Ngày Tết với những mâm cơm dâng cúng dồn dập suốt nhiều ngày nên thật khó tránh khỏi tình trạng đồ ăn lưu cữu trong tủ lạnh. Nhưng bạn phải thật tỉnh táo khi ăn uống nếu không muốn rước bệnh vào người.
Tình trạng đồ ăn lưu cữu trong dịp Tết luôn là nỗi khốn khổ thường gặp của mọi nhà. Nhiều người có tính tiết kiệm khi thấy đồ ăn thừa sẽ dồn lại rồi cất trong tủ lạnh để những hôm sau lôi ra hâm nóng ăn tiếp. Tuy nhiên, chính hành động này lại có thể gây tổn hại lớn đến sức khỏe theo thời gian.
Việc duy trì những bữa ăn dồn để qua đêm liên tiếp trong dịp Tết rất dễ khiến cơ quan nội tạng như gan, thận bị ảnh hưởng, thậm chí còn làm sản sinh nhiều chất gây ung thư trong cơ thể.
Dưới đây chính là 6 món đã nấu chín mà bạn nên tránh hâm nóng lại nhiều hơn 2 lần trong dịp Tết này nhé!
1. Cơm
Chắc chắn chuyện ăn cơm nguội hâm nóng trong dịp Tết là điều rất quen thuộc ở nhiều nhà. Thực tế, quá trình hâm nóng cơm chưa chắc đã gây hại cho sức khỏe mà thực tế vấn đề lại nằm ở cách bảo quản cơm thừa sau lần nấu đầu tiên. Khi cơm đã được nấu chín mà chỉ bảo quản ở nhiệt độ phòng thì các bào tử Bacillus cereus có thể phát triển thành vi khuẩn. Đặc biệt, cơm đã nấu mà đặt ở nhiệt độ phòng sẽ dễ bị thiu và làm tăng nguy cơ ngộ độc.
Các chuyên gia ở NHS khuyến cáo rằng, bạn nên để cơm ở nhiệt độ phòng trong 1 giờ để làm nguội bớt cơm sau khi nấu chín, tiếp đó hãy cất cơm vào một chiếc hộp sạch, kín và giữ lạnh trong tủ lạnh. Lưu ý, bạn không nên để cơm nguội quá 1 ngày trong tủ lạnh trước khi đem hâm nóng.
Bạn cũng cần chú ý kiểm tra xem cơm có đủ nóng sau khi hâm nóng không và mỗi phần cơm nguội không nên hâm nóng nhiều lần, tốt nhất là chỉ dừng lại ở con số 1.
2. Khoai tây chiên
Khoai tây chiên cũng là món khoái khẩu của nhiều người trong dịp Tết. Thế nhưng, việc làm nóng lại sau khi đã chế biến sẽ làm các chất dinh dưỡng trong khoai tây bị phá hủy và dễ sinh ra chất có hại cho cơ thể. Hậu quả là bạn có thể gặp phải cảm giác buồn nôn, nôn mửa sau khi ăn.
3. Thịt gà
Không nhiều người biết rằng, thịt gà vì chứa hàm lượng protein cao nên dễ gây ra một số vấn đề về tiêu hóa khi hâm nóng lại sau 1 – 2 ngày cất trong tủ lạnh. Nhiều nhà chọn cách dùng những phần gà thừa đổ vào nồi đảo rang với gừng để có thể ăn thêm được nhiều bữa nữa. Vậy nhưng, việc làm này thực chất không hề tốt cho sức khỏe tổng thể cũng như hệ tiêu hóa của bạn.
Thịt gà khi được làm nóng lại nhiều lần, các protein sẽ phân huỷ và kết hợp cùng các chất khác trong dạ dày gây ra hiện tượng đau bụng, chướng hơi, tiêu chảy, khó tiêu…
4. Trứng
Trứng cũng không phải là một loại thực phẩm tốt để làm nóng lại sau khi đã nấu chín. Vì trong trứng có chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, vitamin, protein nên qua quá trình xử lý nhiệt sẽ làm mất đi những chất dinh dưỡng này. Bên cạnh đó, việc hâm nóng lại còn làm sản sinh ra những chất độc có hại cho đường ruột nên bạn cần tránh ăn trứng đã để qua đêm.
