Chiếc giường biến thành nơi làm việc yêu thích của nhiều người khi “work from home”. Nhưng cảm giác thoải mái chỉ có lúc đầu, còn sức khỏe thể chất và tinh thần bị ảnh hưởng xấu.
Đối với nhiều người, làm việc tại nhà (work from home) đồng nghĩa với chuyện làm việc ngay trên giường ngủ của mình ( work from bed).
Chuyện mặc quần áo chỉnh tề, đi đến văn phòng được thay thế bằng việc rửa mặt, quay lại giường và bật máy tính, theo BBC.
Chiếc giường thành nơi giải quyết công việc hàng ngày của nhiều người kể từ khi work from home. Ảnh: Freepik.
Giường ngủ thành nơi làm việc
Theo nghiên cứu được công bố vào tháng 11 năm ngoái, 72% trong số 1.000 người Mỹ được hỏi cho biết giường ngủ là vị trí làm việc thường xuyên của họ kể từ khi đại dịch xảy ra.
Cứ 10 người thì có 1 người cho hay họ dành “hầu hết hoặc toàn bộ thời gian làm việc” (24-40 giờ) ở trên giường ngủ.
Tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn với lớp người lao động trẻ t.uổi. Trên Instagram, hashtag #WorkFromBed xuất hiện trong hàng nghìn bức ảnh. Nhiều người dùng khoe cảnh họ đang uống cà phê trong bộ đồ ngủ hay ăn sáng ngay tại nơi vừa tỉnh dậy.
Lý do khiến giường ngủ trở thành chỗ ngồi làm việc mới đến từ cảm giác thoải mái, tiện nghi mà nơi đặt lưng đem lại.
Với những người không có đủ điều kiện hay không gian để làm việc từ xa, giường ngủ trở thành lựa chọn duy nhất của họ. Nhưng với nhiều người khác, ngồi ở bàn máy tính hay bàn bếp sẽ không đem lại sự thư thái như chiếc giường của họ.
Làm việc trên giường đem lại cảm giác thoải mái ban đầu, song kéo theo nhiều hệ lụy lên sức khỏe. Ảnh: BBC.
Tuy nhiên, thực tế là việc biến giường ngủ thành phòng làm việc có thể gây ra một loạt vấn đề sức khỏe, cả về tâm lý và thể chất, xuất hiện ngay trước mắt lẫn về sau.
“Cổ, lưng, hông và nhiều bộ phận khác nữa đều bị căng khi bạn ở trên một bề mặt mềm. Đặt cơ thể ở vị trí như vậy không hỗ trợ theo cách có lợi cho công việc”, Susan Hallbeck, giám đốc kỹ thuật hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Mayo Clinic, một trong những viện nghiên cứu y tế lớn nhất ở Mỹ, cho biết.
Những chứng bệnh có thể phát sinh bao gồm từ đau đầu cho đến thoái hóa đốt sống, viêm khớp, nhức xương, đau dây chằng.
Nếu không còn nơi nào khác để ngồi làm việc, nữ chuyên gia khuyên mỗi người nên ngồi thẳng lưng, hướng đến “tư thế trung lập” – nghĩa là tránh dồn căng thẳng lên bất kỳ bộ phận nào.
“Dù bạn làm gì, hãy tránh nằm sấp để đ.ánh máy. Nó thực sự làm căng cổ và khuỷu tay”.
Người trẻ dễ thành nạn nhân
Khi duy trì thói quen làm việc trên giường trong suốt một năm, không chỉ cơ thể bị “tàn phá”, cả năng suất và thói quen ngủ cũng bị ảnh hưởng xấu.
“Là một chuyên gia về giấc ngủ, tôi thường khuyên mọi người rằng chiếc giường chỉ nên để dành cho ba chữ S: khi đi ngủ (sleep), khi quan hệ t.ình d.ục (s.ex) và khi bị ốm (sick)”, Rachel Salas, phó giáo sư thần kinh học và chuyên gia giấc ngủ tại Đại học Johns Hopkins ở Maryland, nói.
Duy trì làm việc trên giường trong thời gian dài khiến khả năng làm việc hiệu quả, mức độ tập trung giảm sút. Ảnh: Stock.
