Làn gió mới trong phẫu thuật thần kinh nhi tại Đồng Nai

Trước năm 2015, do không có bác sĩ chuyên ngành ngoại thần kinh nên hầu hết các bệnh nhân bị chấn thương sọ não, nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đều phải chuyển lên các bệnh viện tuyến trên ở TP.HCM để điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Văn Toàn (bên phải) đang thực hiện một ca phẫu thuật

Từ năm 2015, sau khi BS Nguyễn Văn Toàn, Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình – bỏng Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai hoàn thành chương trình chuyên khoa I ngoại thần kinh nhi, nhiều bệnh nhi đã được cứu sống kịp thời.

* Thoát khỏi tử thần nhờ được phẫu thuật ngay

Mới đây, bệnh nhân T.T.T.H., 15 t.uổi, ngụ TT.Tân Phú, H.Tân Phú được đưa đến Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai sau khi đi xe đạp điện bị té ngã. Sau khi té, bệnh nhân đau đầu, nôn ói và dần rơi vào hôn mê. Kết quả thăm khám, chụp CT cho thấy bệnh nhân bị một khối m.áu tụ ngoài màng cứng trên đỉnh đầu phải kèm xuất huyết não thái dương trái. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cấp cứu khẩn.

Trong hơn 2 giờ đồng hồ, ê-kíp phẫu thuật gồm 3 bác sĩ, trong đó BS CKI Nguyễn Văn Toàn là phẫu thuật viên chính đã tiến hành khoan cưa sọ, lấy m.áu tụ, cầm m.áu, khâu treo màng cứng cho bệnh nhân. 10 ngày sau ca phẫu thuật, bệnh nhân bình phục tốt và được xuất viện vài ngày sau đó.

Trước đó, vào tháng 7-2018, bệnh nhi M.Q. (11 t.uổi, quê tỉnh Cà Mau, tạm trú tại KP.4, P.Tân Hòa, TP.Biên Hòa) nhập viện sau khi bị cây lớn đổ đè lên người trong lúc đang ngồi vo gạo ở ngoài lán, nơi em và mẹ đang làm thuê cho xưởng gỗ.

Bé Q. nhập viện trong tình trạng hôn mê, được bác sĩ chẩn đoán bị đa chấn thương, vỡ lún sọ hở, giập não diện rộng, gãy kín 1/3 giữa xương đùi trái. Sau khi được sơ cứu, chụp CT, X-quang, siêu âm, bệnh nhi được chuyển vào phòng mổ để bác sĩ vừa truyền m.áu vừa mổ cầm m.áu trong vòng 5 giờ.

Trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật và điều trị cho bệnh nhân, BS Nguyễn Văn Toàn chia sẻ, đây là một trong những bệnh nhân để lại ấn tượng đặc biệt với anh. Bệnh nhân còn nhỏ t.uổi nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn phải theo mẹ lên Đồng Nai để làm thuê kiếm sống. Bệnh nhân không được đi học và gặp phải tai nạn quá nặng lại không có thẻ BHYT. Sau khi được phẫu thuật sọ não vài ngày, bệnh nhi tiếp tục được mổ xuyên đinh kết hợp xương đùi, phải điều trị trong một thời gian rất dài.

“Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân được tiên lượng rất nặng. Chúng tôi cũng đã nghĩ đến tình huống xấu nhất là không thể cứu được bệnh nhân. Tuy nhiên, với sự cố gắng của cả ê-kíp và các khoa, phòng liên quan, ca phẫu thuật thành công, bệnh nhân bình phục tốt và đến nay vẫn liên lạc với tôi” – BS Toàn cho biết.

Hay trường hợp của bé N.T.T.A., 6 tháng t.uổi, ngụ xã Bắc Sơn, H.Trảng Bom cũng được BS Toàn phẫu thuật kịp thời, được các nhân viên y tế chăm sóc tốt nên đã ổn định sức khỏe.

Trước đó, sau khi sinh được vài ngày, gia đình đưa bé A. vào Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai trong tình trạng bị nhiều bệnh nặng cùng lúc như: thoát vị tủy, màng tủy, phình vỡ chảy dịch não tủy ra ngoài. Ngoài ra, các bác sĩ còn phát hiện thóp trước của bệnh nhi phồng to. Sau khi chụp CT phát hiện bệnh nhi còn bị tắc, ứ dịch não tủy, não thất giãn…

BS Nguyễn Văn Toàn tâm sự: “Để thực hiện thành công một ca phẫu thuật đòi hỏi cả ê-kíp phải thực sự đoàn kết, cố gắng phối hợp nhuần nhuyễn ở từng khâu, từng khoa, phòng. Riêng bác sĩ phẫu thuật phải có tinh thần trách nhiệm với bệnh nhân, phải có sự quyết đoán bởi trong ca phẫu thuật, diễn tiến bệnh rất nhanh không cho bác sĩ phẫu thuật có nhiều thời gian để lựa chọn. Bên cạnh đó, phải cẩn thận, tỉ mỉ vì một sai sót nhỏ cũng sẽ để lại hậu quả lớn đối với bệnh nhân.