5. Các loại rau lá mềm
Một số loại rau lá mềm như rau cần, rau bina… thường được chế biến cùng những món xào, luộc. Nếu còn thừa lại thì nhiều nhà lại bọc kín rồi cất tủ lạnh để hôm sau mang ra xào lại ăn tiếp. Trên thực tế, các loại rau lá mềm chứa nhiều sắt và nitrat. Khi chúng được mang ra chế biến trong lần tiếp theo có thể khiến nitrat biến đổi thành nitrit – một trong những chất gây ung thư, nên vô cùng có hại cho sức khoẻ về sau.
6. Nấm
Một số loại nấm như nấm hương, nấm đông cô… khá ngon nhưng lại không thể ăn tiếp trong ngày hôm sau vì có nhiều dư lượng nitrit sau quá trình chế biến và bảo quản. Theo Hiệp hội Thông tin Thực phẩm Châu Âu thì nấm chứa nhiều protein nên sẽ dễ dàng bị phá huỷ bởi các enzyme và vi sinh vật. Do đó, khi bạn để thừa lại nấm qua đêm, nếu trên 4 tiếng thì nấm có thể gây ngộ độc, nặng hơn thì suy gan…
Kiểm tra thuốc điều trị đái tháo đường có tạp chất gây ung thư
Các cơ sở cần thực hiện đ.ánh giá cơ sở cung ứng nguyên liệu, nguồn gốc nguyên liệu; kiểm tra chất lượng từng lô nguyên liệu Metformin theo quy định và phân tích bổ sung chỉ tiêu đối với tạp chất NDMA.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết vừa qua Cục đã nhận được thông báo từ Cơ quan Y tế Canada, Cục Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ, Cơ quan Quản lý dược và thực phẩm Thái Lan về việc phát hiện các thuốc chứa Metformin có tạp chất N-Nitrosodimethylamine (NDMA) có nguy cơ gây ung thư ở hàm lượng vượt quá ngưỡng cho phép.
Kiểm tra chất lượng mẫu thuốc tại Viện Kiểm nghiệm thuốc T.Ư – ẢNH: LIÊN CHÂU
Để đảm bảo chất lượng thuốc và an toàn cho người sử dụng, Cục Quản lý dược đã có văn bản gửi các viện kiểm nghiệm thuốc, cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc, yêu cầu các cơ sở sản xuất thuốc chứa dược chất Metformin chỉ được đưa vào sản xuất thuốc các lô nguyên liệu dược chất Metformin đạt tiêu chuẩn chất lượng và có tạp chất NDMA không được vượt quá giới hạn cho phép (giới hạn NDMA tạm thời chấp nhận không quá 0,32 ppm, tính trên liều chấp nhận tối đa của NDMA là 96 nanogram/ngày).
Các cơ sở cần thực hiện đ.ánh giá cơ sở cung ứng nguyên liệu, nguồn gốc nguyên liệu; kiểm tra chất lượng từng lô nguyên liệu Metformin theo quy định và phân tích bổ sung chỉ tiêu đối với tạp chất NDMA.
Ngoài ra, tiến hành rà soát quy trình sản xuất, kiểm soát tá dược, vỏ nang, bao bì đóng gói để đảm bảo không phát sinh tạp chất NDMA trong quá trình sản xuất, bảo quản, phân phối.
Cục cũng yêu cầu các cơ sở nhập khẩu thuốc phối hợp với cơ sở sản xuất thuốc nước ngoài đảm bảo thuốc chứa dược chất Metformin được sản xuất từ nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng và giới hạn tạp chất NDMA không vượt quá mức cho phép, đồng thời chịu trách nhiệm lưu trữ đầy đủ các bằng chứng chứng minh từng lô thuốc nhập khẩu đạt tiêu chuẩn chất lượng và được sản xuất từ lô nguyên liệu dược chất Metformin đáp ứng yêu cầu nêu trên.
Cục Quản lý dược đề nghị Viện Kiểm nghiệm thuốc T.Ư, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM nghiên cứu, triển khai và hướng dẫn, chỉ đạo các Trung tâm kiểm nghiệm tỉnh, TP thực hiện quy trình phân tích xác định tạp chất NDMA trong nguyên liệu và trong thuốc thành phẩm chứa dược chất Metformin.
Tăng cường lấy mẫu để kiểm tra chất lượng nguyên liệu và thuốc thành phẩm chứa dược chất Metformin của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thành phẩm chứa Metformin. Các viện gửi báo cáo về Cục Quản lý dược kết quả kiểm tra để có căn cứ xử lý.
Theo các chuyên gia, thuốc chứa hoạt chất Metformin được chỉ định trong điều trị đái tháo đường týp 2 (bệnh thường có nguyên nhân liên quan rối loạn chuyển hóa, béo phì).