Những điều phụ huynh cần biết khi trẻ bị ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thực phẩm ở t.rẻ e.m rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Thậm chí có thể dẫn đến t.ử v.ong trong trường hợp nhiễm độc nặng. Lưu ý một số điều dưới đây để nhận biết và xử lý đúng cách khi t.rẻ e.m bị ngộ độc thực phẩm.

T.rẻ e.m là đối tượng có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm do sức đề kháng yếu. Do đó, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu kỹ ngộ độc thực phẩm ở t.rẻ e.m để biết cách xử lý kịp thời nhằm ngăn chặn các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. Dưới đây là một số điều cần lưu ý về ngộ độc thực phẩm ở t.rẻ e.m mà bố mẹ cần biết.

1. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở t.rẻ e.m là gì?

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm ở t.rẻ e.m là đồ ăn bị nhiễm khuẩn, ô nhiễm hóa chất và các yếu tố gây hại khác.

Vi khuẩn là nguyên nhân gây ngộ độc phổ biến nhất. Cùng với virus, ký sinh trùng, các độc tố như chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, phụ gia có trong thực phẩm gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của trẻ.

Do sức đề kháng yếu ớt, nên trẻ có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm cao hơn. Để phòng tránh tình huống xấu có thể xảy ra bạn cần chú trọng hơn trong việc lựa chọn, chế biến thức ăn cho trẻ.

Bên cạnh đó, hãy nhắc trẻ rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh để phòng tránh ngộ độc. Trước khi chế biến thức ăn bạn cũng cần rửa sạch tay bằng xà phòng, tránh làm thực phẩm bị nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở t.rẻ e.m rất đa dạng – Ảnh: Internet

2. Một số dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở t.rẻ e.m

Ngộ độc thực phẩm ở t.rẻ e.m thường rất dễ phát hiện. Các biểu hiện ngộ độc sẽ xuất hiện sau vài giờ hoặc vài ngày kể từ khi bé ăn hoặc uống thực phẩm nhiễm độc. Triệu chứng chính của ngộ độc thực phẩm là đau bụng, tiêu chảy đi kèm nôn mửa. Tình trạng ói mửa có thể kéo dài khoảng 1 ngày. Triệu chứng tiêu chảy thường kéo dài, có thể là 1 tuần hoặc lâu hơn thế.

Ngoài ra, khi bị ngộ độc, trẻ còn có thể gặp phải các triệu chứng như: Sốt, mệt mỏi, đau nhức đầu, chóng mặt, lừ đừ, miệng khô, mắt trũng, đi tiểu ít, da nhợt nhạt, thở nhanh, thở dốc…

Tiêu chảy, nôn mửa kéo dài khiến trẻ bị mất nước dẫn đến kiệt sức nhanh. Nếu không được bù điện giải kịp thời có thể dẫn đến sốc nhiễm khuẩn nếu bị ngộ độc do vi khuẩn. Do đó, ngay khi trẻ có dấu hiệu bị ngộ độ bạn nên đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

3. Cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm bạn cần thực hiện những điều sau đây.

3.1. Quan sát tình trạng nôn của trẻ

Khi bị nôn mửa, bạn cần cho trẻ nằm thấp đầu, nghiêng một bên. Tránh tư thế nằm ngửa vì sẽ dẫn đến nguy cơ hít dịch nôn vào phổi gây tắc nghẽn đường thở rất nguy hiểm.

Một số trẻ có thể bị nôn vọt khi ngủ. Điều này rất nguy hiểm, do đó phụ huynh cần chú ý quan sát để điều chỉnh tư thế cho trẻ thường xuyên. Khi trẻ nôn bị sặc lên mũi, người lớn cần hút mũi trẻ nếu không sẽ dẫn đến khó thở có thể gây ra t.ử v.ong.

3.2. Cấp nước, bù điện giải cho trẻ

Tiêu chảy, nôn mửa khiến trẻ bị mất nước, rối loạn điện giải nghiêm trọng. Nếu không được bù nước kịp thời trẻ sẽ bị mệt, lả dẫn đến suy kiệt, nguy hiểm đến tính mạng. Để tránh sự cố nguy hiểm có thể xảy ra bạn cần cho trẻ uống nhiều nước. Uống dung dịch oresol theo chỉ định trong trường hợp trẻ bị mất nước trầm trọng. Cho trẻ uống từng chút một để đảm bảo hiệu quả.