Một bệnh nhi b.ị c.hém nhầm vào đầu được BS Toàn cấp cứu kịp thời

BS Nguyễn Văn Toàn cho biết, để cứu sống bệnh nhi, các bác sĩ đã tiến hành 3 lần phẫu thuật ngay trong tháng đầu đời của bé. Đó là phẫu thuật tái tạo màng tủy sống, ống sống, các cơ thắt lưng; phẫu thuật dẫn lưu não thất đưa dịch não tủy ra ngoài và phẫu thuật dẫn lưu dịch não tủy từ não thất xuống bụng. Rất may, sau 6 tháng được chăm sóc, điều trị, bé A. bình phục tốt.

* Dám nghĩ, dám làm

Năm 2011, sau khi tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, BS Nguyễn Văn Toàn về công tác tại Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình – bỏng Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Thời điểm này, bệnh viện chưa có bác sĩ chuyên về phẫu thuật thần kinh trong khi bệnh nhi gặp chấn thương sọ não nhập viện khá nhiều.

Hầu như ngày nào cũng có từ 1-2 ca nhưng đều phải chuyển lên các bệnh viện tuyến trên ở TP.HCM để điều trị. Việc bệnh nhân bị chấn thương sọ não phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên làm mất đi giờ vàng trong điều trị, dẫn đến bệnh nhân phải sống thực vật, thậm chí t.ử v.ong. Các bệnh viện tuyến trên cũng rơi vào tình trạng quá tải.

Trước tình hình trên, BS Toàn đã quyết tâm thi và đậu lớp chuyên khoa I Ngoại thần kinh Trường đại học Y dược TP.HCM và học chuyên khoa sâu Ngoại thần kinh nhi tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM. Trong quá trình học nâng cao ở TP.HCM, BS Toàn thường xuyên chạy đi chạy về giữa TP.HCM và Đồng Nai để thực hiện các ca phẫu thuật chấn thương sọ não ở Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Có những khi đang nửa đêm, bệnh viện tiếp nhận ca cấp cứu, gọi điện thoại báo, BS Toàn cũng tức tốc chạy về.

Kết thúc các khóa học, BS Toàn trở về Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai triển khai điều trị các ca chấn thương, bệnh lý về thần kinh nhi khoa như: đầu nước, thoát vị tủy màng tủy, thoát vị chẩm, thoát vị não màng não, tụ mủ dưới màng cứng.

Ca phẫu thuật đầu tiên BS Toàn thực hiện liên quan đến thần kinh nhi khoa là một ca m.áu tụ ngoài màng cứng. Đây là bệnh lý thường gặp và để lại hậu quả nặng nề đối với bệnh nhân. Ca phẫu thuật không quá khó nhưng đòi hỏi phải thực hiện kịp thời. Bên cạnh đó, công tác tổ chức mổ phải khẩn trương, nhịp nhàng, hồi sức trước mổ, sau mổ, gây mê phải đảm bảo. Trong 5 năm qua, hầu hết các ca phẫu thuật do BS Toàn thực hiện đều có kết quả tốt.

Nói về nguyên nhân lựa chọn chuyên ngành Ngoại khoa nhi, BS Toàn bộc bạch: “Trong thời gian học đại học, tôi đã có niềm đam mê đặc biệt với ngoại khoa. Tôi thường đi theo các thầy để được phụ mổ ngoài giờ trực theo phân công của trường. Lĩnh vực phẫu thuật mang lại rất nhiều điều thú vị và cảm xúc đặc biệt cho bác sĩ. Bởi kết quả điều trị thấy rõ trước và sau khi phẫu thuật. Điều đó thôi thúc bác sĩ ngoại khoa không ngừng cố gắng, nỗ lực để thực hiện được nhiều ca mổ tốt hơn”.

BS CKII Phạm Đông Đoài, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình – bỏng cho biết, khoa hiện có 8 bác sĩ, trong đó, BS Toàn phụ trách lĩnh vực ngoại thần kinh. Việc triển khai lĩnh vực ngoại thần kinh để điều trị trước tiên là chấn thương sọ não là việc làm cực kỳ khó khăn ở một bệnh viện tuyến tỉnh, đặc biệt là bệnh viện chuyên khoa nhi.

“Việc bệnh nhi bị chấn thương sọ não không phải chuyển lên các bệnh viện tuyến trên ở TP.HCM như trước kia phải kể đến sự nỗ lực rất lớn của riêng BS Toàn. Bên cạnh đó là sự đầu tư đúng hướng của Ban giám đốc bệnh viện, sự hỗ trợ của các đồng nghiệp trong khoa và nhiều khoa, phòng khác trong bệnh viện” – BS Đoài nhấn mạnh.

