Ăn nhiều những loại thực phẩm này nhẹ thì gây ngộ độc, nặng thì sinh ra bệnh nan y.
Hàu sống
Hàu sốngtrong muôi trường nước biển và rất dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn và nhiều loại ký sinh trùng. Ăn hàu chưa chín có thể gây ra nhiễm vi khuẩn tả vibrio dẫn tối tiêu chảy, nôn mửa, sốt, ớn lạnh. Ngoài ra, hàu sống có thể chứa norovirus và lây cho người ăn. Ăn hàu sống cùng với nước cốt chanh hay mù tạt, nước tương đều không thể t.iêu d.iệt được các loại virus, vi khuẩn này. Tốt nhất bạn nên nấu chín hàu trước khi ăn.
Trứng có đốm nấu
Trứng gà, trứng vịt để lâu trên vỏ sẽ xuất hiện các đốm nâu nhỏ. Những đốm này là dấu hiệu cho thấy trứng bắt đầu hỏng và biến chất. Mặc dù bên trong lòng đỏ và lòng trắng không có quá nhiều khác biệt nhưng chất lượng của trứng đã suy giảm đồng thời ẩn chứa nhiều tác nhân gây hại cho sức khỏe. Do đó, chuyên gia khuyến cáo khi thấy trứng có đốm nâu đen nhỏ li ti trên vỏ thì bạn không nên ăn.
Dưa hấu cắt sẵn để lâu
Cây dưa hấu thường mọc sát mắt đất, vỏ dưa tiếp xúc trực tiếp với đất nên vi khuẩn rất dễ bám trên mặt vỏ và khó để khử trừng. Dưa đã cắt nhỏ có thể bị nhiễm norovirus, vi khuẩn listeria và các chất độc hại khác. Trước khi ăn, chúng ta nên rửa sạch quả dưa, dưa cắt sẵn nhưng không ăn hết phải cho vào tủ lạnh và không được để lâu.
Rau quả bị mốc
Nhiều người có thói quen tiết kiệm, khi thấy rau củ quả bị mốc, hỏng một góc sẽ d.ùng d.ao c.ắt bỏ phần đó đi và sử dụng những phần còn lại. Thói quen tưởng vô hại này lại cực kỳ có hại cho sức khỏe. Tuy phần mốc chỉ là một đốm nhỏ nhưng chất độc rất có thể đã lan ra các phần khác. Như vậy, dù có cắt bỏ hay rửa kỹ đều không thể làm sạch được. Do đó, khi thấy rau củ quả đỏ bị thối, mốc, tốt nhất bạn không nên ăn.
Trứng gà chưa chín
Trứng gà sống có thể nhiễm vi khuẩn Salmonella và gây ra ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng. Vi khuẩn Salmonella không chỉ nhiễm vào vỏ trứng mà còn còn có thể nhiễm vào lòng trắng, lòng đỏ đặc biệt là đối với những quả trứng vỡ vỏ.
Nếu không nấu chín trứng hoàn toàn, vi khuẩn sẽ không bị t.iêu d.iệt và gây ra ngộ độc cho người ăn.
Khi hành động cực quen thuộc trở thành… tự hoại: Đây là 6 lý do để bạn làm gì thì làm, đừng nên ngoáy mũi
Một hành động ai cũng có nhưng lại tiềm ẩn những nguy cơ đầy bất ngờ.
Bạn có chối thế nào cũng được, nhưng sự thật là ai mà chẳng có lúc phải… ngoáy mũi? Dù là hotgirl xinh như nữ thần hay không được đẹp cho lắm thì cũng chẳng thể thoát khỏi cái thú vui trần tục này được.
Dĩ nhiên, chúng ta cũng biết rằng ngoáy mũi nơi công cộng là không nên. Chỉ là ngay cả khi ở nhà, bạn cũng không nên làm vậy quá nhiều đâu, bởi đó là một hành động ẩn chứa rất nhiều rủi ro.
1. Nguy cơ n.hiễm t.rùng rất cao
Càng ngoáy mũi lâu, khả năng ngón tay của bạn gây trầy xước trong mũi sẽ là càng lớn, dẫn đến việc vi khuẩn tích tụ và gây n.hiễm t.rùng.
Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Science Daily , những người hay ngoáy mũi hoặc ngoáy mũi có nguy cơ nhiễm vi khuẩn gây viêm phổi cao hơn hẳn. Đặc biệt, loại vi khuẩn này có khả năng xâm nhập kể cả khi mũi bạn khô hay ướt. Hơn thế nữa nếu bạn lười rửa tay, vi khuẩn ấy thậm chí có thể lây lan sang cho người khác.
Vậy nên để tránh nguy cơ ấy xảy ra, ít nhất hãy đảm bảo rửa tay thật sạch sẽ trước khi ngoáy mũi.
2. Gây tổn thương khoang mũi
Nếu có thói quen ngoáy mũi lâu và thường xuyên, khả năng khoang mũi của bạn chịu tổn thương cũng sẽ cao hơn. Theo nghiên cứu trên Cureus , người có thói quen ngoáy mũi thường xuyên có nguy cơ bị sưng viêm mô khoang mũi, thậm chí dẫn đến hẹp lỗ mũi nữa.
3. Bạn cũng dễ ốm hơn rất nhiều
Dịch nhầy trong lỗ mũi đóng vai trò giữ lại mọi thứ bạn hít vào, từ vi khuẩn cho đến bụi bẩn. Vậy nên ngoáy mũi cũng đồng nghĩa với việc khiến những thứ ghê rợn đó chuyển sang tay bạn.
Thế rồi từ đôi tay, số vi khuẩn ấy sẽ bám lên các bề mặt xung quanh, hoặc thậm chí lọt vào miệng của bạn (dù là vô tình hay cố ý). Đó là chưa kể tay bạn cũng chưa chắc sạch nữa, khiến cơ thể vô tình nhiễm khuẩn và dễ đổ bệnh hơn.
4. Gây c.hảy m.áu cam
Ngoáy mũi sẽ làm tăng ma sát lên mạch m.áu trong mũi, làm tăng nguy cơ vỡ mạch và gây c.hảy m.áu.
5. Mọc mụn
Khi ngoáy mũi, bạn có thể vô tình… nhổ bớt một vài sợi lông, và mụn cũng theo đó mà mọc lên.
6. Thương tổn vách ngăn
Vách ngăn là phần chia cắt 2 bên lỗ mũi. Việc ngoáy mũi có thể khiến khu vực này chịu tổn thương, thậm chí thành một lỗ thủng, rất khó phục hồi.
Vậy phải làm thế nào?
Đơn giản thôi, hãy đảm bảo cho tay bạn thật sạch sẽ, sử dụng khăn giấy mềm khi ngoáy và chỉ ngoáy trong thời gian ngắn, tuyệt đối không hình thành thói quen (vì nó rất xấu).