“Bạn càng xem TV, chơi trò chơi điện tử trên giường, não của bạn bắt đầu hình thành khái niệm có thể thực hiện bất cứ hoạt động khác ở chỗ nằm ngủ. Nó bắt đầu xây dựng những liên kết và cuối cùng phát triển thành hành vi có điều kiện”, Rachel phân tích.
“Vì vậy, khi bạn thiết lập máy tính xách tay, điện thoại, màn hình phát sáng mà công việc yêu cầu hàng ngày, não và cơ thể của bạn cuối cùng sẽ ngừng kết hợp giữa giường ngủ với sự nghỉ ngơi. Đó là lý do đại dịch còn dẫn đến chứng mất ngủ”, nữ chuyên gia nói, đề cập đến sự gia tăng đột biến trên toàn cầu về chứng mất ngủ và rối loạn giấc ngủ từ khi Covid-19 xuất hiện.
Điều này lại dẫn tới tình trạng cơ thể thấy mệt mỏi, đau nhức và khả năng làm việc hiệu quả, mức độ sáng tạo hay tập trung cũng giảm sút.
Susan Hallbeck chỉ ra những người trẻ t.uổi đặc biệt có khả năng là nạn nhân của những thói quen xấu này bởi họ không cảm thấy “sự căng thẳng cơ thể phải chịu” ngay lập tức. Tuy nhiên, càng nằm trên giường làm việc lâu thì tác hại càng rõ.
Tại Anh, người lao động từ 18 đến 34 t.uổi ít dùng bàn ghế làm việc tại nhà và nằm trên giường làm việc nhiều hơn gấp đôi so với người trung niên hoặc cao t.uổi.
“Họ sẽ không cảm thấy điều đó ngay bây giờ. Nhưng khi già đi, các triệu chứng sẽ đày đọa cơ thể”, Susan nói.
Bài thuốc đông y và cách xoa bóp chữa đau lưng
Biểu hiện đau nhức một bên hoặc cả hai bên thắt lưng; đau nhói, đau âm ỉ, cũng có thể có cảm giác đau nhức, lạnh tê, có khi lan sang vùng mông.
Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Theo Sức khỏe đời sống, BS. Lê Thị Hương cho biết, đau lưng bắt nguồn từ các tư thế sai trong sinh hoạt, lao động hoặc chơi thể thao, làm vùng cột sống thắt lưng cũng như những nhóm cơ chống đỡ quá sức sinh ra bệnh. Đau thắt lưng cũng có thể là triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng cho t.uổi già, lao cột sống thắt lưng, viêm cột sống thắt lưng do vi trùng hoặc nguyên nhân khác, bệnh viêm dính cột sống ( di truyền), vẹo cột sống…
Biểu hiện đau nhức một bên hoặc cả hai bên thắt lưng; đau nhói, đau âm ỉ, cũng có thể có cảm giác đau nhức, lạnh tê, có khi lan sang vùng mông. Đau hơn khi lao động hoặc khi thời tiết thay đổi, nghỉ ngơi thì giảm đau. Bệnh thường tái phát nhiều lần gây hạn chế hoạt động thắt lưng. Một số trường hợp cột sống vẹo về một bên, co rút cơ thắt lưng, đau lan tới chi dưới.
Theo y học cổ truyền, bệnh chủ yếu do lao động quá sức, sai tư thế mất thăng bằng gây đau lưng cấp, khí trệ huyết ứ gây đau hoặc có tổn thương cân cơ, xương khớp như thoái hoá đốt sống, dị dạng đốt sống… gây đau lưng mạn; Hoặc do phong hàn thấp xâm nhập hệ cân cơ kinh lạc gây bế tắc vận hành kinh khí; Do công năng can thận suy giảm không nuôi dưỡng được xương khớp, cân cơ lâu ngày gây đau, co cứng cơ…
Bên cạnh việc dùng thuốc, dưới đây xin giới thiệu một số động tác xoa bóp hỗ trợ điều trị đau thắt lưng để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
Bước 1: Đặt ngón tay, bàn tay gần nhau xung quanh phần thắt lưng, lòng bàn tay hướng vào trong, dùng gốc gan bàn tay từ từ xát lên và xuống làm vùng thắt lưng nóng lên.
Bước 2: Xoa vùng lưng, dùng gốc bàn tay xoa tròn trên da chỗ đau lần lượt theo chiều kim đồng hồ rồi ngược chiều kim đồng hồ. Động tác này làm cho vùng lưng nóng lên.
Bước 3: Xát 2 tay vào nhau cho nóng lên rồi đặt chồng lên nhau ở giữa thắt lưng đẩy từ trên xuống chà xát 5-10 lần, sau đó di chuyển sang phải, sang trái 5-10 lần.
Day: Tay trên hông, mô ngón tay cái đặt ở hai bên cột sống, hơi dùng sức để ấn xuống và xoay tròn, lần đầu tiên theo chiều kim đồng hồ, sau đó ngược chiều kim đồng hồ khoảng 3-5 phút.
Bước 4: Hai bàn tay đặt ở hai bên thắt lưng, ngón cái ở bên, 4 ngón còn lại đặt ở cột sống thắt lưng ở cả bóp vào 2 bên cơ lưng, 2 tay bóp cùng lúc, vừa bóp vừa hơi kéo thịt lên, làm khoảng 3 phút.
Bước 5: Nắm cả hai tay lại, lòng bàn tay hướng ra ngoài, dùng mu tay lần lượt đ.ấm vào 2 bên thắt lưng với lực không gây đau là thích hợp, cùng một thời điểm, đ.ấm mỗi bên khoảng 10 -15 lần.
Bước 6: Cả hai tay trên hông, ngón tay cái đặt ở hai bên thăn lưng, bấm các huyệt: Thận du, Đại trường du, Hoàn khiêu. Khi bấm đốt 1 và đốt 2 vuông góc với nhau bấm từ từ, tăng dần đến khi thấy tức nặng. Bấm mỗi huyệt khoảng 1 phút.
Bước 7: Hai bàn tay hơi khum, giữa lòng bàn tay lõm, các ngón tay khít vào lại với nhau, phát vào vùng thắt lưng.
Các biện pháp phòng ngừa đau thắt lưng
Duy trì, quản lý trọng lượng cơ thể. Ngồi đúng tư thế. Không nên ngồi ở cùng một vị trí trong một khoảng thời gian dài. Nên đứng dậy, đi lại và vận động các cơ để thư giãn. Thường xuyên thay đổi tư thế làm việc, thực hiện những động tác vươn vai giữa giờ là phương pháp thư giãn, luyện tập có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa đau thắt lưng.
Tránh thay đổi tư thế đột ngột, nên thực hiện từ từ.
Hạn chế tối đa cúi gập lưng để nâng hoặc nhấc, đỡ vật nặng.
Luyện tập thể thao đều đặn và phù hợp để có cơ bụng và cơ lưng khỏe mạnh. Bạn cần lưu ý trước khi vận động mạnh hay luyện tập thể thao là làm động tác khởi động nhẹ nhàng.
Rượu dâm dương hoắc rất tốt cho người bị phong thấp, nam giới liệt dương di tinh.
Rượu thuốc chữa đau lưng, tăng cường sinh lực
Theo TS. Nguyễn Đức Quang, đau lưng theo Đông y là do thận kém, là một chứng bệnh thường gặp ở nam giới t.uổi trung và cao niên. Bệnh không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến sức khoe và sinh hoạt của người bệnh. Sau đây là 7 bài rượu thuốc bổ thận, hỗ trợ điều trị đau lưng, mỏi gối; di tinh, nhằm tăng cường sinh lực cho nam giới, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
Rượu đỗ trọng: đỗ trọng 30 – 60 g, rượu (300-350) 500 ml, ngâm 7- 10 ngày. ngày 2 – 3 lần, mỗi lần uống 20ml. Bài này dùng tốt cho người bị đau lưng, đau nhức xương khớp, tăng huyết áp.
Rượu bổ thận tráng dương: cẩu tích 18 g, đỗ trọng 15 g, tục đoạn 15 g, uy linh tiên 15 g, ngưu tất 15 g, ngũ gia bì 15 g, rượu (300 – 350) 1.000 ml. Ngâm 7 – 10 ngày. Ngày 2 lần (sáng tối), mỗi lần uống 20ml. Dùng thích hợp cho người bị chứng phong thấp, đau mỏi lưng gối.