Mổ tỉnh xuất huyết não

Trong video được gia đình quay gửi chia vui cùng với các bác sĩ, bà Yến khỏe khoắn dạo vòng quanh nhà, những bước đi vững chắc. Bà còn tự ngồi trên ghế, xúc cơm ăn ngon lành.

Từ ca phẫu thuật u não đầu tiên bằng robot dưới sự hỗ trợ của chuyên gia đến từ Mỹ, bác sĩ Chu Tấn Sĩ – trưởng khoa ngoại thần kinh (Bệnh viện Nhân Dân 115, TP.HCM) – vừa ghi dấu ấn lớn khi tự tay điều khiển robot mổ tỉnh thành công 4 ca xuất huyết não.

Bác sĩ Chu Tấn Sĩ – trưởng khoa ngoại thần kinh (Bệnh viện Nhân Dân 115), người được mệnh danh là “bàn tay vàng phẫu thuật thần kinh” – Ảnh: K.T

Thực tế lúc mổ có tình huống tiếp cận vào vùng ngôn ngữ, nếu không tinh tế lập tức bệnh nhân bị ngưng nói và trở nên câm lặng. Mổ tỉnh là phương pháp cho phép vừa tiếp cận, vừa trao đổi với bệnh nhân để biết chắc rằng không gây biến chứng cho người bệnh. Ngoài kiểm soát bằng hình ảnh trên robot, bác sĩ có thêm kênh kiểm chứng giúp bảo toàn chức năng người bệnh.

BS Chu Tấn Sĩ

Sự kiện này đ.ánh dấu một bước ngoặt mới trong chuyên ngành phẫu thuật thần kinh của Việt Nam. Xuất huyết não được một đơn vị áp dụng mổ tỉnh bằng robot, vốn là thử thách không phải bác sĩ bệnh viện nào cũng dám đương đầu.

Hồi sinh ngoạn mục

Ba tháng sau ngày bị xuất huyết não và được êkip bác sĩ Bệnh viện Nhân Dân 115 mổ tỉnh, bà Đặng Thị Yến (50 t.uổi, ngụ Phú Quốc, Kiên Giang) đã có thể tự sinh hoạt như một người bình thường.

Trong video được gia đình quay gửi chia vui cùng với các bác sĩ, bà Yến khỏe khoắn dạo vòng quanh nhà, những bước đi vững chắc. Bà còn tự ngồi trên ghế, xúc cơm ăn ngon lành.

“Đây là điều ngoài sức tưởng tượng. Bởi trước đây với bệnh lý xuất huyết não như bà Yến, việc phẫu thuật thường mục đích bảo tồn sự sống là chính. Thành công của ca mổ tỉnh này là ngoài mang lại sự sống, còn giúp bệnh nhân có một chất lượng sống tốt nhất”- bác sĩ Chu Tấn Sĩ, người mổ tỉnh cho bà Yến, vui mừng chia sẻ.

Anh Nguyễn Quốc Bảo (30 t.uổi, con trai bà Yến) cho biết, đầu tháng 2-2020 trong lúc bán trái cây ngoài chợ, mẹ anh cảm thấy chóng mặt, tay chân bắt đầu tê dần và không còn cảm giác gì nữa, dù vẫn nghe tiếng người nói xung quanh. Ngay sau đó gia đình chuyển bà Yến đến Bệnh viện Đa khoa Phú Quốc (Kiên Giang) cấp cứu, được hai ngày chuyển lên Bệnh viện Nhân Dân 115.

“Tôi rất mừng vì sau mổ mẹ tôi trở lại hoàn toàn bình thường. Nhờ các bác sĩ, nhờ robot, sinh mạng của mẹ tôi được giữ lại”, anh Bảo xúc động nói.

Khởi đầu mổ tỉnh thành công ca bệnh của bà Yến, bác sĩ Chu Tấn Sĩ cùng với êkip của mình lần lượt thực hiện 3 ca mổ tỉnh thành công xuất huyết não cho các bệnh nhân đến từ Gia Lai, Bình Dương và TP.HCM.

Các bệnh nhân đều ngoài 50 t.uổi, đặc biệt có trường hợp bệnh nhân lớn t.uổi (70 t.uổi), nhập viện với tình trạng không tiếp xúc, bị liệt nửa người bên phải. Sau mổ, cả 4 bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, tiếp xúc được, tự thở, tự hoạt động mọi thứ.

Đặc biệt, trung bình thời gian nằm viện của các bệnh nhân chỉ 4 ngày, đó được xem là kỳ tích bởi trước đây mổ gây mê bệnh nhân có thể nằm 2-3 tuần, có ca cá biệt nằm cả tháng, chưa kể các biến chứng luôn thường trực.

