Gân Achilles (gân gót chân) được sử dụng trong hầu hết các hoạt động nên cũng là nơi chịu nhiều áp lực và dễ bị tổn thương.
Đặc biệt với những người tập luyện thể thao, viêm gân Achilles là tình trạng thường gặp.
Gân Achilles là gân lớn nhất cơ thể kéo dài từ bắp chân với sự hợp nhất của 3 cơ: 2 cơ bụng chân và cơ bám vào xương gót. Ngoài việc thực hiện các động tác như đi bộ, nhảy, chạy, gân Achilles giúp cơ thể đứng trên các đầu mũi chân. Gân Achilles là một vùng khá ít mạch m.áu, cách chỗ bám vào xương gót từ 3-6cm. Đây là chỗ thường bị tổn thương viêm tại điểm bám gân, viêm quanh gân, viêm giữa gân, xơ gân hoặc đứt gân.
Khi tâp luyên thê thao, dê bi viêm gân Achilles.
Tổn thương gân Achilles thường do sự quá tải về lực, trọng lực trực tiếp lên gân – có thể thấy ở những người chơi thể thao có di chuyển với tốc độ cao, thường xảy ra nhất ở những người chạy bộ đột nhiên tăng cường độ hoặc thời gian chạy.
Các môn thể thao dễ có tổn thương gân Achilles là: Chạy bộ, chạy đường dài, thể dục dụng cụ, khiêu vũ, bóng đá, bóng chuyền, bóng ném, bóng rổ, bóng chày, tennis. Tổn thương gân này thường do bắt đầu di chuyển một cách đột ngột với động tác đẩy mũi bàn chân và nhấc chân di chuyển nhanh để tăng tốc hay chạy nước rút khi về đích hoặc do đổi hướng di chuyển đột ngột. Cấu tạo gân bao gồm nhiều sợi nhỏ, một động tác đột ngột huy động quá nhiều sợi gân nhỏ tham gia mà thiếu sự đàn hồi sẽ gây nên tổn thương từ mức độ nhẹ đến nặng.
Sợi gân được tạo nên bởi các sợi collagen giúp gân có độ mềm mại và linh hoạt. Ngoài ra, mô liên kết với các chất đàn hồi xung quanh giúp các bó sợi trượt lên nhau khi có các chuyển động. Lượng collagen giảm dần theo độ t.uổi, nên tổn thương gân này hay gặp ở người ngoài 30 t.uổi, nam nhiều hơn nữ. Người càng lớn t.uổi thì dễ tổn thương gân Achilles hơn.
Những người có cơ địa dễ có tổn thương gân Achilles là người có khớp cổ chân lỏng lẻo, béo phì, yếu cơ, bệnh rối loạn chuyển hoá, dùng thuốc corticoid. Phụ nữ đi giày cao gót hoặc người có bàn chân dẹt do phân bố lực bị dồn vào một điểm trong thời gian dài với một tư thế cố định cũng dễ bị viêm gân này.
Vị trí gân Achilles.
Dấu hiệu tổn thương gân Achilles
Biểu hiện nhẹ nhất là cảm giác đau rát bỏng hay đau cứng phần thấp bắp chân sau vào buổi sáng. Một số trường hợp thì có thể rách một phần gân hoặc đứt hoàn toàn gân. Đau vùng gót, đặc biệt khi căng gót hoặc đứng trên đầu mũi chân. Đau nhiều vào buổi sáng. Khi viêm gân Achilles lâu sẽ có nguy cơ bị đứt gân. Nếu gân bị đứt thì sẽ đau dai dẳng, cảm giác phù nề vùng gót chân, đôi khi thấy cứng đơ vùng đó. Thậm chí bạn có thể nghe thấy tiếng nổ hay tiếng rắc ở vùng gân, xuất hiện cùng với đau do gân bị đứt. Đồng thời, vùng gót chân trở nên sưng nề và tím do có ra m.áu giữa các sợi gân. Người bệnh cũng có thể phải trải qua những cơn đau hay cứng khớp, nhất là buổi sáng, thường cải thiện khi hoạt động nhẹ.
