Mảnh vỡ của chiếc cốc cắm thủng bụng b.é g.ái, làm toàn bộ ruột non chui ra ngoài ổ bụng. Nạn nhân được chuyển tới Bệnh viện Nhi Trung ương…
Các bác sĩ phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện Nhi Trung ương
Bệnh viện Nhi Trung ương mới phẫu thuật cấp cứu cho b.é g.ái 16 tháng t.uổi ở huyện Mê LInh.
Ngày mùng 2 Tết (13/2), b.é g.ái đùa nghịch đã làm vỡ một cốc thủy tinh. Mảnh vỡ của cốc cắm vào bụng bé, làm thủng thành bụng, toàn bộ ruột non chui ra ngoài ổ bụng.
Bố mẹ bé hoảng hốt đưa con tới Bệnh viện đa khoa Phúc Yên sơ cứu. B.é g.ái được đắp gạc ấm che hết toàn bộ ruột, sau đó được chuyển tới BV Nhi Trung ương, chuyển ngay vào phòng phẫu thuật.
Các bác sĩ kíp mổ phát hiện bệnh nhi có vết thương thấu bụng kích thước 23 cm, khiến toàn bộ ruột non chui ra ngoài và lỗ thủng mặt trước dạ dày. Bệnh nhi đã được khâu lỗ thủng dạ dày, đưa toàn bộ ruột trở lại ổ bụng và khâu phục hồi vết thương thành bụng.
B.é g.ái hiện cai được máy thở, ăn uống sinh hoạt bình thường.
Đây là một trong khoảng 50 bệnh nhi được phẫu thuật tại Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi Trung ương, dịp Tết Tân Sửu 2021. Ngoài các trường hợp nhập viện do tai nạn giao thông, có không ít bé gặp sự cố trong quá trình sinh hoạt như trên.
Theo các bác sĩ, tai nạn sinh hoạt rất dễ xảy ra với trẻ nếu người lớn không chú ý, nhiều tai nạn có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
“Trong sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt những ngày Lễ, Tết, cha mẹ cần chú ý tránh để gần trẻ, tránh cho trẻ tiếp xúc các đồ vật như thuỷ tinh, đồ sắc nhọn; các yếu tố nguy cơ dễ gây bỏng như nước sôi, dầu mỡ nóng và điện; Các đồ trẻ dễ cho vào miệng như đồng xu, viên pin, nam châm; các chất lỏng nguy hiểm như thuốc tẩy, acid, trẻ dễ uống để gần trẻ”, PGS.TS Phạm Duy Hiền, Phó Giám đốc bệnh viện, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi Trung ương, khuyến cáo. “Khi phát hiện các tai nạn này, cần sơ cứu ban đầu và đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa sớm để được xử trí kịp thời”.
Phân biệt hội chứng ruột kích thích và viêm ruột
Hội chứng ruột kích thích và viêm ruột là các chứng bệnh đường tiêu hóa thường gặp và gây nhiều phiền toái cho người bệnh.
Nhiều người nhầm lẫn 2 bệnh này bởi có những đặc điểm chung khó phân biệt. Việc nhận biết và hiểu đúng 2 bệnh này sẽ giúp quá trình chữa trị hiệu quả hơn.
Phân biệt hội chứng ruột kích thích và viêm ruột qua triệu chứng bệnh
Hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột có các triệu chứng khá tương đồng như: đau bụng, nôn, thay đổi số lần đi đại tiện… và rất dễ nhầm lẫn trong lâm sàng cũng như trong điều trị.
Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi bằng các cái tên khác như: viêm đại tràng co thắt, rối loạn tiêu hóa chức năng, bệnh tiêu chảy do thần kinh… những rối loạn về tiêu hóa do IBS gây nên không do một nguyên nhân do tổn thương thực thể gây nên mà thường do các nguyên nhân do tâm lý, chế độ ăn, thuốc…
IBS là tình trạng ảnh hưởng đến chức năng và hành vi của ruột. Triệu chứng của IBS như: đau bụng (thường là đau nửa dưới của bụng), trướng hơi, tiêu chảy hay táo bón hoặc xen lẫn cả 2… Nhưng IBS không bao giờ đi ngoài phân đen và đi ngoài ra m.áu.
Hội chứng ruột kích thích.
Viêm ruột là tình trạng viêm nhiễm hệ thống ống tiêu hóa mạn tính. Bệnh viêm ruột gồm 2 bệnh mạn tính gây ra viêm ruột là: viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Bệnh Crohn là bệnh mạn tính ở ruột gây viêm và loét. Nó có thể xảy ra bất kỳ ở vị trí nào của ruột non, dạ dày, thực quản, mà đa số xuất phát từ hồi tràng (đoạn cuối của ruột non).
Bệnh Crohn ảnh hưởng đến toàn bộ chiều dày của ống tiêu hóa, điều này giải thích tại sao bệnh được phát hiện khi ống tiêu hóa bị thủng hoặc gây nên áp-xe. Triệu chứng của bệnh Crohn phụ thuộc rất nhiều vào vị trí bị viêm của đường ống tiêu hóa. Nhưng nhìn chung nó thường biểu hiện: tiêu chảy mạn tính, đau bụng âm ỉ, gầy sút cân, sốt, có thể sờ thấy u cục (thường ở phía bên phải ổ bụng).
Viêm loét đại tràng mạn tính là bệnh lý của đại tràng mà không có liên quan gì tới ruột non, dạ dày, hay thực quản. Nó chỉ ảnh hưởng đến phần niêm mạc của đại tràng có thể liên tục hoặc gián đoạn. Triệu chứng chính của viêm loét đại tràng mạn tính là: tiêu chảy, sau đó đi ngoài lẫn m.áu. Ở các trường hợp nặng hơn thì có sốt, đau bụng, đi ngoài ra m.áu số lượng nhiều.
Để phân biệt hội chứng ruột kích thích và bệnh viêm ruột thì lâm sàng quan tâm tới t.iền sử liên quan đến những rối loạn tiêu hóa của bạn, những triệu chứng mang tính chất do tổn thương thực thể như: sốt, đi ngoài ra m.áu, đi ngoài phân đen.
Và quan trọng nhất là xét nghiệm cận lâm sàng để có những bằng chứng về tổn thương thực thể của đường tiêu hóa như: nội soi, nội soi sinh thiết, xét nghiệm phân, CT. Trong một số trường hợp các bác sĩ sử dụng liệu pháp kháng sinh để phân biệt 2 bệnh này. Trên hết tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh viêm ruột là giải phẫu bệnh đ.ánh giá tình trạng viêm được phân loại: nhẹ, trung bình hay nặng dựa vào sự xâm nhập của tế bào viêm.
Chế độ ăn uống phòng ngừa bệnh đường ruột
Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh đường ruột, để phòng bệnh, cần lưu ý những điều dưới đây:
Hạn chế các sản phẩm sữa: Những vấn đề như tiêu chảy, đau bụng và trướng bụng ở bệnh viêm ruột có thể được cải thiện khi hạn chế hoặc loại bỏ các sản phẩm sữa.
Ưu tiên lựa chọn thực phẩm ít chất béo: Những thực phẩm đặc biệt làm phiền hà người bệnh bao gồm: bơ, nước sốt kem và các loại thực phẩm chiên.
Tránh một số thực phẩm tương kỵ làm cho các dấu hiệu và triệu chứng viêm ruột nặng hơn: bao gồm đậu, bắp cải và bông cải xanh, nước trái cây nguyên liệu và hoa quả, đặc biệt là các loại trái cây họ cam quýt, thức ăn cay, bỏng ngô, rượu và thức ăn và thức uống có chứa caffeine như socola và soda.
Uống nhiều nước: Hãy cố gắng uống nhiều nước hàng ngày. Hạn chế rượu và đồ uống có chứa caffeine kích thích ruột và có thể làm cho tiêu chảy nặng hơn, trong khi đồ uống có ga thường xuyên tạo ra khí.