3.3. Cho bé ăn thức ăn mềm

Dù là ngộ độc thực phẩm ở t.rẻ e.m hay người lớn, bệnh nhân đều nên ăn thức ăn mềm. Các loại thức ăn mềm như cháo, súp, cơm nghiền giúp hệ tiêu hóa của người bệnh nhanh hồi phục. Đồng thời kích thích men tiêu hóa sớm hoạt động bình thường trở lại.

Với trường hợp trẻ đang uống sữa mẹ, bạn cần cho bé bú nhiều hơn so với trước. Không cho bé ăn các thực phẩm khó tiêu như đồ chiên, rán nhiều dầu mỡ. Các loại rau, củ, quả chưa được nấu chín kỹ. Tránh các loại thực phẩm chứa lactose như bơ, sữa. Bởi nó có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Thức ăn mềm cho trẻ khi bị ngộ độc thực phẩm – Ảnh: Internet

3.4. Không sử dụng thuốc cầm tiêu chảy

Tuyệt đối không sử dụng thuốc cầm tiêu chảy khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm. Nhất là trong các trường hợp thay đổi thức ăn mới, hoặc ăn các món kỵ nhau. Trong trường hợp này, lượng thức ăn bị nhiễm độc cần được tống hết ra ngoài. Nếu cho trẻ uống thuốc, vi khuẩn và độc tố sẽ lưu lại trong hệ tiêu hóa lâu hơn. Điều này khiến trẻ bị đầy hơi, chướng bụng.

3.5. Tránh hoạt động mạnh và đưa trẻ đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ khiến cơ thể mệt mỏi, mất sức. Do đó, bạn cần cho trẻ nghỉ ngơi, tránh các hoạt động mạnh, phòng ngừa chấn thương không đáng có.

Bên cạnh đó hãy quan sát trẻ thường xuyên. Đưa trẻ đi khám ngay khi có dấu hiệu nặng như nôn nhiều, không thể uống nước, bỏ bú, mệt mỏi. Một số trường hợp trẻ có thể nôn ra m.áu hoặc ngả xanh kèm theo sốt cao, đau bụng kéo dài. Đây là các dấu hiệu trẻ bị ngộ độc nặng cần cấp cứu ngay trước khi quá muộn.

Thông thường trẻ sẽ khôi phục sau 1 – 5 ngày kể từ khi điều trị. Tuy nhiên, trước khi cho trẻ đi học, đi chơi bạn cần đưa bé đến khám để chắc chắn đã hồi phục hoàn toàn.

Phụ huynh có thể tìm hiểu thêm Hướng dẫn cha mẹ chăm sóc trẻ bị ngộ độc thực phẩm.

Chọn thực phẩm tươi sạch để phòng tránh ngộ độc thực phẩm ở t.rẻ e.m – Ảnh: Internet

4. Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm ở trẻ

Tình trạng thực phẩm bẩn, nhiễm độc ngày càng diễn tiến phức tạp. Với các gia đình có trẻ nhỏ, cha mẹ cần hết sức cẩn trọng khi lựa chọn, chế biến thực phẩm. Điều này giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm ở trẻ hiệu quả hơn.

– Chọn mua thực phẩm tươi sống, không bị ôi thiu, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chưa hết hạn sử dụng.

– Không sử dụng thực phẩm chứa độc tố như thịt cá nóc, khoai tây xanh, mọc mầm, đồ ăn lên nấm mốc, các loại nấm lạ…Thực phẩm nhiễm độc hóa học.

– Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp. Không để thức ăn nấu chín ở nhiệt độ thường quá 2 giờ. Đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nắng nóng.

– Thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi, rửa sạch trái cây, rau, củ trước khi sử dụng. Rửa sạch các dụng cụ nấu ăn bằng nước ấm và dung dịch diệt khuẩn chuyên dụng.

– Khi ăn ngoài hàng, tránh các hàng quán bụi bẩn, ẩm thấp, không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, hãy thường xuyên nhắc trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để loại bỏ vi khuẩn gây ngộ độc.

Mang găng tay, dụng cụ bảo hộ khi chế biến thức ăn cũng là cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm ở t.rẻ e.m hiệu quả. Tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm đang rất phức tạp, hãy lưu ý những điều trên để bảo đảm sức khỏe cho bé yêu của bạn.

Xử trí ngộ độc thức ăn tại nhà thế nào cho hiệu quả?

Trong một số trường hợp, ngộ độc thức ăn có thể được xử trí tại nhà. Tuy nhiên, để xử trí ngộ độc thức ăn tại nhà đạt hiệu quả cao thì người bệnh cần có chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi hợp lý, bù đủ nước và điện giải…

Ảnh minh họa

Ngộ độc thức ăn là một trạng thái bệnh lý cấp tính. Do đó, bệnh nhân cần được xử trí nhanh chóng và đúng cách để đảm bảo sự an toàn cho bệnh nhân.

