Chàng trai có dấu hiệu chán ăn, cơ thể có mùi nước tiểu, miệng hôi khi nói chuyện.
Trong chương trình “Doctor is hot”, bác sĩ Trần Tuấn Vũ, khoa thận, bệnh viện Kaohsiung Veterans General Hospital, chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân nam sống tại Đài Loan là nghiên cứu sinh hơn 20 t.uổi, cơ thể cường tráng, cao 1m8, chơi thể thao trong đội bóng rổ của trường.
Bác sĩ Trần Tuấn Vũ, khoa thận, bệnh viện Kaohsiung Veterans General Hospital
Khoảng 1 – 2 năm gần đây, nam thanh niên cảm thấy sức khỏe sa sút, ban đầu cho rằng quá trình nghiên cứu vất vả cộng thêm làm việc bán thời gian khiến cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên, khoảng 1-2 tháng gần đây, thanh niên phát hiện nước tiểu có bọt nhiều, bọt biến mất trong vòng 10 phút nên chàng trai tự động loại trừ chức năng thận có vấn đề.
Cho đến khi kiểm tra sức khỏe cho thấy nồng độ hemoglobin là 6g/dL (người bình thường cùng độ t.uổi là 1415g/dL). Xét nghiệm creatinin, phát hiện vượt quá 15mg/dL (người bình thường dưới 1mg/dL), chẩn đoán sơ bộ suy giảm chức năng thận nên bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện Kaohsiung Veterans General Hospital kiểm tra.
Bác sĩ Trần cho biết, nam thanh niên được chẩn đoán dị tật thận bẩm sinh, gồm một quả thận lớn và một quả thận nhỏ. Điều đáng nói, trường hợp bệnh nhân đến khám quá muộn màng, khi phát hiện bệnh thì bệnh nhân phải tiến hành chạy thận do bệnh nhân đã mắc hội chứng urê huyết.
Hỏi thăm thói quen sinh hoạt của người bệnh, bác sĩ được biết trong nửa năm gần đây, chàng trai có dấu hiệu chán ăn, cơ thể có mùi nước tiểu, miệng hôi khi nói chuyện, đây đều là triệu chứng của bệnh urê huyết nhưng thanh niên nghĩ rằng bản thân vẫn còn trẻ nên xem nhẹ tình trạng sức khỏe của mình.
Ảnh minh họa
Đối mặt với viễn cảnh chạy thận cả đời, bạn gái của chàng trai đã tự nguyện hiến thận nhưng luật quy định phải là thân nhân mới được hiến thận, cho dù cặp đôi kết hôn cũng phải tròn 2 năm mới phù hợp với quy định của pháp luật. Sau cùng, bố của chàng trai quyết định hiến thận để cứu con trai của mình.
Bác sĩ Trần giải thích, khi chức năng thận suy giảm, cơ thể không thể duy trì quá trình trao đổi chất bình thường, lúc này các chất cặn bã trong cơ thể không thể đào thải hết qua đường nước tiểu nên tích tụ lại trong cơ thể gây ra hội chứng urê huyết. Thông thường, không có triệu chứng nghiêm trọng của hội chứng urê huyết trong giai đoạn đầu, và các triệu chứng chỉ xuất hiện phổ biến vào giai đoạn cuối là mệt mỏi, phù nề chi dưới, giảm lượng nước tiểu, buồn nôn, nôn, chán ăn, ngứa da, khó thở, thiếu m.áu.
Bác sĩ Trần chia sẻ bí quyết kiểm tra chức năng thận như sau:
Bạn có thấy bọt xuất hiện nhiều trong lần đi tiểu đầu tiên sau khi thức dậy hay không? Nếu đợi 10 phút nhưng bọt vẫn chưa tan hết thì bạn có thể hoài nghi bạn đang gặp vấn đề về thận.
Khi nhận thấy chi dưới phù nề, nếu bạn dùng tay bấm vào chi dưới nhưng da không đàn hồi thì bạn có thể nghĩ đến việc phù nề chi dưới do mắc bệnh thận.
Huyết áp cao nhưng không rõ nguyên nhân cũng có thể liên quan vấn đề về thận.
Thiếu m.áu, khi thận đang gặp vấn đề thì quá trình sản xuất hồng cầu không đủ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu m.áu của cơ thể.
Khi tăng huyết áp kết hợp với thiếu m.áu, đương nhiên bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi và đây cũng là dấu hiệu để bạn nhận ra tình trạng sức khỏe của thận.
4 biểu hiện khi đi vệ sinh sau khi thức dậy vào buổi sáng ngầm cảnh báo bạn đang mắc các bệnh nguy hiểm về tử cung
Nhìn chung, chúng ta có thể đ.ánh giá tình trạng sức khỏe của tử cung qua lần đầu đi vệ sinh vào buổi sáng. Nếu có 4 triệu chứng dưới đây thì các bạn nữ đừng chủ quan, hãy đi khám càng sớm càng tốt.
