh khiến việc điều trị vô cùng khó khăn.
Rất nhiều trường hợp bị bỏng điện, các bác sĩ đã cố gắng cứu chữa để tránh nguy cơ tàn phế cho người bệnh, nhưng cuối cùng vẫn buộc phải cắt chi của bệnh nhân để ngăn chặn tình trạng hoại tử, n.hiễm t.rùng, nhiễm độc nhằm cứu sống tính mạng người bệnh. Do đó, người dân cần đặc biệt lưu ý khi làm việc và di chuyển tại các khu vực có điện lưới, nơi có trạm điện, đường điện cao thế, nhất là trong mùa mưa bão sắp tới.
Cách sơ cứu khi bị điện giật
Khi phát hiện người bị điện giật, cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi dòng điện bằng cách ngắt cầu dao điện. Có thể dùng bất cứ một vật dụng gì khô nhưng không phải bằng kim loại để đẩy, tách nạn nhân ra khỏi dòng điện. Không được dùng tay không mà nên mang găng tay cao su hay quấn bao nylon, vải khô, đi guốc dép khô hoặc đứng trên một tấm ván gỗ khô, dùng thanh tre hay gậy gỗ khô để gạt dây điện ra.
Đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát. Kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách áp má vào mũi nạn nhân và xem lồng ngực có di động hay không, hoặc dùng tay đặt vào động mạch hai bên cổ nạn nhân.
Với nạn nhân bất tỉnh, không có dấu hiệu thở: tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim lồng ngực tại chỗ. Hô hấp nhân tạo: Nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng.
Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục 2 hơi đối với người lớn, một hơi đối với t.rẻ e.m dưới 8 t.uổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp. Người lớn và t.rẻ e.m trên 8 t.uổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8 t.uổi, mỗi phút phải thổi ngạt từ 20 – 30 lần.
Ép tim ngoài lồng ngực: Người tiến hành ép tim ngồi bên trái nạn nhân, hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với núm vú hoặc khoang liên sườn 4 – 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng từ 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra. Người lớn và t.rẻ e.m trên 1 t.uổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần.
Trẻ dưới 1 t.uổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Nếu phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 5 lần ép tim lại thổi ngạt một lần, làm kiên trì cho đến khi tim đ.ập và thở trở lại. Sau đó bất động, cố định tốt chi bị tổn thương và cột sống rồi nhanh chóng di chuyển người bị nạn tới cơ sở y tế gần nhất để tiến hành cấp cứu và kiểm tra kịp thời
Với nạn nhân còn tỉnh: Kiểm tra mức độ tổn thương ở các vị trí nặng hay nhẹ. Đặc biệt, kiểm tra tổn thương nguy hiểm trước như ở đốt sống cổ bởi những tổn thương này có thể gây liệt nếu không sơ cấp cứu kịp thời, sau đó tiến hành kiểm tra các bộ phận còn lại. Động viên, an ủi để nạn nhân yên tâm. Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.
Lưu ý: Khi sơ cứu tuyệt đối không để nạn nhân bị ngã và gây ra tổn thương nghiêm trọng hơn. Không được chạm vào nạn nhân khi chưa ngắt nguồn điện, không được dùng tay không để kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện vì có thể bạn sẽ bị điện giật. Phải giữ cho mình một tâm thái thật bình tĩnh, tránh hoảng loạn để đảm bảo sơ cứu an toàn cho nạn nhân.