Trong đó, giai đoạn xử trí ngộ độc thức ăn tại nhà là vô cùng quan trọng, nó có thể giúp bệnh nhân được thực hiện các thao tác đảm bảo an toàn cơ bản trước khi đến bệnh viện, hoặc giúp củng cố kết quả điều trị sau khi đã điều trị ở viện và được cho về nhà.

1. Xử trí ngộ độc thức ăn tại nhà như thế nào?

1.1. Bù đủ nước và điện giải

Đối với bệnh nhân ngộ độc thức ăn, nôn mửa và tiêu chảy thường hay xảy ra. Do đó chúng có thể gây nên hậu quả trực tiếp là tình trạng mất nước, mất điện giải ở người bệnh. Hơn nữa, sự tổn thương thành ruột ở bệnh nhân ngộ độc cũng khiến cho việc hấp thu nước và điện giải trở nên kém hơn so với bình thường, điều này khiến tình trạng mất nước và điện giải càng trở nên trầm trọng hơn ở bệnh nhân.

Trong khi đó, cân bằng nước và điện giải giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và hoạt động của tế bào. Do đó, mất nước và mất điện giải có thể gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng khi xảy ra, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.

Chính vì thế, trong xử trí ngộ độc thức ăn tại nhà thì vấn đề đảm bảo bù đủ nước và điện giải để đảm bảo sự cân bằng nội môi trong cơ thể là vô cùng quan trọng.

Các biện pháp bù nước và điện giải khi xử trí ngộ độc thức ăn tại nhà có thể áp dụng kể đến như:

– Uống nhiều nước hơn.

– Sử dụng nước gạo rang.

– Sử dụng các loại nước thể thao có chứa điện giải.

– Nước đường hoặc nước hoa quả có pha thêm chút muối.

– Sử dụng dung dịch bù nước và điện giải Oresol.

Cần lưu ý rằng, người bệnh không được tự ý truyền dịch tại nhà để bổ sung nước và điện giải cho cơ thể. Truyền dịch không đúng cách có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng như n.hiễm t.rùng tại nơi truyền, phù phổi cấp do biến chứng truyền dịch,…

Uống nhiều nước hơn giúp bệnh nhân bổ sung nước đã bị mất do ngộ độc thực phẩm – Ảnh: Internet

1.2. Chế độ dinh dưỡng thích hợp

Bệnh nhân ngộ độc thực phẩm thường cảm thấy kiệt sức nhưng lại không có cảm giác muốn ăn, thèm ăn do các biểu hiện tại hệ tiêu hóa. Do đó, trong xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà, yếu tố dinh dưỡng cho người bệnh cần được quan tâm nhiều hơn nhằm cung cấp đủ năng lượng, dưỡng chất,… giúp người bệnh hồi phục.

Trong vài giờ đầu sau ngộ độc thực phẩm xảy ra, khi mà các biểu hiện tại hệ tiêu hóa còn mạnh và rầm rộ thì người bệnh chưa nên ăn uống gì ngay. Việc cố gắng ăn uống quá sớm có thể gây kích thích hệ tiêu hóa làm các biểu hiện trở nên trầm trọng hơn và cản trở quá trình làm sạch ống tiêu hóa tự nhiên của cơ thể để đào thải các chất độc ra ngoài. Vì vậy khi xử trí ngộ độc thức ăn tại nhà thì bệnh nhân chỉ nên ăn uống trở lại sau vài giờ.

Các loại thức ăn mà bệnh nhân sử dụng nên là những loại thức ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa và dễ hấp thu chẳng hạn như chuối, ngũ cốc, lòng trắng trứng, cháo, khoai tây, bánh mì nướng,… Đồng thời trong thực đơn của người bệnh cũng cần tránh các loại thức ăn khó tiêu hóa hoặc dễ gây kích thích như chất béo, cafe, sữa,….

Bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng thích hợp khi xử trí ngộ độc thức ăn tại nhà – Ảnh: Internet

1.3. Có chế độ nghỉ ngơi đầy đủ

Trong xử trí ngộ độc thức ăn tại nhà, cần lưu ý rằng bệnh nhân phải được nghỉ ngơi nhiều hơn. Các hoạt động quá mức có thể làm gia tăng biểu hiện của ngộ độc, gây nhiều khó chịu. Do đó, người bệnh được khuyến cáo nên nghỉ ngơi nhiều cho đến khi các biểu hiện của ngộ độc thức ăn đã giảm hoặc được đẩy lùi.