Sức khỏe của tử cung quyết định khả năng sinh sản, đồng thời thể hiện cơ thể bạn có khỏe mạnh hay không. Tử cung bất thường sẽ gây ra nhiều bệnh lý khác nhau. Trên thực tế, sức khỏe của tử cung được phản ánh khi chúng ta đi vệ sinh, đặc biệt là lần đầu đi tiểu sau mỗi buổi sáng thức dậy.
Quá trình trao đổi chất của cơ thể vẫn tiếp tục khi con người chìm vào giấc ngủ, vì vậy hầu hết mọi người sẽ đi tiểu sau khi thức dậy vào buổi sáng. Màu sắc, mùi và các biểu hiện khác của nước tiểu đều góp phần phản ánh sức khỏe của tử cung.
Do đó, các bạn nữ cần đặc biệt lưu ý trong lần đầu đi tiểu sau khi ngủ dậy, nếu có 4 triệu chứng dưới đây thì nên đến bệnh viện khám xác định bệnh và điều trị kịp thời.
1. Đau vùng xương chậu
Đối với nữ giới, xương chậu cũng là bộ phận cần được quan tâm đặc biệt. Nếu buổi sáng dậy đi vệ sinh thấy đau nhói và cảm giác nặng vùng chậu thì có thể do bạn bị đau vùng chậu mãn tính hoặc hoặc mắc u xơ tử cung dẫn đến đau vùng chậu.
Lúc này, bạn cần đi khám và điều trị kịp thời để tránh khối u xơ phát triển quá lớn chèn ép tử cung. Ngoài ra, khối u to sẽ chèn ép bàng quang gây tiểu khó, tiểu rắt, mót tiểu và tiểu tiện nhiều lần trong ngày.
2. Nước tiểu có bọt màu đỏ hoặc hơi đỏ
Bình thường nước tiểu sẽ có màu vàng. Nếu chị em thấy nước tiểu chuyển màu, có màu đỏ thì hãy chú ý. Tử cung của bạn lúc này khả năng cao đã bị viêm nhiễm.
Không chỉ vậy, nếu nội mạc tử cung bị tổn thương, khả năng c.hảy m.áu tử cung là rất cao. Mà ống s.inh d.ục nữ gần với niệu đạo cho nên khi đi tiểu sẽ kèm theo bọt nước màu đỏ m.áu.
3. Mùi nước tiểu rất nồng
Sau một đêm trao đổi chất, mùi và màu của nước tiểu nồng và đậm hơn bình thường một chút nhưng nhìn chung không có nhiều thay đổi.
Khi đi tiểu vào buổi sáng, nếu bạn thấy nước tiểu có mùi rất nồng, thậm chí có mùi đặc biệt khác thì có thể quá trình trao đổi chất trong tử cung có vấn đề. Nhiều chất độc và “rác thải” tích tụ trong tử cung, phát ra mùi hôi khó chịu và được đào thải qua nước tiểu. Nếu quá trình trao đổi chất trong tử cung diễn ra bất thường trong thời gian dài, bạn sẽ phải đối mặt với một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
4. Khí hư bất thường
Nếu khí hư không màu có nghĩa là tử cung của bạn đang rất sạch sẽ. Tuy nhiên, nếu khí hư có điều bất thường như có màu vàng, mùi hôi thì tức là quá trình trao đổi chất trong tử cung đang bị chậm lại do viêm nhiễm vi khuẩn, lưu thông m.áu không được thông suốt.
Tình trạng khí hư bất thường cũng thể hiện tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, chị em cần đặc biệt lưu ý điều này.
Làm ngay 2 việc để nâng cao sức khỏe tử cung, đề phòng bệnh tật
1. Ít ăn đồ lạnh, sống
Đặc biệt trong kỳ k.inh n.guyệt, nữ giới không nên ăn đồ lạnh, sống. Nếu ăn quá nhiều những loại thực phẩm này, tử cung sẽ bị lạnh, gây đau bụng dữ dội, nghiêm trọng hơn sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nữ giới. Vì vậy, chị em nên thường xuyên bổ sung thức ăn có tính ấm để giúp điều hòa khí huyết trong tử cung.
2. Thay đổi thói quen ngồi lâu
Nếu bạn ngồi một chỗ trong thời gian dài, tuần hoàn m.áu ở phần dưới sẽ bị tăng gánh nặng, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và tuần hoàn m.áu ở tử cung.
Chất độc và “rác thải” trong tử cung không được đào thải ra kịp thời sẽ tích tụ ở trong đó, gây nhiều chứng viêm nhiễm khác nhau. Do đó, khi ngồi hơn 90 phút, bạn hãy đứng ít nhất 5 phút để thúc đẩy tuần hoàn m.áu.
Ảnh: Pinterest