Dấu hiệu chấn thương nặng:
Nếu bị những cơn đau kéo dài xung quanh gân Achilles, hãy liên lạc với bác sĩ. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu cơn đau hoặc thương tật nặng. Viêm gân Achilles có thể làm suy yếu gân, khiến nó dễ bị rách hơn (đứt) – một chấn thương đau đớn thường phải can thiệp phẫu thuật.
Hầu hết các trường hợp viêm gân Achilles có thể được điều trị bằng cách chăm sóc tại nhà tương đối đơn giản dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Các phương pháp tự chăm sóc cần thiết để ngăn chặn các đợt tái phát. Các trường hợp nghiêm trọng hơn của viêm gân Achilles có thể dẫn đến rách gân có thể phải can thiệp phẫu thuật.
Khoảng 80% tổn thương gân ở mức độ rách một phần nhỏ có thể hồi phục trong thời gian từ 3 – 6 tháng hoặc lâu hơn khi điều trị bảo tồn như nghỉ ngơi, tránh các bài tập nặng và khó.
Cách giảm nguy cơ chấn thương
Mặc dù có thể không thể ngăn ngừa viêm gân Achilles, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để giảm nguy cơ mắc phải:
Hãy dành thời gian giãn cơ bắp chân và gân Achilles vào buổi sáng, trước và sau tập thể dục để duy trì sự dẻo dai. Điều này đặc biệt quan trọng nhằm tránh viêm gân Achilles tái phát.
Tăng dần dần mức độ hoạt động. Nếu bạn chỉ mới bắt đầu một chế độ tập thể dục, hãy bắt đầu từ từ và tăng dần thời lượng và cường độ tập luyện.
Tránh các hoạt động gây căng thẳng quá mức trên gân, chẳng hạn như chạy đồi. Nếu bạn tham gia hoạt động gắng sức, trước tiên hãy làm nóng bằng cách tập thể dục với tốc độ chậm hơn. Nếu một bài tập cụ thể làm bạn thấy đau, hãy dừng lại và nghỉ ngơi. Thay thế các hoạt động cường độ cao như chạy nhảy bằng các hoạt động cường độ thấp như đạp xe và bơi.
Chọn giày cẩn thận: Những đôi giày mang trong khi tập thể dục phải có đệm đầy đủ cho gót chân của bạn và nên có một vòm đệm vững chắc để giúp giảm căng thẳng cho gân Achilles. Thay giày cũ. Nếu đôi giày của bạn ở trong tình trạng tốt nhưng không nâng đỡ bàn chân của bạn, hãy thử vòm đệm trong cả đôi giày.
Tổn thương hay gặp ở khớp gối và cách chữa trị
Động tác chủ yếu của khớp gối là gập và duỗi, vì vậy khớp gối dễ bị tổn thương bởi những chấn thương từ hai bên hay từ phía trước hoặc do vặn xoay.
Tuy nhiên, nếu biết bảo vệ, bạn sẽ có khớp gối chắc khỏe và giữ được vẻ đẹp của hai đầu gối.
Một số tổn thương thường gặp
Trật khớp gối: Nếu chấn thương mạnh có thể bị trật khớp gối với các biểu hiện đau, không cử động được khớp gối, biến dạng khớp gối. Tổn thương có thể làm gãy xương, vỡ sụn, rách bao hoạt dịch, đứt rách dây chằng… Khi đó, bạn phải điều trị tại bệnh viện bằng cách nắn chỉnh, phẫu thuật phục hồi khớp và dùng thuốc giảm đau, chống viêm.
Viêm khớp: Có thể do các nguyên nhân chấn thương, nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn, bệnh tự miễn gây ra. Khớp gối bị sưng, nóng, đỏ đau, hạn chế vận động. Tùy nguyên nhân mà phải điều trị bằng thuốc chống viêm, kháng sinh…
Khớp gối dễ bị tổn thương bởi những chấn thương từ hai bên hay từ phía trước hoặc do vặn xoay.
Đau đầu gối: Sau một chấn thương đầu gối, người bệnh sẽ bị đau. Có khi người mô tả là đau buốt “đến tận tim”, hay đau “điếng người”. Dĩ nhiên là bạn phải xoa dầu và uống thuốc mới mong khỏi được sớm.