2. Điều cần tránh trong xử trí ngộ độc thức ăn tại nhà

Trong chăm sóc, xử trí ngộ độc thức ăn tại nhà có một lỗi mà rất nhiều người mắc phải đó chính là tự ý cho người bệnh sử dụng các loại thuốc điều trị tiêu chảy.

Tình trạng tiêu chảy ở người bị ngộ độc thức ăn là một biểu hiện triệu chứng hết sức trực quan, do đó nó thường khiến người bệnh và cả người nhà trở nên lo lắng hơn. Điều này làm cho bệnh nhân có thể tự sử dụng các loại thuốc khác nhau để ngăn chặn tình trạng tiêu chảy.

Tuy nhiên ta cần biết rằng, trong ngộ độc thức ăn thì tiêu chảy được xem như là một phản xạ tự nhiên nhằm tự bảo vệ của cơ thể với tác dụng đào thải các tác nhân gây ngộ độc ra khỏi đường tiêu hóa, làm sạch đường tiêu hóa,…

Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì thế, tự ý sử dụng thuốc trị tiêu chảy không đúng cách trong xử trí ngộ độc thức ăn tại nhà mặc dù có thể tạm thời làm giảm biểu hiện của ngộ độc nhưng lại khiến các tác nhân gây ngộ độc không được đào thải, ứ đọng tại đường tiêu hóa và bị hấp thu nhiều hơn khiến ngộ độc trở nên nặng và kéo dài hơn.

Do đó, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các loại thuốc trị tiêu chảy khi xử trí ngộ độc thức ăn tại nhà. Việc sử dụng thuốc cần phải được cân nhắc bởi bác sĩ và chỉ dùng cho một số các trường hợp đặc biệt như tiêu chảy quá nhiều gây mất nước và điện giải nghiêm trọng, tiêu chảy toàn nước nhưng không có các biểu hiện của n.hiễm t.rùng,…

Tự ý sử dụng thuốc trị tiêu chảy khi xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà gây nhiều nguy hiểm (ảnh: Internet)

3. Các trường hợp cần liên hệ ngay với bác sĩ

Khi xử trí ngộ độc thức ăn tại nhà, không phải tất cả trong mọi trường hợp thì bệnh nhân đều sẽ tiến triển thuận lợi. Đôi khi những diễn biến xấu có thể xảy ra và tình trạng của bệnh nhân trở nên nặng nề hơn, cần phải được can thiệp y tế bởi bác sĩ có chuyên môn. Do đó, người bệnh và người nhà bệnh nhân cần phải nắm được các biểu hiện chuyển biến xấu trong xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà và liên hệ ngay với bác sĩ khi cần thiết.

Bệnh nhân cần gặp bác sĩ ngay nếu có các biểu hiện chuyển biến nặng của ngộ độc thực phẩm – Ảnh: Internet

Liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay khi có các biểu hiện sau đây:

– Biểu hiện mất nước, mất điện giải nghiêm trọng: Người bệnh cảm thấy khô miệng hoặc khát nước quá mức (trầm trọng hơn có thể không uống được nước), nước tiểu trở nên sẫm màu hoặc tiểu rất ít (thậm chí không đi tiểu hoàn toàn), nhịp tim của bệnh nhân chậm hoặc huyết áp bị hạ thấp, bệnh nhân lo lắng kích thích, chuột rút hoặc đau cơ,…

– Các biểu hiện của xuất huyết tiêu hóa: Trong dịch nôn hoặc trong phân của người bệnh xuất hiện m.áu (nôn ra m.áu, đi cầu phân đen có mùi rất khó chịu, đi cầu ra m.áu,…) là những biểu hiện gợi ý có xuất huyết đường tiêu hóa và bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện ngay.

– Tiêu chảy hoặc nôn mửa nhiều, kéo dài: Nôn mửa và tiêu chảy khi xảy ra quá nhiều khiến bệnh nhân không thể ngưng đi cầu hoặc ngưng nôn (thậm chí không thể uống bất kỳ thứ gì) là các các biểu hiện nặng, cần được xử trí ngay vì có thể gây rối loạn nước, điện giải.

– Các biểu hiện n.hiễm t.rùng: Trong xử trí ngộ độc thức ăn tại nhà, bệnh nhân cũng cần được đưa đến bệnh viện ngay nếu có các biểu hiện của sự n.hiễm t.rùng chẳng hạn như sốt, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, nhịp thở tăng, mạch tăng,…

Trên đây là một số những điều cần biết khi xử trí ngộ độc thức ăn tại nhà. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn hoặc điều trị đúng đắn, kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *