Vì sao hạnh phúc giúp bạn khỏe hơn?

Sự vui vẻ và tích cực giúp bạn tránh khỏi các bệnh tim, giảm căng thẳng và giúp bạn giữ huyết áp ổn định.

Theo các nhà khoa học, 5 dạng cảm xúc tích cực bao gồm yêu, hy vọng, cảm thông, biết ơn và hạnh phúc đem lại lợi ích to lớn với cơ thể bạn.

Khi bạn yêu

Trong giai đoạn mới yêu, cơ thể sản xuất adrenalin và norepinephrine khiến tim bạn đ.ập nhanh, trong khi dopamine khiến bạn cảm thấy hưng phấn.

Oxytocin và vasopressin – những chất tạo ra cảm giác hạnh phúc và an toàn – giúp duy trì các mối quan hệ và thắt chặt các kết nối. Do đó, các cặp vợ chồng mới kết hôn sẽ có “ngưỡng đau” cao hơn, do tình yêu mãnh liệt sẽ xoa dịu các vùng não bị đau.

Về lâu dài, tình yêu làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và chống lại sự suy giảm mức độ hài lòng trong cuộc sống ở t.uổi trung niên. Nó cũng giúp giảm thiểu lượng cortisol bạn sản xuất khi bị căng thẳng.

Nghiên cứu khoa học chỉ ra, khi các cặp vợ chồng tăng cảm giác yêu bằng cách thường xuyên trò chuyện, xem phim với nhau khoảng 5 lần trong một tháng, họ đã cải thiện mối quan hệ của mình và giúp giảm 1/2 nguy cơ chia tay.

Khi bạn hy vọng

Khi bạn hy vọng, các bộ phận của não chịu trách nhiệm về khả năng suy nghĩ tích cực (gồm vỏ não trước và hạch hạnh nhân) sẽ hoạt động. Việc này giúp cải thiện cách các tế bào miễn dịch phản ứng khi đối mặt với virus hoặc vi khuẩn.

Để có được cảm giác này, bạn nên xem một bộ phim hài. Chỉ sau 15 phút, “điểm hy vọng” của bạn sẽ tăng lên. Nguyên nhân của điều này, theo các nhà khoa học là do sự hài hước ức chế các suy nghĩ tiêu cực.

Sự đồng cảm có thể giúp cải thiện sức khỏe và t.uổi thọ. Ảnh minh họa: WomenWeekly.

Khi bạn đồng cảm

Khi bạn đồng cảm, não bộ của bạn tăng sản xuất hormone oxytocin và kích hoạt một mạng lưới tế bào thần kinh não, giúp đồng thời ngăn chặn mạng lưới bạn sử dụng để phân tích mọi thứ.

Cảm giác đồng cảm làm tăng mức độ hào phóng của bạn đối với người khác, điều này giúp cải thiện sức khỏe và t.uổi thọ của bạn, nhờ thế bạn cũng cảm thấy hạnh phúc hơn.

Để đạt được cảm giác đó, bạn nên tăng cường đọc sách, việc này giúp vùng đồng cảm của não được rèn luyện.

Khi bạn biết ơn

Khi bạn biết ơn, bộ não của bạn củng cố các cấu trúc liên kết với nhận thức xã hội và sự đồng cảm, cũng như khu vực xử lý các p.hần t.hưởng.

Khi bạn nói thành lời những lời cảm ơn với ai đó, đây được coi như “một liều thuốc” tăng cường cho mối quan hệ của bạn, thậm chí tăng cơ hội biến một mối quan hệ xã giao trở nên sâu sắc hơn.

Để đạt được cảm giác đó, bạn nên viết ra 5 điều khiến bạn biết ơn mỗi ngày. sau 10 tuần, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn 25%.

Khi bạn hạnh phúc

Khi bạn hạnh phúc, não của bạn tiết ra một sự kết hợp của các chất dẫn truyền thần kinh bao gồm dopamine, serotonin và endorphin. Mức độ cortisol, hormone căng thẳng sẽ giảm.

Một nghiên cứu cho biết tác động của hạnh phúc đối với t.uổi thọ có thể được so sánh với sự khác biệt giữa t.uổi thọ của người hút thuốc và không hút thuốc. Thêm vào đó, những người không hạnh phúc có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến t.uổi tác cao hơn 80%.

