Sau 30 t.uổi, bất kể nam nữ không muốn bị ung thư dạ dày ăn càng ít càng tốt 3 loại gia vị nấu ăn hàng ngày đặc biệt này.
Nước mắm
(Ảnh minh họa)
Nước mắm là nguyên liệu quen thuộc trong mỗi mâm cơm gia đình. Về phương thức sản xuất, nước mắm chủ yếu được làm từ cá trích, cá cơm, cá nục và rất nhiều muối và nước lã vào trong lu sành, thùng gỗ sau đó mang đi phơi nắng. Điều chúng ta ít biết, chất nitrit chứa trong mắm là chất gây ung thư, nếu tiêu thụ thường xuyên có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa đường tiêu hóa và thậm chí là ung thư dạ dày.
Nước mắm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra các bệnh mạn tính nếu ăn trong thời gian dài loại có chứa hóa chất độc hại. Người bình thường mỗi ngày dùng 5-10ml mắm/ngày; người bệnh huyết áp, tiểu đường, suy thận, gout ăn 1-2 ml mắm/ngày.
Hạt nêm
(Ảnh minh họa)
Hạt nêm là một loại gia vị được hàng nghìn hộ gia đình sử dụng. Thành phần chính của hạt nêm là một lượng lớn muối, natri glutamat, nucleotide và các loại gia vị khác.
Trong hạt nêm có chứa nhiều nguyên liệu như: bột ngọt (chất điều vị 621) và hai chất điều vị 627, 631. Tuy nhiên, Chất điều vị 627 và 631 (guanylate/G và inosinate/I) có vị umami (vị ngon, vị ngọt thịt) yếu so với bột ngọt. Lạm dụng loại gia vị này có thể gây những tác dụng phụ khó lường.
Để đảm bảo bữa ăn có đủ chất các mẹ cần thêm vào các nguồn thực phẩm phong phú, nên dùng hạn chế các gia vị như hạt nêm, bột ngọt quá liều và thường xuyên. Nếu ăn thường xuyên sẽ tăng gánh nặng cho dạ dày, đặc biệt, đường chứa không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiết axit dịch vị mà còn phá hủy niêm mạc dạ dày dễ gây ung thư dạ dày.
Mắm tôm
Ăn mắm tôm quá nhiều sẽ dễ khiến mắc các bệnh đường ruột. (Ảnh minh họa)
Đối với mắm tôm, khi ở dạng nguyên chất rất mặn và đặc, khó có vi khuẩn nào sống được ở môi trường đó. Nhưng khi đã được pha thêm nước chẳng hạn, nó sẽ chuyển thành môi trường khác và tạo điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và dễ dàng.
Ngoài ra, nếu quá trình sản xuất không đảm bảo chất lượng, sản phẩm không có nguồn gốc dễ bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh đường ruột, Ecoli, vi khuẩn salmonella gây thương hàn hoặc các vi khuẩn có bào tử sống yếm khí nếu quá trình vệ sinh không sạch sẽ. Đặc biệt nếu không biết bảo quản mắm tôm cũng khiến mắm tôm rất dễ bị hỏng, ăn vào dễ dẫn tới các bệnh đường ruột.
7 ‘huyền thoại’ về thực phẩm nhiều người tin nhưng không phải sự thật
Dưới đây là 7 “huyền thoại” về thực phẩm mà bạn có thể tin là có thật nhưng thực tế không phải như vậy, theo Eat This, Not That!
Mật ong không thực sự hết hạn! – ẢNH: SHUTTERSTOCK
1. Quy tắc 5 giây khi làm rơi đồ ăn
Bạn đ.ánh rơi một viên kẹo xuống sàn, nhặt nó lên, phủi bụi, cho vào miệng và tự hào tuyên bố “Quy tắc 5 giây!”. Tuy nhiên, quy tắc 5 giây (và đặc biệt là quy tắc 10 giây) là những điều hoang đường: Vi trùng có thể bám vào viên kẹo khá nhanh.
