Ung thư phổ biến hơn chúng ta nghĩ rất nhiều, cứ 2 người thì có 1 người – sẽ có lúc nào đó bị ung thư trong cuộc đời của mình, theo Express.
Một số loại ung thư có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng kỳ lạ đến không ngờ, không hề “gióng lên hồi chuông cảnh báo” ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Ung thư là do các tế bào phát triển và sinh sản không kiểm soát trong cơ thể.
Những tế bào này có thể bắt đầu ở một phần của cơ thể, trước khi lan ra nơi khác.
Các loại ung thư phổ biến nhất gồm ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tuyến t.iền liệt và ung thư ruột.
Tuy nhiên, có hơn 200 loại ung thư khác nhau và mỗi loại gây ra một loại triệu chứng riêng.
Các triệu chứng ung thư có thể khó phát hiện trong giai đoạn đầu, đặc biệt là một số dấu hiệu phổ biến nhất của khối u có thể không làm người bệnh cảm thấy mình bị bệnh.
Một số triệu chứng ung thư phổ biến nhất bao gồm thay đổi thói quen đi tiêu, giảm cân hoặc xuất hiện các khối u và cục u không rõ nguyên nhân trên cơ thể.
Nhưng một số loại ung thư có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng kỳ lạ đến không ngờ, không hề “gióng lên hồi chuông cảnh báo”.
Mặc dù phần lớn thời gian các triệu chứng tinh tế này là do một bệnh nào đó ít nghiêm trọng hơn, nhưng vẫn nên hỏi bác sĩ nếu cảm thấy lo lắng mình có thể mắc ung thư.
Phát hiện bệnh sớm là điều quan trọng nhất để chữa khỏi, theo Express.
Nhưng rất khó để biết liệu một người có nguy cơ mắc ung thư hay không.
Đừng để phải hối tiếc vì đã bỏ qua bất cứ dấu hiệu ung thư nào.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh kêu gọi mọi người hãy hiểu rõ về các triệu chứng ung thư
Sau đây là 5 triệu chứng chính mà nhiều người thường bỏ sót, theo Express.
1. Mí mắt chảy xệ
Những thay đổi nhỏ ở mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi.
Các khối u pancoast là một loại ung thư phổi di căn đến các bộ phận khác của cơ thể và có thể ảnh hưởng đến một số dây thần kinh đến mắt và mặt.
Một số bệnh nhân có thể thấy mí mắt của họ bị sụp xuống nhiều hơn bình thường, hoặc một bên mí mắt yếu bất thường.
Cũng nên để ý đến đồng tử, nếu đồng tử nhỏ hơn hoặc xuất hiện đốm đen ở trung tâm mắt.
2. Khó nuốt
Khó nuốt – có hoặc không kèm theo đau – có thể do ung thư thực quản gây ra.
Ung thư thực quản có thể làm cho đường đi trong thực quản nhỏ hơn theo thời gian, dẫn đến cảm giác nghẹn khi ăn, theo Express.
Đầy hơi dai dẳng có thể là dấu hiệu của ung thư ẢNH: SHUTTERSTOCK
3. Khàn giọng
Nếu tình trạng khàn giọng không biến mất sau 2 tuần, đó có thể là điều đáng lo ngại – đặc biệt là nếu không có triệu chứng cảm lạnh.
Khàn giọng có thể là dấu hiệu bệnh ung thư thanh quản và ung thư hầu họng, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, bởi vì các dây thanh âm bị ảnh hưởng bởi bệnh ung thư. Các dấu hiệu khác bao gồm đau họng và ho liên tục.
4. Đầy hơi
Đầy bụng rất phổ biến, đặc biệt là sau khi ăn quá nhiều. Nhưng đầy hơi dai dẳng có thể là dấu hiệu của ung thư.
Đặc biệt, ung thư tử cung ở phụ nữ có thể gây đầy bụng dai dẳng, vì vậy bạn nên đi khám nếu liên tục cảm thấy đầy hơi mà không có lý do rõ ràng.
5. Nước tiểu có màu nâu thẫm hoặc đỏ
Mọi người nên luôn luôn kiểm tra màu sắc của nước tiểu, vì nó có thể tiết lộ rất nhiều về sức khỏe tổng thể.
Nước tiểu màu nâu sẫm có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tụy, trong khi nước tiểu có màu đỏ có thể là do ung thư thận, bàng quang hoặc tuyến t.iền liệt, theo Express.
Tại sao người béo phì dễ mắc ung thư?
Cơ thể người béo phì có nhiều chất béo có thể dẫn đến rối loạn, nguồn gốc gây ung thư, nhất là ung thư đại tràng, thận, vú, tử cung…
Ảnh minh họa
Bác sĩ Trần Thu Hạnh, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết người béo phì có nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, một số loại ung thư như ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng, thực quản, tuyến t.iền liệt…
Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Mỹ năm 2017, béo phì là nguyên nhân thứ hai gây ung thư sau hút t.huốc l.á và được dự đoán sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu trong thập kỷ tới.
Hàng năm có khoảng 1,7 triệu người Mỹ được chẩn đoán ung thư, trong số đó 40% thừa cân, béo phì. Tại Anh, cứ 20 người được chẩn đoán ung thư thì có một người bị béo phì. Theo thống kê của Tổ chức nghiên cứu ung thư Anh (Cancer Research UK), béo phì là nguyên nhân gây ra 18.100 ca ung thư mỗi năm và dự báo tăng lên 670.000 ca trong 20 năm tới.
Trong một kết quả khảo sát khác, 40% ung thư cổ tử cung liên quan đến béo phì. Tỷ lệ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tử cung ở người béo phì là 4-7 lần so với người bình thường; ung thư thực quản từ hai đến 4 lần; ung thư dạ dày, gan, thận tăng cấp đôi. Ngoài ra, ung thư vú trước mãn kinh tăng 15%, sau mãn kinh tăng 20-40%; ung thư buồng trứng tăng 10%; ung thư tuyến giáp chỉ tăng nhẹ 10%.
Tại Việt Nam mỗi năm ghi nhận khoảng 165.000 ca ung thư mới, 115.000 ca t.ử v.ong, chủ yếu là ung thư phổi, gan và dạ dày. Chưa có ghi nhận nào về bệnh nhân ung thư liên quan đến thừa cân, béo phì.
Lý giải cơ chế gây ung thư ở những người béo phì, bác sĩ cho biết, chất béo trong cơ thể có hai chức năng chính bao gồm dự trữ năng lượng và liên tục lan truyền thông tin, chỉ dẫn đến phần còn lại của cơ thể. Khi có quá nhiều chất béo trong cơ thể, những tín hiệu được truyền đi xung quanh cơ thể có thể gây ra các rối loạn, là nguồn gốc chính gây ung thư.
Cụ thể, khi có nhiều tế bào mỡ trong cơ thể, các tế bào miễn dịch chuyên biệt tăng tiết cytokine, từ đó thúc đẩy quá trình viêm mạn tính, làm cho các tế bào phân chia nhanh hơn. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra tổn thương DNA dẫn đến ung thư. Ngoài ra, quá nhiều chất béo trong cơ thể có thể làm tăng lượng insulin và các yếu tố tăng trưởng khác giống như insulin-1 làm cho các tế bào phân chia thường xuyên hơn. Điều này có thể thúc đẩy sự phát triển của ung thư đại tràng, thận, tuyến t.iền liệt và nội mạc tử cung.
Đặc biệt, sau thời kỳ mãn kinh, mô mỡ trong cơ thể tạo ra lượng estrogen dư thừa, làm cho tế bào phân chia nhanh hơn ở vú và nội mạc tử cung, gây bệnh.
Bác sĩ khuyến cáo phòng chống béo phì cũng chính là phòng chống ung thư. Quan trọng nhất là duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, kiểm soát cân nặng, lối sống lành mạnh, tăng cường vận động và chế độ ăn cân bằng.
Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt nạc và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế ăn nhiều thức ăn có nguồn gốc từ động vật, đồ ăn nhiều năng lượng như thức ăn nhanh, đồ ăn và đồ uống nhiều đường, đồ rán xào.
Hạn chế uống rượu bia, hút t.huốc l.á thuốc lào. Tăng cường vận động: đi bộ, chơi thể thao, lao động chân tay… Tập thể dục ít nhất ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Thường xuyên tầm soát, sàng lọc phát hiện sớm ung thư để kịp thời điều trị, khả năng chữa khỏi cao hơn.