Uống cà phê ngay khi ngủ dậy không phải cách tốt nhất để bắt đầu ngày mới như nhiều người lầm tưởng, thậm chí các nhà khoa học lại chứng minh điều ngược lại.
Uống cà phê ngay khi ngủ dậy sẽ thấy buồn ngủ hơn
Cà phê là thức uống giúp tỉnh táo nhưng nếu uống cà phê ngay khi ngủ dậy có thể gây tác dụng ngược lại. Caffeine làm tăng gấp đôi nồng độ hormone căng thẳng, đến các vấn đề về giấc ngủ.
Nếu bạn bắt đầu ngày mới với một tách cappuccino có đường, bạn có thể cảm thấy buồn ngủ trở lại sau một thời gian ngắn. Điều này xảy ra do cơ thể chúng ta sản xuất insulin để bù đắp lượng đường, khiến lượng đường trong m.áu của bạn giảm xuống dẫn đến thiếu năng lượng.
Ảnh minh họa.
Cơ thể mất các khoáng chất cần thiết nhanh hơn
Uống cà phê thường xuyên vào sáng sớm có thể khiến bạn mất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết. Nó phá hoại sự hấp thụ sắt, magiê và vitamin B, những chất quan trọng đối với hệ thần kinh của chúng ta.
Quá nhiều caffein cũng có thể làm mất canxi từ xương khiến chúng trở nên yếu và dễ gãy.
Gây khó chịu cho dạ dày
Cà phê kích hoạt hệ thống thần kinh của chúng ta, do đó ảnh hưởng đến ruột kết và có thể gây tiêu chảy nếu uống vào sáng sớm. Nhiều người cũng thích thêm sữa hoặc kem vào cốc cà phê, và bởi vì hầu hết chúng ta gặp khó khăn trong việc tiêu hóa đường lactose, nó cũng có thể gây khó chịu cho dạ dày.
Ảnh minh họa.
Tăng cân
Mặc dù cà phê đen có thể giúp bạn đốt cháy chất béo, nhưng nó cũng có thể làm đảo lộn giấc ngủ lành mạnh của bạn. Khi ngủ không đủ giấc, bạn có xu hướng cảm thấy đói hơn và thèm đồ ăn nhẹ ngọt hơn.
Làm trầm trọng thêm sự lo lắng
Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, mức độ hormone căng thẳng của bạn thường ở mức cao nhất. Bởi vì caffeine là một chất kích thích, nó khiến cơ thể bạn có cảm giác bồn chồn, thậm chí có thể gây ra các cơn lo âu cho một số người.
Làm khô da
Cà phê khiến bạn phải đi vệ sinh thường xuyên hơn. Khi cơ thể bị mất nước, các chất độc sẽ khó thoát ra khỏi cơ thể qua da. Do đó, điều này sẽ làm khô da và khiến da dễ bị tổn thương hơn với các vấn đề khác nhau, chẳng hạn như nếp nhăn sớm.
Ảnh minh họa .
Tăng lượng đường trong m.áu
Một tách cà phê sáng sớm khiến các tế bào khó điều chỉnh lượng đường trong m.áu, từ đó dẫn đến nhiều bệnh khác nhau. Do đó, lượng đường trong m.áu cao có thể dẫn đến tăng cân và thậm chí làm tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng da.
Uống quá nhiều cà phê, cơ thể thay đổi thế nào?
Nhiều người vô tư sử dụng cà phê mà không biết rằng, tiêu thụ quá nhiều đồ uống này sẽ gây hại cho sức khỏe.
Tăng huyết áp: Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, cà phê có liên quan tới bệnh tim mạch và mức độ căng thẳng ở con người. Cụ thể, những người mắc bệnh tim thường được khuyến cáo không nên uống cà phê vì sẽ bị tăng huyết áp và dễ gặp biến chứng.
Không nhạy với insulin: Uống nhiều cà phê trong thời gian dài khiến cơ thể bạn không còn nhạy với insulin. Tình trạng này xảy ra khi các tế bào trong cơ thể không phản ứng với lượng đường trong m.áu. Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh suy giảm động mạch và các vấn đề về tim mạch.
Tăng nồng độ axit: Trong cà phê có một lượng axit nhất định nếu uống nhiều sẽ gây khó chịu về tiêu hóa, khó tiêu và nguy cơ phát triển bệnh tim mạch. Tình trạng này còn nghiêm trọng hơn đối với những người bị tiểu đường. Do vậy, bạn chỉ nên sử dụng cà phê ở lượng vừa phải để tránh nguy hại tới sức khỏe.
Gây nghiện: Hàm lượng caffeine trong cà phê sẽ tạo ra một số cảm giác tâm lý nhẹ nhõm. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều cà phê sẽ khiến người dùng bị phụ thuốc, lâu ngày không dùng sẽ cảm thấy khó chịu.
Đi tiểu quá mức: Cà phê được biết đến là loại đồ uống lợi tiểu. Khi bạn đi tiểu quá mức, cơ thể sẽ đứng trước nguy cơ bị đào thải canxi, magie và các khoáng chất cần thiết khác gây thiếu hụt dinh dưỡng.
Cản trở quá trình giải độc của gan: Các thành phần trong cà phê gây cản trở quá trình chuyển hóa thuốc và giải độc của gan. Mặt khác, những người đang dùng thuốc điều trị tuyến giáp uống cà phê sẽ rất dễ gặp tác dụng phụ hoặc lượng thuốc hấp thụ vào cơ thể kém.
Mất ngủ, lo âu, trầm cảm: Caffeine trong cà phê sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng lo lắng, trầm cảm thông qua việc kích thích não bộ. Vì vậy, bạn nên cân nhắc việc sử dụng cà phê sao cho ở ngưỡng hợp lý, tránh uống quá nhiều.
Táo bón: Cà phê khiến cho cơ thể giảm lượng nước nên gây ra tình trạng táo bón. Do đó, loại đồ uống này cũng được xếp vào danh sách thực phẩm người bị táo bón không được sử dụng.
Giảm khả năng sinh sản: Nghiên cứu cho thấy, cà phê có thể gây suy giảm khả năng sinh sản, đặc biệt là phụ nữ. Bởi đồ uống này có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào trứng.
Tăng nguy cơ sảy thai: Do chứa caffeien, cà phê được xếp đến là một chất gây kích thích và làm tăng nguy cơ sảy thai. Theo các chuyên gia, phụ nữ đang mang thai không nên uống quá 2 cốc cà phê mỗi ngày để tránh nguy cơ sinh non.