Rượu ba kích ngưu tất: ba kích 30g, ngưu tất 30g, rượu (300 – 350) 500ml. Ba kích bỏ lõi, thái mỏng, ngưu tất thái lát. Ngâm 7 – 10 ngày, bỏ bã, uống với nước nóng, mỗi lần 30 – 50ml. Dùng tốt cho người bị liệt dương; đau lưng mỏi gối, chân yếu run chân.
Rượu đỗ trọng: đỗ trọng 12g, đan sâm 12g, xuyên khung 6g, quế tâm 4g, tế tân 6g, rượu (300 – 350) 2.000ml. Ngâm 7-10 ngày. Ngày 2 – 3 lần, mỗi lần uống 20ml. Trị thận hư, đau lưng.
Rượu dương hoắc, huyết đằng, ba kích: dâm dương hoắc, kê huyết đằng, ba kích, mỗi thứ đều nhau 40 – 60 g, đường phèn 30 g, rượu (300 – 350) 750 ml. Ngâm 7 – 10 ngày. Dùng mỗi lần 20 – 30 ml, ngày 2 lần. Thích hợp cho người thận hư, phong thấp có các triệu chứng đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối.
Rượu dâm dương hoắc (dương hoắc tửu): dâm dương hoắc 100 g, rượu (300 – 350) 500 ml, ngâm 7 – 10 ngày, hàng ngày lắc đều. Mỗi ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần 20-30ml (khi uống hâm nóng). Bài này tốt cho người bị phong thấp (đau nhức xương khớp, bại liệt nửa người, tay chân tê bì); liệt dương, di tinh.
Hoặc: Dâm dương hoắc 500 g (tán vụn, dùng túi vải xô thưa bọc lại), rượu (300 – 350) 3.000 ml. Cho trong bình cùng túi vải có thuốc, đậy kín, để uống quanh năm, mỗi đợt 3 – 5 ngày (khi uống hâm nóng), tránh uống say. Dùng thích hợp cho người bại liệt nửa người, tay chân tê bì, đái vặt, không nhịn được.
3 cách chữa bệnh đau lưng bằng gừng
Trước khi đi khám thì bạn cần biết cách chữa đau lưng bằng gừng cũng rất hiệu quả, sau đây là 3 cách thực hiện đơn giản và nhanh nhất giúp bệnh nhân đạt hiệu quả tối đa trong quá trình thực hiện điều trị. Bạn cần đắp trực tiếp lên vị trí đau.
S ử d ụ ng g ừ ng và hành khô ch ữ a đau l ư ng:
Nguyên liệu: Gừng tươi (20 g), hành củ (15 g), bột mỳ (30 g), một băng vải sạch.
Cách làm: em gừng và hành (đã rửa sạch) giã nát rồi trộn với bột mì. Sau đó đem hỗn hợp xào nóng lên, đem hỗn hợp còn nóng đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay băng 1 lần.Thực hiện như vậy trong vòng 3-4 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Cách chữa đau lưng bằng gừng ngâm rượu
Nguyên liệu: Gừng tươi (1 kg), rượu trắng (2 l)
Cách làm: Gừng rửa sạch đ.ập dập rồi cho vào lọ ngâm với rượu trắng, đậy nắp để khoảng 3 ngày sau đó lấy ra xoa bóp những vùng bị đau nhức. Để hỗn hợp này đạt hiệu quả hơn, có thể để ngâm rượu gừng lâu hơn một chút (khoảng 3 tuần). Cách chữa này cần phải chăm chỉ xoa bóp với rượu gừng mỗi buổi tối sẽ giúp bớt đau và ngủ ngon hơn.
Chữa đau lưng bằng gừng nóng và mật ong
Nguyên liệu: Gừng tươi hoặc khô, mật ong, muối, dấm chua và một mảnh khăn.
Cách làm: Cho gừng vào đun nóng với muối và dấm. Sau đó dùng mảnh khăn thấm hỗn hợp gừng nóng và mật ong bôi xoa bóp lên chỗ bị đau nhiều lần. Cách chữa này cũng có tác dụng lưu thông m.áu, cơ bắp thoải mái và giảm đau hiệu quả.