Đi bộ khám phá chỉ 15 phút/tuần mang đến cho bạn nhiều bất ngờ thú vị

Đi bộ một quãng ngắn mỗi ngày không chỉ cải thiện đáng kể tâm trạng mà còn thúc đẩy lòng trắc ẩn, biết ơn và khiến chúng ta cười nhiều hơn nếu chịu đắm mình trong vẻ đẹp của thế giới xung quanh.

Đi bộ với tâm thế tận hưởng mọi cảnh vật xung quanh đem lại nhiều cảm xúc tích cực – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Cảm giác ‘awe’ (tạm dịch: kinh hãi, choáng ngợp)

Nhà tâm lý học Dacher Keltner, chuyên gia về cảm xúc tại Đại học California (Mỹ) giải thích: “Choáng ngợp là một cảm xúc tích cực được kích hoạt bởi nhận thức về điều gì đó lớn hơn bản ngã và không thể hiểu được ngay lập tức, chẳng hạn như thiên nhiên, nghệ thuật, âm nhạc hoặc bị cuốn vào một hành động tập thể như buổi lễ, buổi hòa nhạc hoặc tuần hành chính trị. Trải nghiệm về choáng ngợp có thể góp phần mang lại nhiều lợi ích bao gồm cảm giác mở rộng về thời gian và nâng cao cảm giác hào phóng, hạnh phúc và khiêm tốn”, theo DM.

Thiên nhiên và đi bộ là sự kết hợp có lợi đủ đường cho sức khỏe của chúng ta – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Trưởng nhóm nghiên cứu Virginia Sturm, tiến sĩ, phó giáo sư tại Đại học California, San Francisco (Mỹ), nói với Treehugger: “Choáng ngợp là một cảm xúc tích cực dẫn đến cảm giác kết nối xã hội, thường bị suy giảm trong cuộc sống sau này, vì vậy, chúng tôi quyết định nghiên cứu xem liệu có thể tăng trải nghiệm choáng ngợp để nâng cảm xúc tích cực và đặc biệt là cảm xúc kết nối với người khác hay không”.

“Nói chung, chúng tôi khuyến khích ‘awe’ bằng cách yêu cầu mọi người chú ý đến các chi tiết của thế giới xung quanh và khai thác cảm giác sửng sốt của họ”, giáo sư Sturm nói với MailOnline.

Tác dụng của đi bộ khám phá

Theo đó, các nhà nghiên cứu khuyến khích người tham gia đi dạo ở những nơi mà họ chưa từng đến và hướng dẫn họ vận dụng cảm giác ngạc nhiên như trẻ thơ và cố gắng nhìn thế giới bằng đôi mắt mới mẻ để nắm bắt những chi tiết của một chiếc lá hoặc bông hoa chẳng hạn.

Ví dụ, một người tham gia đã bày tỏ sự ngạc nhiên khi đằm mình vào sắc thu với cây cối mất hẳn màu xanh, miêu tả những chiếc lá không còn lạo xạo dưới chân vì mưa… – những điều kỳ diệu mà trẻ nhỏ cảm thấy khi chúng khám phá thế giới.

Từ đó, họ cảm thấy kết nối hơn với thế giới xung quanh và có động lực để quan tâm và chăm sóc người khác, theo Daily Mail.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Emotion cho thấy, những người lớn t.uổi “đi bộ khám phá” như nói ở trên – hòa mình vào thiên nhiên, kiến trúc… – cảm thấy nhiều cảm xúc tích cực hơn và ít lo lắng hơn trong cuộc sống hằng ngày.

Chỉ khoảng 15 phút/tuần đi bộ như vậy là có thể thúc đẩy những cảm xúc lành mạnh như lòng trắc ẩn, biết ơn và khiến chúng ta cười nhiều hơn. Nhóm nghiên cứu cho rằng kết quả cũng xảy ra tương tự với người ở mọi lứa t.uổi khác chứ không riêng nhóm cao t.uổi .

Giáo sư Sturm nói với DM: “Điều này cho thấy việc thúc đẩy trải nghiệm choáng ngợp có thể là một công cụ chi phí cực thấp để cải thiện sức khỏe cảm xúc của người lớn t.uổi thông qua sự thay đổi tư duy đơn giản”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *