Việc bị thâm đen một số bộ phận trên cơ thể khiến phụ nữ mang thai cảm thấy xấu xí, mất tự tin về ngoại hình của mình.
Mang thai là một việc rất vất vả, ngoài những khó chịu về thể chất như ốm nghén, chán ăn, phụ nữ còn gặp rất nhiều phiền toái về tinh thần. Họ thường xuyên cái kỉnh khi ngoại hình của mình trở nên xấu đi, đặc biệt một số bộ phận trở nên thâm sạm, trông mất thẩm mỹ.
Sau khi mang thai, có 5 bộ phận trên cơ thể phụ nữ thường bị thâm đen nhiều nhất là mặt, cổ và nách, quầng vú, bụng.
1. Mặt thâm nám
Sau khi mang thai, nhiều chị em nhận thấy da mặt nổi nhiều mụn, ban đầu là những đốm màu vàng, sau dần chuyển thành những vết thâm. Đây là hiện tượng bình thường, các bà mẹ sắp sinh đừng quá lo lắng.
Loại đốm này về mặt y học được gọi là “đốm nâu của thai kỳ”, hầu hết chúng có màu vàng nhạt. Sở dĩ nó biến thành màu đen là do sự gia tăng số lượng các tế bào hắc tố trong cơ thể dưới tác động của các tia cực tím và nội tiết tố, dẫn tới tình trạng xuất hiện nhiều đốm đen và tàn nhang.
Trong nhiều trường hợp, tình trạng này sẽ dần biến mất sau khi em bé, nhưng cũng có nhiều người không thể xóa mờ vết nám đen này. Lúc này, chị em nên cân nhắc sử dụng một số sản phẩm đặc trị để cải thiện vết nám.
2. Thâm đen vùng cổ và nách
Việc các bộ phận trên cơ thể bị sạm đen phần lớn là do sắc tố. Khi mang thai, một số bà bầu sẽ thấy cổ và nách sẽ chuyển sang màu đen. Điều này có thể liên quan đến sự gia tăng của hormone kích thích tế bào hắc tố (MSH), estrogen và progesterone.
Hormone kích thích melanocyte và estrogen có thể kích thích các tế bào hắc tố tiết ra melanin và progesterone, thúc đẩy sự khuếch tán của melanin. Melanin bài tiết quá nhiều và khuếch tán nhanh, sẽ khiến một số bộ phận trên cơ thể bị thâm do tăng sắc tố.
Trong trường hợp này, nồng độ hormone sẽ dần trở lại bình thường khi sinh em bé, vết thâm sạm cũng sẽ mờ dần.
3. Quầng vú đen
Sau khi mang thai, do sự tăng tiết hormone và progesterone, quầng vú cũng có thể bị thâm do sắc tố. Đây là một thay đổi bình thường của thai kỳ, không phải do bệnh lý.
Hầu hết hiện tượng thâm đen này sẽ dần biến mất sau khi sinh nên các mẹ không cần quá lo lắng.
4. Đường đen ở giữa bụng
Một số phụ nữ mang thai có một đường đen dài trên bụng, nhưng một số thì không. Thông thường, phụ nữ có làn da trắng ít có đường đen trên bụng khi mang thai, vì cơ thể không tiết ra nhiều melanin và không hình thành sắc tố. Những người có làn da sẫm màu thường dễ bị các đường đen dài do sự tiết quá nhiều sắc tố melanin.
Trong trường hợp bình thường, sau khi sinh, đường đen trên bụng sẽ giảm đáng kể, nhưng nó có thể không hoàn toàn biến mất. Nếu sau thời gian cho con bú mà vẫn ra những đường đen vẫn không biến mất, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra.
Một số phụ nữ mang thai có một đường đen dài trên bụng, nhưng một số thì không.