Theo một nghiên cứu của Đại học Rutgers (Mỹ), trong một số trường hợp, vi khuẩn có thể chuyển sang thức ăn rơi xuống dưới 1 giây. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng thực phẩm càng ẩm ướt thì quá trình “chuyển giao” vi khuẩn xảy ra càng nhanh. Ví dụ, dưa hấu mà họ thử nghiệm nhiễm bẩn nhanh nhất và kẹo dẻo là thấp nhất.
2. “Thả chuồng” có nghĩa là gà mái thả rông
Ngay cả khi gà mái được “thả chuồng”, chúng có thể không được ra ngoài trời. Thuật ngữ này đơn giản có nghĩa là chúng có thể đi lang thang trong một tòa nhà, phòng hoặc khu vực mở thay vì bị nhốt trong lồng.
3. Mật ong hết hạn sử dụng
Khi bạn đang dọn dẹp phòng đựng thức ăn và phát hiện ra một hộp đựng mật ong bằng nhựa hình con gấu đã ngủ đông trong góc trong nhiều năm, bạn có thể muốn ném nó đi. Nhưng, mật ong không thực sự hết hạn!
Theo National Honey Board , khi được bảo quản đúng cách trong các hộp kín, nó có thể ổn định trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, nó có thể kết tinh hoặc mất đi một số mùi thơm và hương vị theo thời gian. Vì vậy đó là lý do tại sao bạn có thể thấy ngày hết hạn.
3. Bánh gato sô cô la của Đức có xuất xứ tại Đức
Trên thực tế, bánh sô cô la làm từ dừa và hồ đào không có mối liên hệ nào với Đức. Đúng hơn, theo NPR, cái tên này xuất phát từ một người tên Sam German, vào năm 1852, đã tạo ra một loại sô cô la nướng cho Baker’s.
Công ty đặt tên nó là “sô cô la của Đức” và nó được rút ngắn thành “sô cô la Đức” theo thời gian.
4. Nhìn kỹ thực phẩm có thể biết thực phẩm có an toàn
Nhiều người tin rằng họ có thể biết được thực phẩm có an toàn để ăn hay không bằng cách nhìn kỹ hoặc thậm chí ngửi thực phẩm. Tuy nhiên, các vi trùng nguy hiểm như E. coli hoặc Salmonella sẽ không khiến thức ăn của bạn có màu sắc khác lạ.
5. Món khoai tây chiên kiểu Pháp có nguồn gốc từ Pháp
Nguồn gốc của khoai tây chiên kiểu Pháp hơi phức tạp, nhưng có bằng chứng xác thực về việc chúng xuất phát từ Bỉ chứ không phải Pháp, theo National Geographic .
Những người dân làng dọc theo sông Meuse đã dùng đến cách chiên khoai tây khi sông đóng băng và họ không thể chiên cá. Trên thực tế, những khoai tây chiên giòn vàng thậm chí không được gọi là khoai tây chiên ở Pháp. Chúng có biệt hiệu là “frites” hoặc “pommes frites”.
6. Hàu sống đã c.hết khi bạn ăn chúng
Lần tới khi bạn húp một con hàu sống, hãy biết điều này: Có khả năng nó vẫn còn sống. Hầu hết các nhà hàng ở Mỹ sẽ giữ hàu của họ còn sống trên đá cho đến khi chúng bị lột ra, Business Insider giải thích. Sau khi hàu bị lột ra, nó có thể c.hết hoặc bất động, nhưng vì chúng không di chuyển nhiều nên rất khó nhận biết.
7. Bạn có thể rán một quả trứng trên vỉa hè
Nếu bạn đã từng nghe câu nói “trời nóng đến mức bạn có thể rán một quả trứng trên vỉa hè”, bạn có thể đã thắc mắc về sự thật của câu nói này. Tuy nhiên, sẽ khá khó khăn nếu thực sự rán một quả trứng trên vỉa hè, vì nó là chất dẫn nhiệt kém, theo Thư viện Quốc hội Mỹ. Một quả trứng cần nhiệt độ cao tới 158 độ F (70 độ C) để nấu chín, và một vỉa hè nóng có thể chỉ lên đến 145 độ F (62,7 độ C), theo Eat This, Not That!