Thời tiết đang vào những ngày lạnh đan xen ngày có độ ẩm thất thường. Với trẻ nhỏ thì đây là thời điểm dễ bị ốm do cơ thể trẻ rất nhạy cảm với thời tiết, đặc biệt đây cũng là mùa của rất nhiều loại virus, vi khuẩn phát triển.
Hầu hết trẻ thường mắc các bệnh về tai mũi họng. Dưới đây là những căn bệnh trẻ dễ mắc vào mùa đông xuân và cách phòng tránh.
Cảm lạnh: Cảm mạo, cảm lạnh khiến trẻ bị ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, đau đầu, sốt, sợ lạnh, toàn thân khó chịu. Để đề phòng cảm mạo phong hàn cho trẻ trong mùa đông xuân, phải luôn giữ ấm cho trẻ, cho trẻ ăn uống nóng và đầy đủ chất dinh dưỡng. Không để trẻ ra nơi lạnh, có gió. Ban đêm đi ngủ phải chú ý cho trẻ đi tất và không nằm nơi có gió lùa.
Viêm mũi: Ban đầu trẻ bị ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi trong sau đó có thể chuyển sang chảy dịch mũi đặc, sốt khoảng 39 độ C. Hai hốc mũi trẻ sung huyết đỏ và ứ đọng nhiều dịch. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng như viêm phế quản phổi, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp…
Khi trẻ bị viêm mũi, hàng ngày cần nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%, ngày 3 – 4 lần cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi đồng thời cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả chín… để nhanh hồi phục. Khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Viêm họng cấp: Là bệnh thường xảy ra vào mùa đông, do nhiều nguyên nhân. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, kèm theo sốt, khàn tiếng. Trẻ thường sốt cao, quấy khóc, ăn uống kém, khóc khàn. Không tự ý cho trẻ dùng thuốc mà nên đi khám sớm, đề phòng các biến chứng nặng xảy ra.
Khi trẻ có các dấu hiệu viêm đường hô hấp cần đưa trẻ đi khám để bác sĩ tìm nguyên nhân và chỉ định dùng thuốc phù hợp.
Tùy vào nguyên nhân và triệu chứng lúc khám mà bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ có nên dùng kháng sinh hay không. Cần chăm sóc, hỗ trợ trẻ như giữ ấm cho trẻ, cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng, cho trẻ súc miệng, súc họng thường xuyên bằng nước muối ấm loãng và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Viêm V.A: V.A là bệnh lý phổ biến ở trẻ và được phát hiện khi khám tai mũi họng. Biểu hiện thường là sốt 38-39 độ C hoặc cao hơn, chảy mũi, lúc đầu chảy mũi trong, loãng, những ngày sau thường chảy mũi đặc kèm ho. Ngoài ra có thể thấy trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc, hơi thở hôi. Cần thăm khám kỹ, nếu nội soi thì càng tốt, để phát hiện sớm và điều trị tích cực. Việc dùng thuốc và can thiệp phải dưới hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
Sốt virus: Thời tiết lạnh, khí hậu khô hanh là điều kiện thuận lợi cho các loại virus bùng phát và tạo thành dịch. Biểu hiện bệnh thường rất rầm rộ: trẻ sốt cao 39-40 độ C, sốt thành từng cơn cách nhau 4-5 giờ, dùng hạ sốt có đỡ. Ngoài cơn sốt hầu hết trẻ đều ăn uống bình thường. Khám lâm sàng không có biểu hiện viêm nhiễm gì đặc biệt. Xét nghiệm m.áu cho chỉ số CRP thường tăng cao. Một vài test cúm A, B cũng nên làm để loại trừ và điều trị thuốc kháng virus đặc hiệu.
Viêm phế quản: Viêm tiểu phế quản là bệnh hô hấp cấp tính, rất hay gặp ở trẻ nhỏ do viêm tắc các đường hô hấp nhỏ (hay còn gọi là tiểu phế quản). Bệnh xuất hiện cao nhất vào mùa lạnh, khi trẻ xuất hiện những cơn ho ngày một kéo dài, nhất là về nửa đêm hoặc gần sáng. Nếu trẻ bị ho nhiều, không tự ý dùng thuốc giảm ho mà hãy đưa con đi khám.Giữ gìn vệ sinh mũi họng, giữ ấm để phòng bệnh cho trẻ.
Để phòng tránh các bệnh đường hô hấp trong mùa lạnh, các bậc cha mẹ cần chú ý giữ ấm cho trẻ, hạn chế đến những nơi đông người. Luôn giữ gìn vệ sinh cho trẻ thật tốt, xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên. Khi trẻ có biểu hiện ho, chảy mũi, sốt… cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để điều trị sớm, tránh dẫn đến các biến chứng nặng.
Bảo vệ mũi đúng cách trong mùa bệnh hô hấp
Giữ ấm, vệ sinh mũi họng thường xuyên… giúp bé hạn chế mắc các bệnh hô hấp trong mùa đông xuân.
Mùa đông – xuân là thời gian đỉnh điểm của bệnh lý mũi xoang, hô hấp khi mỗi ngày bé có thể trải qua nhiều kiểu thời tiết: lúc hanh hao, lúc lạnh tê tái, lúc ẩm thấp khó chịu… Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Tuyết Xương, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện Nhi Trung ương cho biết từ tháng 10 đến nay, mỗi ngày, khoa Tai Mũi Họng tiếp nhận khoảng 500 trường hợp trẻ đến khám bệnh lý về hô hấp, tăng khoảng 20-30% so với các tháng trước đó.
Theo bác sĩ Xương, mũi là cửa ngõ của hệ hô hấp, có khả năng làm ấm, làm ẩm và lọc sạch gần 20.000 lít khí mỗi ngày. Việc thường xuyên tiếp xúc với không khí lạnh hoặc thời tiết thay đổi liên tục có thể khiến mũi sung huyết và nguy cơ viêm.
Đồng thời, môi trường ô nhiễm chứa các loại bụi mịn, vi khuẩn, virus… nên khi trẻ hít vào, những thành phần có hại cũng sẽ theo vào mũi và hệ hô hấp. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý hô hấp vào mùa này. Dưới đây là một số bệnh hô hấp mà trẻ thường gặp, đặc biệt trong mùa đông – xuân:
Viêm mũi
Viêm mũi thường gặp ở trẻ từ khoảng 6 tháng đến khi bé học lớp 2, lớp 3, nhất là khi thời tiết lạnh. Đây là tình trạng viêm niêm mạc của hốc xoang gây ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong hoặc mũi mủ, kèm theo ho. Viêm mũi khiến trẻ nhỏ khó chịu, quấy khóc, kém ăn, có trường hợp nôn mửa, tiêu chảy… Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh tái phát có thể dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp.
Viêm mũi dị ứng
Bệnh thường gặp vào mùa xuân khi phấn hoa phát tán nhiều và không khí lạnh, ẩm thấp khiến vi khuẩn, nấm mốc dễ phát triển. Trẻ nhỏ với sức đề kháng còn kém nên hay viêm mũi dị ứng với các biểu hiện như ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, quấy khóc vào ban đêm.
Viêm mũi dị ứng không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại làm cho trẻ cảm thấy khó chịu. Nếu không được điều trị hợp lý và dứt điểm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm tai giữa cấp, viêm họng, viêm xoang, viêm phổi…
Bệnh cúm mùa
Cảm cúm là bệnh về đường hô hấp mà trẻ hay gặp vào mùa đông, xuân. Bệnh chủ yếu do virus, vi khuẩn gây nên và dễ lây lan. Một số triệu chứng nổi bật ở trẻ là nghẹt mũi; chảy nước mũi lúc đầu loãng, trong, sau trở nên đặc hơn, thậm chí chuyển sang màu xanh lục hoặc màu vàng. Trẻ cũng có thể bị sưng họng, ho, đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, cơ thể đau nhức và chán ăn.
