Đột quỵ não là nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng hàng thứ ba sau bệnh tim mạch, ung thư và là nguyên nhân thường gặp nhất gây tàn phế. Vì vậy, mọi người cần phải chú ý tới những dấu hiệu bệnh dù nhỏ nhất.
Một bệnh nhân bị đột quỵ đang được y bác sỹ thực hiện phục hồi chức năng ngay trên giường bệnh. (Ảnh: T.G/Vietnamplus)
Thời gian gần đây, số bệnh nhân mắc đột quỵ nhiều và ngày càng tăng. Những người bị đột quỵ, nếu không đến kịp cơ sở y tế vào giờ vàng, họ sẽ phải chịu tàn tật, tàn phế cả cuộc đời, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội và chính họ.
Đáng chú ý, theo Tiến sỹ Đỗ Đình Tùng – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân mắc đột quỵ có t.uổi đời ngày càng trẻ. Nếu như trước kia bệnh này thường chỉ xuất hiện ở nhóm t.uổi trung niên, người già thì hiện nay xu hướng người trẻ mắc bệnh nhiều hơn, có trường hợp 20 t.uổi đã bị đột quỵ…
Tận dụng “giờ vàng” để không bị tàn phế
Từ đầu năm đến nay, tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn có gần 300 trường hợp nhập viện vì bệnh đột quỵ.
Tiến sỹ Nguyễn Thị Bảo Liên – Đơn vị đột quỵ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực và chống độc, cho biết đột quỵ não là nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng hàng thứ ba sau bệnh tim mạch, ung thư và là nguyên nhân thường gặp nhất gây tàn phế. Do vậy, gánh nặng do di chứng của bệnh để lại cho gia đình người bệnh và xã hội rất lớn nếu bệnh nhân không được cấp cứu và đưa tới viện kịp thời trong thời gian vàng – khoảng 4,5 giờ đồng hồ kể từ khi bắt đầu có dấu hiệu đột quỵ.
“Nhiều bệnh nhân khi bị đột quỵ não, song gia đình tưởng cảm nên không đưa tới bệnh viện ngay. Họ ở nhà nhờ người đ.ánh gió xem có đỡ không hay chờ con đi làm về để đưa đi viện hoặc có khi bị bệnh trong đêm nhưng họ đợi đến khi trời sáng mới quyết định đưa tới bệnh viện hay không thì đã muộn, lỡ mất khoảng thời gian vàng để cứu sống não bệnh nhân,” bác sỹ Liên cảnh báo.
Các trường hợp bệnh nhân đột quỵ, được gia đình đưa đến viện sớm cùng với sự cấp cứu kịp thời của các y bác sỹ đã thoát “cửa tử” ngoạn mục và không bị liệt.
Tiến sỹ Bảo Liên dẫn chứng, vừa qua bệnh nhân Đ.V.H, nam, 69 t.uổi (ở Hà Nội), bị đột quỵ và vào viện ngày 1/4/2021 được các bác sỹ cứu sống kịp thời. Bệnh nhân sau đó được ra viện ngày 9/4, đặc biệt không có biến chứng do bệnh đột quỵ gây ra.
Bệnh nhân H. vào viện với chẩn đoán nhồi m.áu não cấp, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid. Trước đó, bệnh nhân H. có t.iền sử tăng huyết áp, điều trị theo đơn thuốc của bệnh viện.
Khoa Hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị đột quỵ. (Ảnh: T.G/Vietnamplus)
Người nhà bệnh nhân cho hay, cách đây 1 tháng bệnh nhân tự bỏ thuốc kiểm soát huyết áp. Cách khi vào viện 1 tiếng, bệnh nhân đột ngột liệt 1/2 người phải, liệt mặt, nói ngọng. Bệnh nhân may mắn đến bệnh viện trong thời gian vàng.
Bệnh nhân được bác sỹ chỉ định chụp CT sọ não thấy hình ảnh hẹp nặng động mạch cảnh trong bên trái, hẹp đoạn M1 động mạch não giữa trái. Ngay lập tức, các bác sỹ đơn vị đột quỵ bệnh viện Xanh Pôn đã tiến hành kỹ thuật tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch kết hợp lấy huyết khối qua đường động mạch, đặt stent động mạch cảnh trong bên trái cho bệnh nhân.
Cũng ngay trong những ngày đầu tại viện, bệnh nhân đã được tập phục hồi chức tăng vận động, sớm được điều trị các yếu tố nguy cơ và dự phòng tái phát. Bệnh nhân đã được ra viện ngày 9/4, phục hồi vận động hoàn toàn, hết liệt.
Bác sỹ Liên cho biết: “Một số bệnh nhân khi ngủ dậy mới được biêt bị đột quỵ não hoặc không rõ giờ bắt đầu xảy ra bệnh nhưng khi phát hiện đã được người nhà nhanh chóng đưa đến Bệnh viện Xanh Pôn. Bằng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại, các bác sỹ đơn vị đột quỵ xác định được bệnh nhân vẫn còn giờ vàng và những bệnh nhân này đã được kịp thời cứu não, thoát liệt người.”
Đang điều trị tại Bệnh viện Xanh Pôn ngày thứ ba sau khi nhập viện, bệnh nhân H. (60 t.uổi, ở Hà Nội) bị đột quỵ đã được các y bác sỹ thực hiện ngay phục hồi chức năng trên giường bệnh. Bệnh nhân có t.iền sử tăng huyết áp.
Người nhà của bệnh nhân cho hay, trước khi vào viện, bệnh nhân nói ngọng, miệng khó nói, giảm vận động nửa người bên trái.
Tiến sỹ Nguyễn Thị Bảo Liên phân tích về những trường hợp bị bệnh đột quỵ. (Ảnh: T.G/Vietnamplus)
Bệnh nhân H. được người nhà nhanh chóng đưa đến 1 cơ sở y tế khác trước đó, sau đó được chuyển gấp tới Bệnh viện Xanh Pôn. Bệnh nhân nhập viện vào giờ thứ 4 của bệnh, rất may bệnh nhân đến kịp, bởi nếu chậm 30 phút nữa sẽ hết giờ vàng để cứu chữa.
Bệnh nhân ngay khi đến viện được các bác sỹ cho chụp cộng hưởng từ sọ não, thấy tổn thương nhồi m.áu não, tắc mạch m.áu não, hình thành những cục m.áu đông. Sau đó bệnh nhân được các bác sỹ tiêu huyết khối, rất may bệnh nhân tái thông không cần can thiệp mạch não.
Bác sỹ Liên cho hay có những ngày bệnh viện Xanh Pôn tiếp nhận 5 đến 6 bệnh nhân nhập viện liên quan đến đột quỵ não. Bệnh viện đã có hệ thống Báo động Đỏ đạt chuẩn của Bộ Y tế. Ngay khi phát hiện có bệnh nhân đột quỵ, hệ thống Báo động Đỏ được kích hoạt, ngay lập tức, các chuyên gia cấp cứu đột quỵ, chẩn đoán hình ảnh can thiệp, phẫu thuật thần kinh cùng lúc có mặt. Bệnh nhân bị đột quỵ sẽ được các bác sỹ hội chẩn ngay tại phòng chụp cắt lớp vi tính sọ não, cộng hưởng từ sọ não. Khi có chỉ định, bệnh nhân được thực hiện ngay kỹ thuật tiêu huyết khối đường tĩnh mạch ngay tại phòng chụp hoặc lấy huyết khối đường động mạch, mổ giải áp, dẫn lưu não thất tại phòng mổ.
Dấu hiệu nhận biết bệnh đột qụy
Tiến sỹ Đỗ Đình Tùng – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội cho hay qua số liệu báo cáo hàng ngày, hàng tháng ở viện thì lượng bệnh nhân mắc đột quỵ có tăng lên.
Theo bác sỹ Tùng, bệnh nhân mắc đột quỵ gần đây đa dạng hơn, trước chỉ có bệnh nhân nhồi m.áu não, vỡ mạch, nay người bệnh có xu hướng trẻ hơn, mắc nhiều bệnh nền như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn lipit m.áu… Đó là những bệnh làm nguy cơ đột quỵ tăng lên nhiều.
Tiến sỹ Đỗ Đình Tùng – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. (Ảnh: T.G/Vietnamplus)
Gần đây, có nhiều trường hợp đột tử sau khi uống rượu. Bác sỹ Tùng phân tích, rượu là một trong những chất kích thích nên đối với người có bệnh nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch thì đó là một trong những yếu tố làm tăng các nguy cơ về mạch m.áu, làm hạ đường m.áu, tăng nặng các bệnh nền… Chính vì vậy, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ sử dụng rượu có xu hướng tăng lên.
Bên cạnh đó, theo bác sỹ Tùng, thời tiết cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến bệnh đột quỵ. “Thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng quá hay lạnh quá, thay đổi đột ngột hoặc do ảnh hưởng của bão từ… làm tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ tăng lên. Đặc biệt là khi giao mùa, giữa mùa lạnh sang nóng hay ngược lại… cũng làm tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ tăng cao.
Ngoài ra, sự thay đổi nhiệt độ cơ thể của mỗi người khi từ nắng nóng đột ngột đi vào trong phòng lạnh, hoặc từ trong xe lạnh đột ngột ra ngoài… cũng là nguy cơ gây bệnh đột quỵ. Vì vậy, mọi người cần hết sức cảnh giác, đặc biệt mùa Hè sắp tới.
Bác sỹ Liên khuyến cáo mỗi người dân cần biết được một số dấu hiệu nhận biết của bệnh đột quỵ não như: Chóng mặt, đau đầu, yếu hoặc liệt chân tay, méo miệng hoặc nói ngọng… cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế có khả năng điều trị đột quỵ càng sớm càng tốt. Bởi thời gian là quan trọng nhất để cứu não cho những bệnh nhân đột quỵ.
Theo các bác sỹ, khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ, người dân cần đưa đến thẳng cơ sở can thiệp đột quỵ uy tín để được xử lý kịp thời./.
Nhiều người trẻ t.uổi t.ử v.ong do chủ quan khi bị đột quỵ não
Cơn thiếu m.áu não thoáng qua có dấu hiệu như mất thị lực đột ngột, yếu một cánh tay/chân trong ít phút sau đó khả nặng vận động sớm quay trở lại… song đây thường là dấu hiệu sớm của đột quỵ não.
Bệnh nhân mắc đột quỵ đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
Trong vòng 20 ngày qua, Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai) đã tiếp nhận 750 ca bệnh đột quỵ.
Phó giáo sư Mai Duy Tôn – Giám đốc Trung tâm báo động trong số này có 60 người độ t.uổi từ 18-44. Đặc biệt nhiều ca đột quỵ ở người trẻ đến viện muộn, mất đi cơ hội vàng để phục hồi và để lại những hệ lụy đáng tiếc.
Số bệnh nhân trẻ chiếm gần 10%
Anh T – người nhà của một nữ bệnh nhân cho hay đến giờ anh vẫn không quên được buổi sáng định mệnh. Sau khi thức dậy, vợ anh (một giáo viên) sửa soạn đi làm thì đột ngột thấy chóng mặt, tê bì nửa người, nói hơi khó nghe. Nghĩ là vợ chỉ bị mệt sau đợt chấm thi căng thẳng, anh T. đỡ vợ nằm nghỉ trên giường.
Đến trưa không thấy vợ dậy, nghĩ chị mệt, anh để vợ nghỉ ngơi thêm. Chiều tối cũng không thấy vợ dậy, anh đến bên giường lay gọi nhưng vợ anh chỉ ú ớ.
Anh vội gọi xe cấp cứu đưa vợ mình tới bệnh viện tỉnh, rồi chuyển lên Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai) trong tình trạng hôn mê.
Sau khi khám và đ.ánh giá, các bác sỹ của Trung tâm Đột quỵ nhận định bệnh nhân bị đột quỵ tắc thân nền. Các bác sỹ chỉ định cho bệnh nhân chụp MRI với mong muốn tìm kiếm chút ít cơ hội dù biết là khó.
Kết quả chụp tổn thương rõ toàn bộ trung não, cầu não 2 bên, thùy chẩm, tiểu não (do tắc hoàn toàn động mạch thân nền). Bệnh nhân không còn chỉ định can thiệp lấy huyết khối, điều này đồng nghĩa có thể t.ử v.ong. Kết quả xấu như tiên lượng đã đến với cô giáo trẻ 34 t.uổi.
Ca lâm sàng trên chỉ là 1/60 trường hợp người trẻ bị đột quỵ được khám, cấp cứu và điều trị tại Trung tâm Đột quỵ.
Phó giáo sư Mai Duy Tôn chia sẻ: “Số bệnh nhân trẻ chiếm gần 10% số bệnh nhân đột quỵ nói chung tại Trung tâm. Đây là con số không nhỏ và có xu hướng ngày càng gia tăng. Điều đáng nói, phần lớn bệnh nhân nhập viện muộn và hệ lụy là mất đi cơ hội hồi phục trong giờ vàng.”
Theo ông Tôn, nguyên nhân của việc bệnh nhân đến viện muộn là do người trẻ thường chủ quan, không nhận diện rõ các dấu hiệu điển hình và không nghĩ là đột quỵ có thể xảy ra ở người trẻ t.uổi. Khi đến viện muộn, họ đã làm mất đi cơ hội vàng để phục hồi và để lại hệ lụy đáng tiếc về sức khỏe, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Cảnh giác với cơn thiếu m.áu não thoáng qua
Phân tích về nguyên dẫn đến bệnh đột quỵ ở người trẻ t.uổi, phó giáo sư Tôn chia sẻ có nhiều yếu tố liên quan đến đột quỵ như bệnh tăng huyết áp, bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, béo phì, tăng mỡ m.áu, hút thuốc, lối sống ít vận động, không lành mạnh, làm việc căng thẳng…
Theo số liệu của Hội Tim mạch Việt Nam thì cứ 4 người từ 25-49 t.uổi thì có một người tăng huyết áp và đây là nguyên nhân chính gây nên đột quỵ ở người trẻ. Ngoài ra, bệnh nhân đột quỵ trẻ còn liên quan đến các yếu tố di truyền, có bất thường về mạch m.áu, hoặc tình trạng đông m.áu, dẫn đến nguy cơ vỡ mạch m.áu, hoặc tắc mạch m.áu gia tăng.
Theo bác sỹ Tôn, hiện nay, có khoảng 1/3 các ca đột quỵ xuất hiện sau khi có một hoặc nhiều cơn đột quỵ nhẹ hay còn gọi là cơn thiếu m.áu não thoáng qua. Cơn thiếu m.áu não thoáng qua xảy ra do tình trạng ngừng tạm thời việc cung cấp m.áu lên não với các dấu hiệu như mất thị lực đột ngột, yếu một cánh tay hoặc chân trong ít phút sau đó khả nặng vận động có thể sớm trở lại, điều này tạo nên cảm giác chủ quan cho người bệnh, tuy nhiên sẽ rất nguy hiểm nếu bỏ qua. Đây thường là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh lý đột quỵ não.
Bác sỹ Tôn khuyến cáo để giảm nguy cơ đột quỵ, người trẻ cần khám sức khỏe định kỳ để tầm soát các yếu tố nguy cơ, nếu có cần điều trị sớm. Chẳng hạn điều trị tăng huyết áp, các bệnh lý chuyển hóa, béo phí… nên thay đổi thói quen, sinh hoạt khoa học, bỏ t.huốc l.á, bỏ rượu.
Với bệnh nhân trong gia đình có người từng bất thường mạch m.áu, tăng đông nên được tư vấn bởi các bác sỹ chuyên khoa để được sàng lọc loại trừ yếu tố nguy cơ./.
Khi bệnh nhân bị đột quỵ não, các triệu chứng sẽ xảy ra ngay lập tức sau vài phút hoặc sau vài giờ với các dấu hiệu:
Đột ngột có cảm giác tê hay yếu liệt ở mặt, tay hoặc chân (các triệu chứng thường xảy ra ở một bên của cơ thể – nửa người); Đột ngột không nói được, giọng nói bị méo hoặc bệnh nhân bị nói nhảm, vô nghĩa, không hiểu được lời nói; Đột ngột mất thị lực, đặc biệt khi triệu chứng xuất hiện ở một bên mắt; Đột ngột đau đầu dữ dội; Chóng mặt, cơ thể bị mất thăng bằng hoặc không thể thực hiện vận động theo ý muốn…
Nếu bất cứ ai có biểu hiện bất cứ triệu chứng nào như trên, thậm chí không rõ ràng, ngay lập tức gọi cấp cứu 115, vận chuyển an toàn tới bệnh viện gần nhất tìm cơ hội điều trị trong giờ vàng để “cứu não.”