“Bốn trường hợp này nếu không được can thiệp phẫu thuật kịp thời, các tổn thương sẽ chèn ép trong não làm cho bệnh nhân có thể bị liệt một số bộ phận cơ thể, sống thực vật hoặc dẫn đến tử vong” – bác sĩ Chu Tấn Sĩ nói.

Gây tê cho bệnh nhân trước khi mổ tỉnh – Ảnh: K.T

Hướng đến chất lượng sống sau phẫu thuật

Bác sĩ Chu Tấn Sĩ cho biết mổ tỉnh và mổ gây mê có sự khác biệt nhau rất lớn. Khi mổ tỉnh bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, có thể tương tác với bác sĩ xuyên suốt quá trình mổ. Đặc biệt khi mổ xâm lấn vào một vùng chức năng, ngoài hướng dẫn bằng robot để “lách”, mổ tỉnh giúp bác sĩ chắc chắn rằng bệnh nhân không bị ảnh hưởng gì.

Ngoài ra, mổ tỉnh cho phép bác sĩ kiểm soát nhiều thứ trước-trong-sau mổ, giúp bệnh nhân tránh được tối đa các biến chứng so với một cuộc mổ gây mê. Bởi mổ gây mê bệnh nhân được vô cảm hoàn toàn, thở và mọi sinh hiệu đều duy trì bằng máy. Và như vậy khi bệnh nhân ra hậu phẫu sẽ phải nằm chờ hồi phục các chức năng với đời sống thực.

Bác sĩ Sĩ phân tích: “Chưa kể có bệnh nhân lệ thuộc vào máy sau cuộc mổ, điều này làm thời gian hậu phẫu ở phòng hồi sức kéo dài. Và chỉ cần 24-36 tiếng mà bệnh nhân không tự thở lại được, nhiều khả năng rơi vào viêm phổi, n.hiễm t.rùng tiểu. Như vậy chi phí điều trị chắc chắn sẽ tăng, chất lượng cuộc mổ, chất lượng cuộc sống giảm xuống”.

Trong khi mổ tỉnh chỉ sau 24 tiếng có thể đ.ánh giá được các vấn đề xuất huyết, n.hiễm t.rùng. Và chỉ sau 24 tiếng nếu bệnh nhân bình thường có thể xuất viện.

Khó khăn lớn nhất của mổ tỉnh là êkip phải thực sự thuần thục. Bởi mổ tỉnh là lúc người bệnh tỉnh táo hoàn toàn, đòi hỏi việc trao đổi giữa các bác sĩ trong êkip rất tế nhị.

“Đó đôi khi chỉ là cái nháy mắt, biểu cảm khuôn mặt hoặc cử chỉ là hiểu cần phải làm gì. Điều này rất quan trọng, nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của bệnh nhân, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cuộc phẫu thuật” – một bác sĩ trong êkip mổ cho biết.

Chủ động ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Ông Phan Văn Báu – giám đốc Bệnh viện Nhân Dân 115 – cho biết để đi đến các ca mổ mang tính “lịch sử” này, bệnh viện đã ấp ủ suốt nhiều năm qua. Bên cạnh việc chủ động ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đơn vị thường xuyên cử chuyên gia hàng đầu trong phẫu thuật thần kinh đến các trung tâm thần kinh lớn của thế giới tập huấn, học hỏi kinh nghiệm.

“Điều vui hơn cả là chúng tôi đã thực hiện được mục tiêu tối thượng là cứu sống bệnh nhân”, bác sĩ Báu nói. Trước mắt đơn vị triển khai phẫu thuật mổ tỉnh robot cho bệnh lý xuất huyết não, dự định trong tương lai gần khi mọi chuyện kiểm soát tốt sẽ chuyển sang mổ tỉnh u não.

Bàn tay vàng phẫu thuật thần kinh

Bác sĩ Chu Tấn Sĩ được mệnh danh là “bàn tay vàng phẫu thuật thần kinh”, người đầu tiên phẫu thuật u não bằng hệ thống robot, dưới sự hỗ trợ của GS Amin Kassam – phó chủ tịch Viện phát triển thần kinh Aurora (Mỹ) – vào tháng 2-2019. Với ca mổ thành công này, ông chính thức xác lập kỷ lục châu Á, từ đó mở ra một bước tiến mới trong việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong phẫu thuật thần kinh.

Từ đó đến nay có 20 ca u não được ông phẫu thuật thành công. Chia sẻ về việc xác lập kỷ lục, ông nói: “Kỷ lục tất nhiên theo thời gian sẽ bị xô đổ. Và tôi rất mong muốn điều này sẽ đến sớm hơn, và kỹ thuật này sẽ trở thành phẫu thuật thường quy trong ngành y tế Việt Nam trong thời gian tới”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *