Các chuyên gia về giấc ngủ tại Đại học Nam Úc đã cảnh báo rằng ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của thanh thiếu niên.
Trong một nghiên cứu mới, các chuyên gia về giấc ngủ bao gồm Tiến sĩ Alex Agostini và Tiến sĩ Stephanie Centofanti của Đại học Nam Úc xác nhận rằng giấc ngủ về bản chất có liên quan đến sức khỏe tâm thần, nhưng thường bị các chuyên gia y tế loại bỏ như một yếu tố cấu thành.
Tiến sĩ Agostini cho biết các bậc cha mẹ và các chuyên gia y tế phải nhận thức được mối quan hệ hai chiều giữa giấc ngủ và sức khỏe tinh thần, đặc biệt là trong độ t.uổi thanh thiếu niên.
“Ngủ đủ giấc rất quan trọng đối với tất cả chúng ta, nó giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, tăng cường khả năng miễn dịch và đảm bảo chúng ta có thể hoạt động tốt mỗi ngày”, Tiến sĩ Agostini chỉ ra. “Nhưng đối với thanh thiếu niên, giấc ngủ đặc biệt quan trọng vì chúng đang ở độ t.uổi trải qua một loạt các thay đổi về thể chất, xã hội, tất cả đều phụ thuộc vào một giấc ngủ đủ”.
Nghiên cứu cho thấy thanh thiếu niên cần ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm. Nếu không, chúng sẽ ít có khả năng đối phó với các tác nhân gây căng thẳng, chẳng hạn như vấn nạn bắt nạt hoặc áp lực gia đình, trường học, dẫn đến nguy cơ phát triển các vấn đề về hành vi, cũng như lo lắng và trầm cảm.
Nếu giấc ngủ giảm xuống dưới 6 giờ mỗi đêm, nghiên cứu cho thấy rằng thanh thiếu niên có nguy cơ tham gia vào các hành vi nguy hiểm như sử dụng chất kích thích, tham gia các hoạt động hung hăng hoặc có hại khác cao gấp đôi so với những thiếu niên ngủ đủ giấc.
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết trong khi một nửa số tình trạng tâm thần bắt đầu từ 14 t.uổi, hầu hết các trường hợp này đều không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Tiến sĩ Centofanti – đồng tấc giả nghiên cứu, cho biết trong khi nhiều yếu tố góp phần vào việc đi ngủ muộn hơn ở thanh thiếu niên, thì công nghệ là một trong những tác nhân gây hại lớn nhất.
“Thanh thiếu niên dành nhiều thời gian trên các thiết bị điện tử, cho dù đó là nhắn tin cho bạn bè, chơi game hay xem video, lạm dụng công nghệ đến khuya là một trong những tác nhân phổ biến nhất làm gián đoạn giấc ngủ ngon. Việc lạm dụng công nghệ cũng có thể góp phần gây ra các vấn đề sức khỏe tâm thần”, ông Centofanti cho biết.
“Việc sử dụng công nghệ không chỉ có thể khiến chúng ta cảm thấy lo lắng và tỉnh táo, mà ánh sáng xanh phát ra từ công nghệ ức chế việc sản xuất hormone giấc ngủ melatonin để trì hoãn thời gian bắt đầu tự nhiên của giấc ngủ. Đây là vấn đề vì thanh thiếu niên đã có xu hướng sinh học là muốn thức khuya và ngủ nướng”, theo nghiên cứu.
Con trai nhanh nhẹn đột nhiên thay đổi lạ thường, không hứng thú với cả chuyện cưới vợ, bà mẹ choáng khi nghe kết luận của bác sĩ
Nguyên nhân xuất phát từ thói quen ngủ không đủ giấc của chính con trai vì bận việc.
Bà Xu (sống ở Trung Quốc) gần đây rất lo lắng vì cậu con trai vốn dĩ nhanh nhẹn, hoạt bát bỗng nhiên thay đổi. Theo bà Xu, bà có tính cách sôi nổi, vui vẻ nên con trai cũng vậy. Nhưng một thời gian ngắn trở lại đây, con trai trở nên ủ rũ, ít nói, bơ phờ, mệt mỏi.
Khi nhìn thấy con trai như vậy, bà Xu muốn thay đổi bằng cách mai mối để con trai chú tâm vào yêu đương. Tuy nhiên, dù bà giới thiệu nhiều cô nhưng con trai từ chối gặp với lý do bận rộn, không có thời gian và thậm chí là “không hứng thú”.
Câu trả lời của con trai khiến bà Xu lo lắng. “Tôi biết con trai bận việc. Nhưng không hiểu điều gì khiến nó như vậy”. Bà Xu đã đến Bệnh viện Nhân Dân số 3 Hồ Bắc để xin ý kiến bác sĩ. Bà tự đi, không dẫn theo con trai.
Bác sĩ đã hỏi han tình hình của con trai bà Xu qua người phụ nữ này. Trong những tháng gần đây, công ty của con trai bà thường xuyên tổ chức các cuộc họp trực tuyến với các đối tác nước ngoài. Nhưng vì lệch múi giờ nên các cuộc họp thường diễn ra lúc sáng sớm. Lẽ ra lúc đó con trai bà Xu phải ngủ thì phải tham gia các cuộc họp như vậy. Để không ảnh hưởng đến công việc, con trai bà Xu họp lúc mọi người ngủ, sau khi họp xong thì mới đi ngủ.
Bác sĩ nhận thấy việc giấc ngủ bị gián đoạn, thức dậy khi đang ngủ ngon ban đêm có thể là nguyên nhân khiên cho con trai bà Xu bị trầm cảm. Bà mẹ này cho hay con trai thường xuyên có giấc ngủ ngon, gần đây phải thức dậy giữa chừng nên mệt mỏi. Bác sĩ cho rằng, thói quen này ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất.
Bác sĩ cho rằng, giấc ngủ là một phần quan trọng trong cuộc sống để cơ thể phục hồi. Việc con trai bà Xu mất ngủ vì thức dậy giữa chừng đã đành, sau khi họp xong mới đi ngủ cũng không đạt được trạng thái ngủ sâu. Theo thời gian, điều này ảnh hưởng đến não và ảnh hưởng đến cuộc sống và cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi. Mặc dù vậy nhưng bà Xu và con trai không nghĩ đến nguyên nhân từ đây mà xuất hiện sự bơ phờ, chán nản, căng thẳng.
Bác sĩ khuyên điều quan trọng để không ảnh hưởng giấc ngủ
Trong những năm gần đây, nhiều người gặp vấn đề giấc ngủ, có người ngủ kém, ngủ ít gây đau đầu, mệt mỏi. Khung giờ vàng đi ngủ là 11h đêm đến 3h sáng hôm sau. Dù thế nào đi nữa vẫn phải đảm bảo giấc ngủ vào khung giờ này. Nhiều người thức đến sáng rồi ngủ đến trưa hôm sau nhưng vẫn mệt vì bỏ qua khung giờ vàng để đi ngủ.
Những người có giấc ngủ kém nếu không thay đổi sẽ ảnh hưởng đến cơ thể, các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn. Việc dùng các thiết bị điện tử là mối ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nhiều chuyên gia khuyên không nên để các thiết bị điện tử trong phòng ngủ. Bạn nên đi ngủ ngay không nên dán mắt vào điện thoại.
Ăn quá no cũng là nguyên nhân dẫn đến mất ngủ. Vì vậy, buổi tối nên ăn đồ ăn nhẹ, tránh ăn đồ dầu mỡ gây khó tiêu hóa.