Rượu bia hay t.huốc l.á đều gây hại cho sức khỏe nên khi kết hợp cả 2 thứ đó nguy cơ mắc các bệnh ung thư tăng lên rõ rệt và hủy hoại bạn theo thời gian.
Vừa uống bia rượu và sử dụng t.huốc l.á nguy cơ mắc ung thư cao
Trên thực tế, việc hút thuốc khi uống rượu bia còn khiến cồn ngấm vào m.áu nhanh hơn, và bạn càng dễ dàng mất tỉnh táo. Khi uông rươu hay bia cùng với thói quen hút t.huốc l.á, nó không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: ung thư vòm họng, phôi… mà còn tôn thương cho cả não.
Các nhà nghiên cứu ở Heidelberg cho rằng: “Xác suất sinh ung thư thực quản tăng gấp 18 lần nếu uống mỗi ngày hơn 80g rượu (khoảng ba ly bia). Tỉ lệ này nhảy vọt lên đến bốn lần nếu đi kèm với t.huốc l.á. Cũng với tỉ lệ này, người ung thư ruột già thì khổ hơn nữa vì chỉ cần 50g rượu (khoảng hai ly bia mỗi ngày) thì sẽ rơi vào tầm ngắm của bệnh ung thư.
Đối với phụ nữ, chỉ cần tiêu thụ mỗi ngày có 10g rượu bia kèm theo t.huốc l.á thì cũng đủ để cơ thể hứng chịu bệnh tật.
Uông bia rươu nhiêu đã đươc chưng minh làm tăng rõ rêt nguy cơ măc các loại ung thư khoang miêng, ung thư hâu họng, ung thư thanh quản, ung thư thưc quản (Ảnh minh họa)
Tất cả tỉ lệ vừa kể đều nhân đôi nếu mức thu nhập bình quân mỗi ngày hơn 90g rượu và hơn 20 điếu thuốc. Bình quân nghĩa là cho dù không uống mỗi ngày nhưng hễ đụng trận thì “không say không về” thậm chí còn tai hại hơn mỗi ngày lai rai ba sợi”.
Nghiện rượu và t.huốc l.á là t.ự s.át. Nhưng nhiều người vẫn chủ quan biện hộ rằng: Nếu thiếu điếu thuốc bên ly bia cốc rượu thì cuộc sống sẽ vô cùng tẻ nhạt”. Cho nên các cảnh báo đều có vẻ bị phớt lờ đi khi hậu quả chưa thật sự diễn ra. Và hình ảnh nam thanh nữ tú vừa uống rượu bia vừa phì phèo khói thuốc vẫn ngày càng tăng ở nước ta, đến mức báo động – báo động về một tương lai Việt Nam được xếp vào một trong những nước có số lượng người c.hết vì bệnh ung thư do t.huốc l.á và bia rượu nhiều nhất thế giới.
Báo cáo dựa trên nghiên cứu về mối liên quan giữa việc sử dụng rượu và t.huốc l.á cho thấy những người đam mê cả hai có nguy cơ cao hơn mắc ung thư họng, thanh quản, thực quản, miệng… Nguy cơ này cao gấp 30 lần so với những người tiêu thụ hoặc rượu hoặc t.huốc l.á.
Ảnh minh họa
Các nhà nghiên cứu khuyến cáo không có một mức tiêu thụ rượu bia nào được coi là an toàn. Ngoài ra, uống rượu cũng ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh ung thư, bao gồm cả cách thức hoạt động của một số loại thuốc hóa trị.
Rượu bia và ethanol được Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IRAC) xếp vào nhóm chất gây ung thư gồm: ung thư khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan và ung thư vú ở phụ nữ. Theo đó, không có ngưỡng uống rượu bia nào là an toàn để phòng bệnh ung thư.
Ủy ban về các chất gây ung thư Anh (CoC) cũng cho rằng việc uống rượu bia, ngay cả một lượng nhỏ cũng làm tăng nguy cơ của một số bệnh ung thư so với những người không uống. Các nguy cơ mắc ung thư liên quan đến rượu bia giảm dần theo thời gian từ khi ngừng uống rượu bia, nhưng có thể phải mất nhiều năm trước khi nguy cơ giảm xuống ở mức như những người bình thường chưa bao giờ uống rượu bia.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, với các bệnh ung thư miệng, họng, thanh quản, thực quản, người uống khoảng 1,5 đơn vị rượu một ngày có nguy cơ tăng khoảng 5 lần đối so với những người không bao giờ uống hoặc chỉ thỉnh thoảng uống. Thậm chí, người chỉ uống không quá một ly mỗi ngày cũng có nguy cơ cao hơn 20% so với người không uống rượu.
Ảnh minh họa
Giảm tiêu thụ rượu đồng nghĩa giảm nguy cơ mắc ung thư. Vì thế, Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IRAC) khuyên mọi người tốt nhất không nên uống rượu bia hoặc nếu có uống thì nên giới hạn mức độ. Cụ thể, nam/nữ giới khỏe mạnh không nên uống quá 2 đơn vị cồn một ngày để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và chấn thương. Không nên uống quá 4 đơn vị cồn trong một lần uống bất kỳ để giảm nguy cơ bị tai nạn thương tích do rượu bia.