Viêm tiểu phế quản
Đây là bệnh hô hấp cấp tính do viêm tắc các tiểu phế quản. Bệnh xuất hiện quanh năm, cao nhất vào mùa đông và đầu mùa xuân. Biểu hiện thường gặp nhất là trẻ chảy nước mũi trong, ho, sốt vừa hoặc cao. Tần suất ho tăng lên, nhất là về đêm hoặc gần sáng. Trẻ thở khó hơn, thở rít. Trong trường hợp nặng, trẻ tím tái, lồng ngực bị rút lõm, thở khó hoặc thậm chí ngừng thở.
Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Tuyết Xương đang thăm khám cho một bệnh nhi. Ảnh: T.X
Cách phòng bệnh lý mũi họng cho trẻ
Theo bác sĩ Nguyễn Tuyết Xương, bố mẹ có thể chủ động phòng bệnh cho trẻ bằng những phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Vệ sinh mũi cho bé hai lần mỗi ngày bằng nước biển phun sương vô trùng chứa các nguyên tố vi lượng thiết yếu cho sức khỏe mũi xoang. Ở t.rẻ e.m, đặc điểm cấu tạo vòi nhĩ (thông giữa mũi – tai) nằm ngang, khá rộng và thẳng, nếu rửa mũi không đúng có thể gây biến chứng viêm tai giữa. Do đó, cha mẹ cần lưu ý chọn các sản phẩm uy tín, có cấu tạo vòi xịt và áp lực chuyên biệt cho trẻ từ sơ sinh và trẻ lớn.
Phụ huynh nên mặc ấm cho trẻ, nhất là vùng cổ, ngực. Đeo khẩu trang để phòng bệnh và giữ ấm cho mũi. Tạo cho trẻ thói quen tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể luôn được giữ ấm và tăng cường sức đề kháng.
Xử trí khi trẻ đã có triệu chứng mũi xoang
Bác sĩ Xương cho biết, nếu trẻ viêm xoang cấp chưa bị bội nhiễm thì điều trị triệu chứng như kháng dị ứng, giảm viêm và xịt mũi tại chỗ bằng nước biển tự nhiên phun sương vô trùng mang lại hiệu quả tốt. Nhất là loại chứa các yếu tố khoáng vi lượng như: đồng (copper) cho khuynh hướng viêm mũi nhiễm khuẩn, cúm, cảm lạnh, hoặc loại chứa mangan (manganese) giúp giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Nếu mũi bé bị khô dẫn đến ra m.áu mũi, dịch mũi có lẫn t.ia m.áu, hay mũi bị kích ứng hoặc sau đợt điều trị bằng thuốc nhỏ mũi dài ngày làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ, bạn có thể chọn loại xịt mũi chứa nguyên tố lưu huỳnh (sulphur) giúp làm ẩm và phục hồi niêm mạc mũi.
Nếu bé có triệu chứng nghẹt mũi, có thể kết hợp thêm xịt mũi phun sương vô trùng ưu trương tăng cường nguyên tố đồng để nhanh chóng làm giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi, giúp phòng chống lại cảm lạnh, viêm xoang và hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát bằng cách rửa sạch các xoang mũi.
Phụ huynh nên súc họng sát khuẩn cho bé. Nếu trẻ có thêm các triệu chứng sốt, đau đầu, dịch mũi vàng…. bạn nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám. Xem thêm7 loạinước biển phun sương vô trùng.
Bác sĩ Xương cho biết thêm, trong bối cảnh Covid-19, một số nghiên cứu đăng trên các tạp chí, chuyên trang y học như Medical Hypotheses, The New England Journal of Medicine, Rhinology Online… cho thấy tiềm năng của nước muối tăng cường nguyên tố đồng trong diệt virus, kháng khuẩn và tăng cường miễn dịch của hệ hô hấp.