Đang mỗi ngày chỉ lo một bữa tối hoặc cùng lắm là bữa sáng nhanh gọn, giờ phải chuẩn bị 3 bữa ăn chu tất, dinh dưỡng phải cân bằng, hương vị phải phong phú, bữa sáng phải khác bữa trưa… quả thực là khó!
Nghỉ dịch, bữa ăn được chú ý và mong đợi nhiều hơn, nên sự đ.ánh giá có phần khắt khe hơn. Trẻ con ở nhà ít vận động, đến bữa chính rất khó ăn, có nấu ngon cũng chỉ ăn nhỏm nhẻm. Người cao t.uổi ăn uống chẳng được bao nhiêu, lại càng cần phải chăm chút. Mà có phải mình việc nấu nướng ăn uống đâu, bố mẹ vẫn phải lo việc cơ quan, rồi còn quán xuyến con học hành…
(Ảnh minh họa)
Thêm vào đó, bất kỳ một trạng thái không thoải mái nào về cảm xúc đều bất lợi cho sức khỏe, ảnh hưởng không tốt đến khả năng phòng chống dịch bệnh của mỗi người.
Theo giới chuyên gia, để không đau đầu với thực đơn ngày dịch, trước hết, các “bếp trưởng” cần giải phóng mình khỏi các áp lực tự thân. Duy trì được đều đặn bữa ăn với đủ thành phần dinh dưỡng là tốt rồi. Đôi khi nhiều món quá lại loãng vị, không thấy ngon bằng chỉ tập trung một vài món chính. Lên thực đơn cho mấy ngày liền và đi chợ luôn một thể sẽ giúp bạn vừa tiết kiệm thời gian, giảm tần suất tiếp xúc, vừa không phải lo ăn từng bữa.
Đồ ăn vặt quá nhiều, bữa phụ quá đầy đặn sẽ ảnh hưởng bữa chính. Vận động quá ít thì bụng không đói, miệng không thấy thèm ăn… Khắc phục các yếu tố này, bữa ăn chính sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn.
Trước khi ăn bằng miệng, chúng ta ăn bằng “mắt”, bằng “tai”. Nếu vợ chồng con cái cáu bẳn và căng thẳng với nhau thì mâm cao cỗ đầy cũng thành vô vị. Vì thế, đừng quên yếu tố quan trọng hàng đầu để có bữa ăn ngon miệng là không khí gia đình vui vẻ, an yên./.
Từ 2050, sẽ có 10 triệu người c.hết mỗi năm do kháng thuốc kháng sinh
Giáo sư Louise Richardson, Đại học Oxford, nhấn mạnh đại dịch COVID-19 đã cho thấy nhu cầu cấp bách cần phải đối phó với mối đe dọa mà kháng kháng sinh gây ra đối với y tế cộng đồng.
Ảnh minh họa. (Nguồn: independent.co.uk)
Tình trạng kháng kháng sinh ngày càng nghiêm trọng hiện nay đặt ra nhu cầu cần có các nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này cũng như phát triển các loại thuốc kháng sinh mới.
Xuất phát từ thực tế này, trường Đại học Oxford của Anh đã nhận được khoản t.iền 112 triệu euro (136 triệu USD) tài trợ của công ty hóa chất đa quốc gia Ineos để tiến hành các nghiên cứu cần thiết.
Trong thông báo ngày 19/9, trường Đại học Oxford cho biết đây là khoản t.iền tài trợ lớn nhất mà trường nhận được từ trước tới nay. Khoản t.iền này sẽ được sử dụng để thành lập một trung tâm mới có nhiệm vụ ngăn chặn tình trạng kháng kháng sinh ngày càng gia tăng.
Kháng kháng sinh là khả năng của các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng vẫn tồn tại và sinh trưởng trong cơ thể con người hay động vật ngay cả khi đã được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Theo Đại học Oxford, kháng kháng sinh là nguyên nhân khiến 1,5 triệu người t.ử v.ong mỗi năm. Dự báo đến năm 2050, mỗi năm sẽ có tới 10 triệu người t.ử v.ong mà nguyên nhân có thể là do thuốc kháng sinh không còn ngăn ngừa hiệu quả các bệnh thông thường.
Giáo sư Louise Richardson, Đại học Oxford, nhấn mạnh đại dịch COVID-19 đã cho thấy nhu cầu cấp bách cần phải đối phó với mối đe dọa mà kháng kháng sinh gây ra đối với y tế cộng đồng.
Bà cảnh báo về nguy cơ cao xảy ra một đại dịch khác, đồng thời nhấn mạnh đây không phải cảnh báo lần đầu nhưng con người vẫn chưa có sự chuẩn bị. Theo Giáo sư Richardson, các loại thuốc kháng sinh càng ngày càng ít hiệu quả do tình trạng kháng thuốc gia tăng, do vậy cần phải hành động trước khi quá muộn.
Hiện một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford đã hợp tác với hãng dược phẩm AstraZeneca phát triển một trong số vắcxin ngừa COVID-19 đầu tiên. Họ nhận định các vắcxin ngừa COVID-19 đã được phát triển và bào chế trong thời gian kỷ lục, áp dụng các kết quả nghiên cứu được thực hiện trước khi đại dịch bùng phát.
Việc phát triển các thuốc kháng sinh mới cũng là nhiệm vụ cấp bách như bào chế vắcxin. Các nhà nghiên cứu của Đại học Oxford đã nghiên cứu và phát triển thành công Penicillin -thuốc kháng sinh đầu tiên trên thế giới, qua đó cứu sống hàng triệu người trên thế giới./.