Người dưới 18 t.uổi không nên uống rượu bia. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú tốt nhất không nên uống rượu bia, nếu uống có thể gây hại cho bào thai và cho trẻ bú mẹ. Để giảm lượng cồn dung nạp vào cơ thể thì phải có vài ngày không uống rượu bia trong một tuần.
Một đơn vị cồn của Tổ chức Y tế Thế giới bằng 10 g cồn nguyên chất, tương đương với 3/4 chai bia 330 ml (5%), một ly rượu vang 100 ml (13,5%), một cốc bia hơi 330 ml, hoặc một chén rượu mạnh 30 ml (40%).
Cứ 10 phụ nữ sẽ có ít nhất 1 người từng sảy thai
Các chuyên gia y tế cho biết cứ 7 phụ nữ mang thai sẽ có 1 trường hợp sảy thai và 11% phụ nữ từng trải qua một lần sảy thai trong đời, theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí y khoa The Lancet.
Theo dữ liệu tổng hợp bởi 31 nhà nghiên cứu quốc tế, mỗi năm trên thế giới có khoảng 23 triệu ca sảy thai. Nhưng con số thực tế chắc chắn sẽ còn “cao hơn đáng kể” do vẫn còn những số liệu chưa được báo cáo.
Cứ mỗi 50 người phụ nữ sẽ có 1 người đã trải qua hai lần sảy thai, bên cạnh đó, dưới 1% phụ nữ đã trải qua từ ba lần sảy thai trở lên. Hiện nay, mức độ chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ sau khi bị sảy thai chưa được chú trọng ở nhiều quốc gia, thậm chí là ở cả các quốc gia giàu có.
“Cần có một hệ thống chăm sóc sức khoẻ toàn diện hơn nhằm đảm bảo phụ nữ sẽ được chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần khi mang thai, đồng thời ghi nhận một cách chính xác số liệu các ca sảy thai”, các nhà nghiên cứu chỉ ra.
Những quan niệm sai lầm
Nhiều phụ nữ tin rằng việc bị sảy thai rất hiếm khi xảy ra và nếu có thì nguyên nhân có thế là do họ hoạt động mạnh hoặc đã từng sử dụng biện pháp tránh thai trước đó.
Cũng có quan niệm cho rằng không có phương pháp điều trị hiệu quả nào để ngăn ngừa sảy thai, đặc biệt là ở những phụ nữ có nguy cơ cao.
Các chuyên gia đã đưa ra những cảnh báo rằng những quan niệm sai lầm như vậy có thể gây tổn hại lớn đến sức khoẻ của các sản phụ, chính những suy nghĩ này khiến họ trở nên mặc cảm và tránh tìm đến những biện pháp điều trị hỗ trợ.
Sảy thai nhiều khả năng cũng có thể khiến phụ nữ rơi vào tình trạng trầm cảm do phải một mình chịu đựng nỗi đau, không thể chia sẻ với gia đình, bạn bè hay thậm chí là với bạn đời của mình.
Vào tháng 5/2020, một đ.ánh giá được công bố đã xác định các nguyên nhân gây ra tình trạng sảy thai ở phụ nữ, trong đó bao gồm t.uổi tác của cha mẹ, những lần sảy thai trước đó của người mẹ.
Các yếu tố khác có thể nguyên nhân dẫn đến sảy thai là do bà mẹ bị thiếu hoặc thừa cân, hút thuốc, uống rượu, thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài, làm việc ca đêm hay phải sinh hoạt trong môi trường bị ô nhiễm không khí.
Những hậu quả về sức khỏe sau khi bị sảy thai sẽ rất nghiêm trọng, đặc biệt là đối với những phụ nữ bị hư thai từ hai lần trở lên. Trong vòng 9 tháng sau khi sảy thai, khoảng 20% phụ nữ sẽ bị rơi vào trạng thái lo âu, trầm cảm và rối loạn căng thẳng.
“Dù sảy thai là một điều kinh hoàng đối với hầu hết phụ nữ, nhưng trước những tác động sau đó đến sức khỏe tinh thần, họ lại thường lựa chọn chịu đựng một mình và không lựa chọn những giải pháp chăm sóc y tế”, nhà nghiên cứu Arri Coomarasamy từ Đại học Birmingham cho biết. “Phụ nữ có thể sẽ bị tổn thương, thậm chí sang chấn tâm lý sau nỗi mất mát đó, nhưng các dấu hiệu rất khó nhận ra”.
Nhóm tác giả cũng lưu ý rằng hầu hết dữ liệu được cung cấp từ các quốc gia phát triển, nhưng “sự im lặng đối với tình trạng sảy thai của phụ nữ” đang hiện hữu ở hầu khắp các quốc gia.
Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra khuyến nghị với các cơ quan y tế tại nhiều quốc gia để tăng cường các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ hậu sảy thai, đồng thời thúc đẩy những nghiên cứu trong việc phòng ngừa và xác định sớm những phụ nữ có nguy cơ cao.