Ngoài những đường chỉ đen trên bụng, rạn da cũng là vấn đề khiến nhiều mẹ đau đầu. Một số vết rạn có màu đen và dày như đường dưa hấu, phụ nữ đặc biệt lo lắng chúng sẽ không biến mất sau khi sinh, nhưng đây lại là dấu hiệu chứng tỏ thai nhi đang khỏe mạnh.
Nếu không muốn rạn da bụng trầm trọng, bạn có thể thử áp dụng một số cách đặc biệt bắt đầu từ tam cá nguyệt đầu tiên như dùng dầu massage mỗi ngày, uống nước đầy đủ…, để cải thiện vết rạn.
Các mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng về việc các bộ phận trên cơ thể bị thâm đen, hầu hết đều là hiện tượng bình thường và sẽ cải thiện sau khi sinh con. Bên cạnh đó, phụ nữ có thể bổ sung hằng ngày một số thực phẩm giàu vitamin C. Vitamin C là khắc tinh của melanin, tiêu thụ thường xuyên sẽ cải thiện đáng kể sắc tố của cơ thể, khiến làn da trở nên mềm mại hơn nhiều.
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến việc chống nắng khi ra ngoài hàng ngày, chống nắng tốt có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của hắc tố melanin.
Những lưu ý bỏ túi cho mẹ bầu
Khi thai lớn lên trong tử cung, bạn sẽ cảm nhận những biến đổi trong cơ thể. Hãy nắm rõ những thay đổi này để theo dõi sức khỏe của mình cũng như sự phát triển của thai nhi và hỏi ý kiến bác sĩ khi cần thiết.
Sau đây là một số triệu chứng mẹ bầu có thể gặp khi thai nghén
Buồn nôn do nghén: Các dấu hiệu về nghén rất khác nhau giữa các cá nhân. Nhiều phụ nữ bị nghén nặng trong khi những người khác gần như không có triệu chứng gì. Triệu chứng nghén thường nặng thêm khi đói, vì thế bạn nên luôn có đồ ăn vặt bên mình.
Vết rạn da: Vết rạn da xuất hiện khi da bị kéo căng để thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của bụng và ngực trong thai kỳ. Tránh bị rạn da bằng cách dùng kem hoặc dầu dành cho t.rẻ e.m xoa vào bụng ngay từ những giai đoạn đầu mang thai, khi bụng vẫn còn nhỏ.
Chứng giảm huyết áp khi đứng thẳng: có thể xảy ra khi m.áu được chuyển đến não ít hơn, do nồng độ hồng cầu loãng hơn hoặc do trạng thái mất cân bằng khi mang thai. Không nên đứng lên một cách đột ngột, hãy làm mọi việc một cách từ từ. Ngoài ra thai nhi hấp thụ sắt từ cơ thể mẹ nên phụ nữ mang thai rất dễ bị thiếu m.áu. Tích cực ăn thức ăn giàu sắt và vitamin C sẽ giúp cho quá trình hấp thụ sắt và tạo m.áu tốt hơn.
Ngứa da: Trong thai kỳ, làn da thường trở nên rất nhạy cảm, rất nhiều phụ nữ mang thai cảm thấy ngứa da. Giữ ẩm tốt sau khi tắm, vệ sinh da sạch sẽ, tránh sử dụng đồ lót có ren hay co giãn… là cách giúp da bạn không bị ngứa.
Táo bón: Phụ nữ mang thai dễ bị táo bón. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của một lượng lớn hormon progesterone trong thai kỳ làm giảm chức năng của ruột. Hãy ăn thực phẩm giàu chất xơ và uống đủ nước. Ăn, uống đủ chất xơ và nước ở cả 3 bữa và tập thể dục đều đặn hàng ngày để khắc phục.
Phù: Giai đoạn từ giữa đến cuối của thai kỳ, cơ thể tiết ra nhiều m.áu và dịch nên thai phụ thường bị phù. Tập thể dục và thực hiện các động tác kéo giãn rất có hiệu quả trong việc thúc đẩy lưu thông m.áu. Nếu ấn vùng da bị phù thấy bị lõm hoặc nếu cảm thấy khó khăn khi nắm chặt nắm đ.ấm của mình thì bạn cần giữ ấm chân và kiểm tra xem có ăn mặn quá không. Bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ về tình trạng phù của mình trong những lần đi khám để kịp thời phát hiện những bất thường nếu có.
Chuột rút: Tử cung to lên sẽ tạo ra áp lực lên nửa thân dưới của người mẹ làm m.áu kém lưu thông. Do đó, thai phụ dễ bị chuột rút ở chân khi xoay người lúc ngủ hoặc khi duỗi nhanh cẳng chân. Khi chân bị chuột rút, hãy duỗi thẳng cẳng chân, hướng các ngón chân về phía trước bàn chân hoặc nhẹ nhàng xoa bóp toàn bộ bàn chân.
Thiếu các vi chất như vitamin D, canxi, magie, hoặc không tập thể dục thường xuyên cũng có thể gây ra chuột rút ở chân. Vì vậy, hãy chú ý ăn thực phẩm giàu canxi và thường xuyên tập các bài thể dục dành cho phụ nữ mang thai.
Những bài tập thể dục hàng ngày cho thai phụ
Sau đây là những bài tập thể dục thai phụ có thể tập hàng ngày. Tập thể dục không chỉ giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt hơn mà nó còn là lựa chọn tối ưu để thúc đẩy lưu thông m.áu, ngăn ngừa đau lưng, phù và táo bón.
Bài tập chân
Nằm ngửa, co 2 đầu gối lên và duỗi 1 chân lên cao.
Giữ nguyên tư thế này, co duỗi khớp cổ chân vài lần.
Gập đầu gối của chân đang duỗi và từ từ hạ chân xuống (thay đổi lần lượt cả hai chân).
Có tác dụng giúp lưu thông m.áu ở chân. Phòng tránh chứng giãn tĩnh mạch, chứng phù nề.
Bài tập chân.
Bài tập cơ bụng
Quỳ 2 chân và chống hai tay xuống, đẩy cong lưng lên và hóp bụng vào.
Từ từ hạ lưng xuống, thư giãn trong tư thế trung gian đồng thời thở ra và nâng mặt lên. Chú ý không để cong khuỷu tay.
Có tác dụng phòng tránh tình trạng đau lưng.
Bài tập khớp hông
Ngồi bắt chéo chân, lưng thẳng và vai mở rộng. Đặt tay lên đầu gối và ấn xuống. Tác dụng của bài tập này là giúp làm mềm các cơ xung quanh âm đạo/ hậu môn/ niệu đạo.
Bài tập khớp hông.
Bài tập xương chậu
Vặn eo: Đứng thẳng và thở ra đồng thời xoay khớp gối về bên trái. Trở về vị trí ban đầu và xoay khớp gối về phía bên phải. Sau đó nâng chân trái lên, giữ vị trí xương chậu thẳng, rồi duỗi chân trái của bạn ra và chú ý giữ các khớp chân. Thay đổi luân phiên giữa hai chân.
Uốn cong lưng: nằm ngửa và co hai đầu gối, hai chân để cách nhau một khoảng bằng chiều rộng của hông. Hai lòng bàn tay đặt trên mặt đất. nâng lưng lên đồng thời thở ra, giữ nguyên tư thế đó trong 10 giây khi vẫn còn đang thở ra. Chậm rãi trở lại tư thế ban đầu và vẫn trong thì thở ra.
Tác dụng của bài tập xương chậu là giúp co chặt cơ mông to và cơ mu cụt; phòng tình trạng đau lưng.
Bắt đầu thực hiện các bài tập này vào khoảng tuần thứ 16 của thai kỳ, là giai đoạn thai nghén bắt đầu ổn định. Tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập nào.