Căn bệnh ung thư m.áu đã lấy đi vẻ hoạt bát, hiếu động trên khuôn mặt của cậu bé lớp 4. Dù vậy, trong quá trình điều trị, em không than khóc, nén đau chịu từng mũi kim, từng đợt hóa trị, với mong ước mau khỏi bệnh.
Tết, về nhà được vài ngày, sau đó, Nguyễn Hoàng Tuấn lại nhập viện để hóa trị tiếp. Đầu năm lớp 4, Tuấn phát bệnh. Nghe bác sĩ thông báo bệnh của con mình, mẹ Tuấn ngất tại phòng khám. Gia đình Tuấn ở khu vực 6, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng; cha mẹ em đều làm thuê, cuộc sống thắt ngặt nên khi Tuấn mắc bệnh hiểm nghèo, càng thêm khổ.
Chị Huệ đau lòng nhìn con bệnh tật trong cảnh nhà thắt ngặt, không còn biết bấu víu vào đâu.
Không khỏi nhói lòng khi nhìn cậu bé xanh xao, trên tay chi chít vết bầm của dấu kim tiêm. Khuôn mặt tròn trĩnh, đôi mắt lấp lánh, Tuấn hay cười khi nhắc đến bạn bè. Em còn quá nhỏ để hiểu về căn bệnh của mình. Sau những cơn đau do tiêm thuốc, lên cơn sốt co giật…, Tuấn lại gượng dậy, hồn nhiên đúng như độ t.uổi của em. Chị Nguyễn Thị Huệ (41 t.uổi), mẹ của Tuấn nghẹn ngào kể: “Nhiều lần hóa trị, tác dụng phụ của thuốc khiến con rất đau đớn, chóng mặt, muốn nôn ói, không ăn uống được, nằm bẹp dí. Vậy mà, con không hề quấy khóc. Mấy cô điều dưỡng khen hoài”.
Anh Nguyễn Văn Hải (42 t.uổi), cha của Tuấn, có t.iền sử nhồi m.áu cơ tim, suy tim. Vì vậy, những ngày làm việc nặng, anh bị mệt đến tím tái mặt mày, về đến nhà là không nhấc người lên nổi. Nhà không ruộng đất, chỉ có vỏn vẹn mái nhà cha mẹ cho lúc ra riêng; mười mấy năm qua, mái tôn hỏng hóc, mưa dột lổ chỗ…
Nửa năm nay, chị Huệ túc trực ở viện chăm nom Tuấn. Gánh nặng thêm chồng chất lên vai anh Hải. T.iền làm công mỗi ngày chừng 200.000 đồng, không thấm tháp gì so với viện phí, thuốc men ngoài phần đã được BHYT thanh toán. Từ lúc Tuấn phát bệnh đến nay, gia đình phải vay mượn khắp nơi hơn 90 triệu đồng.
Gia đình chỉ có căn nhà nhỏ trú mưa nắng, đã xuống cấp. Cha mẹ Tuấn làm thuê nuôi hai con đắp đổi qua ngày.
Theo BS Cao Hoàng Minh – Phó Trưởng Khoa Điều trị, Bệnh viện Huyết học và Truyền m.áu TP Cần Thơ, Tuấn mắc bệnh bạch cầu dòng lympho (bệnh ung thư m.áu, m.áu trắng). Nếu không điều trị, tiên lượng thời gian sống của bé chỉ khoảng 6 tháng. Sau các đợt điều trị đầu tiên theo phác đồ, thể trạng của Tuấn đáp ứng tốt. Nếu gia đình lo được chi phí điều trị, khả năng đẩy lui bệnh đạt khoảng 90%.
Chính quyền địa phương nhiều lần thăm hỏi, động viên và kêu gọi quyên góp giúp bé Tuấn. Chị Dương Thị Thùy Linh, Bí thư Đoàn phường Hưng Thạnh, cho biết: “Tuấn cần điều trị lâu dài với chi phí khá cao trong khi gia đình đặc biệt khó khăn. Rất mong các nhà hảo tâm mở rộng lòng nhân ái để Tuấn được chữa trị, kéo dài sự sống”.
Ai có nguy cơ mắc bệnh ung thư m.áu?
Ung thư m.áu cấp tính hay còn gọi là Lơ-xê-mi cấp. Bệnh thường tiến triển nhanh, cần phải điều trị sớm.
Ảnh minh họa
Ung thư m.áu cấp tính là bệnh gì?
Theo ThS.BS. Nguyễn Quốc Nhật, Phó trưởng khoa Điều trị hóa chất, Viện Huyết học-Truyền m.áu Trung ương (Hà Nội), đặc trưng của bệnh là sự tăng sinh nhanh chóng các tế bào non ác tính (tế bào blast) trong tủy xương, lan tràn ra m.áu ngoại vi và tích lũy trong các cơ quan khác. Những tế bào bất thường này không thể chống lại n.hiễm t.rùng và làm suy yếu khả năng tạo ra các tế bào hồng cầu và tiểu cầu bình thường của tủy xương.
Bệnh được ghi nhận lần đầu tiên năm 1827. Theo thời gian bệnh có nhiều tên gọi như khác nhau như Leucocythemia (tăng bạch cầu), hay bệnh White blood (m.áu trắng). Cuối cùng bệnh này có tên mà đến bây giờ vẫn đang được sử dụng, đó là Leukemia (Lơ-xê-mi).
Theo phân loại của các nhà huyết học Pháp – Mỹ – Anh (FAB), ung thư m.áu cấp tính được chia thành Lơ-xê-mi cấp dòng tủy (từ thể M0 đến M7) và Lơ-xê-mi cấp dòng lympho (từ thể L1 đến L3). Tổ chức Y tế thế giới phân loại bệnh ung thư m.áu cấp theo đặc điểm tế bào, miễn dịch và bất thường di truyền cũng như t.iền sử điều trị. Bệnh ung thư m.áu cấp thường tiến triển nhanh, cần phải điều trị sớm.
Nguy cơ mắc ung thư m.áu
Mặc dù các chuyên gia không chắc chắn về nguyên nhân gây ra ung thư m.áu cấp tính, tuy nhiên họ đã xác định được một số yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:
– Tiếp xúc với tia xạ.
– Tiếp xúc nhiều lần với một số hóa chất (ví dụ: benzen…).
– Nhiễm virus HTLV1, HTLV2.
– Sau hóa trị, sau các bệnh rối loạn sinh tủy/tăng sinh tủy ác tính
– Người mắc bệnh di truyền như hội chứng Down…