Lỏng khớp gối: Là một chấn thương hay gặp trong thể thao, khi dây chằng chéo trước bị tổn thương, khớp gối sẽ lỏng. Nhưng lúc mới chấn thương, do cơ đùi hỗ trợ nên chưa cảm nhận được bị lỏng gối. Thời gian sau cơ đùi bị teo không còn đủ sức gồng gánh cho dây chằng chéo trước, các dấu hiệu của lỏng gối mới xuất hiện.
Người bệnh sẽ cảm thấy chân bị yếu khi đi lại, khó khăn khi phải đứng trụ bằng chân bị bệnh, đi nhanh trên đường không bằng phẳng dễ bị trẹo gối, cảm giác bất thường khi lên xuống cầu thang, khó điều khiển chân mình như ý muốn.
Thoái hóa khớp gối: Là tình trạng lão hóa của khớp. Ở người cao t.uổi, sụn khớp bị lão hóa trở nên sần sùi, mất độ trơn nhẵn, giảm đàn hồi, khô và nứt nẻ, mòn, khuyết… Mức độ lão hóa từng người có khác nhau, tùy thuộc điều kiện sống của mỗi người. 3 triệu chứng thường gặp ở bệnh thoái hóa khớp gối là đau khớp, sưng khớp và hạn chế cử động. Điều trị cần dùng các loại thuốc: giảm đau, chống viêm; bổ sung chất nhầy cho khớp; thuốc tăng dinh dưỡng sụn khớp như glucosamin; các thuốc bôi, xoa ngoài; các thuốc bổ gân, xương.
Chữa trị thế nào?
Do đầu gối chỉ được che phủ bằng một lớp da, thiếu sự bảo vệ của bắp cơ và mỡ, nên không được cung cấp đầy đủ nhiệt trong điều kiện thời tiết lạnh giá của mùa đông. Vì vậy, cần giữ ấm cho đầu gối bằng cách mặc quần dài với chất liệu vải thun hay cotton dày, đi giầy tất để thường xuyên giữ ấm chân và đầu gối.
Để phòng tránh khớp gối bị xơ cứng, cần thường xuyên tập cử động bằng các động tác như đứng lên, ngồi xuống, xoay tròn khớp gối theo chiều kim đồng hồ và ngược lại để đầu gối được tưới m.áu nuôi dưỡng đầy đủ, dịch khớp tiết đều đặn, giúp mọi hoạt động được nhịp nhàng. Buổi tối trước khi ngủ có thể tập động tác duỗi gấp gối bằng cách ngồi tựa lưng ghế, kê một cái gối mềm cao chừng 10-15cm dưới khoeo chân, tập duỗi thẳng chân rồi lại hạ cẳng chân xuống ở tư thế vuông góc với đùi từ 15-20 lần.
Trước khi luyện tập thể dục thể thao hay tập quân sự, nhất thiết phải tập khởi động toàn thân và khớp gối để khi vận động cơ thể nói chung và khớp gối nói riêng được trơn tru, thuận lợi. Không nên đá chân cao một cách đột ngột để tránh tổn thương khớp gối. Trong tập luyện một số môn thể thao dễ gây chấn thương, nên bó khớp gối bằng băng thun để bảo vệ.
Nên tránh các tư thế gây hại cho khớp gối như: tránh ngồi gác chéo chân; bỏ thói quen ngồi xổm vì gập gối quá mức tạo lực ép rất lớn lên mặt sụn khớp và sụn bánh chè, mặt sụn dễ mòn, dập, sẽ thoái hóa sớm. Động tác quỳ gối hay tập cử tạ mà gánh tạ quá thấp cũng gây hại khớp gối nặng hơn ngồi xổm. Khuân vật nặng hay đứng lâu, khớp gối chịu lực không thẳng trục gây đau vùng trước gối và làm cho khớp gối nhanh bị thoái hóa.
Chỉ nên đi giày dép có đế rộng, độ cao vừa phải, khoảng 3cm. Nếu đi giày dép cao gót sẽ tăng áp lực lên khớp gối. Tránh thừa cân, vì thừa 1kg thì khớp gối phải chịu đựng sức nặng tăng gấp 5 lần. Nếu bạn bị dị dạng chi dưới như chân chữ O, chữ X cũng cần phẫu thuật chỉnh hình cho trục đầu gối được thẳng.