Hai trong số 3 lần ghép tế bào gốc đều thất bại khiến cơ hội sống của bé Phạm Nguyên Hà càng mong manh. Nhưng may mắn đã mỉm cười với bệnh nhi này.
Năm 3 t.uổi, khi đang chơi đùa cùng các bạn, cậu bé Phạm Nguyên Hà phát hiện hai đầu gối có vết tím bầm kèm theo những cơn sốt nhẹ. Khi đó, gia đình chỉ nghĩ rằng Hà ốm vặt. Tình trạng xuất huyết của Hà ngày càng nặng hơn nên phải nhập viện cấp cứu.
Phạm Nguyên Hà trong thời gian điều trị tại Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương (Hà Nội). Ảnh: Gia đình cung cấp.
Tại viện, chị Cúc (mẹ Nguyên Hà) bàng hoàng khi nghe chẩn đoán bệnh tình của con. Cầm tờ kết quả chẩn đoán ung thư m.áu Leukemia cấp, trái tim chị Cúc như vỡ ra nhiều mảnh.
Sau khi biết con mắc ung thư m.áu, chị Cúc, mẹ bé tìm mọi cách có thể để níu giữ mạng sống cho em. Niềm hy vọng của chị Cúc được thắp lên khi biết con có khả năng khỏi bệnh bằng phương pháp ghép tế bào gốc.
Lần thứ nhất, bé Hà được ghép tế bào gốc từ nguồn m.áu dây rốn cộng đồng nhưng thất bại. Lần tiếp theo, con được ghép từ bố nhưng tiếp tục không thành công. Cơ thể nhỏ bé của Hà phải trải qua những đợt điều trị dài với nhiều đau đớn. Nhưng bệnh nhi vẫn luôn kiên cường, tràn đầy hy vọng sống.
Sau hai lần không thành công, gia đình Hà vẫn quyết không từ bỏ bất kỳ cơ hội nào. Chị Cúc hạ sinh đứa con thứ hai. Họ quyết định lưu trữ tế bào gốc m.áu dây rốn cho bé tại Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương (Hà Nội).
Lần thứ 3, Hà được ghép tế bào gốc từ mẹ, nhưng kết quả vẫn là thất bại. Tuy nhiên, may mắn đã mỉm cười mới gia đình bệnh nhi này. Cơ thể Hà bắt đầu có tiếp nhận lần ghép tế bào gốc thứ 2 từ bố.
18 tháng sau khi điều trị thành công, Nguyên Hà đã khỏe mạnh và cùng mẹ tham gia chương trình Gặp mặt và Thành lập Câu lạc bộ Ghép tế bào gốc tại Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương. Ảnh: Công Thắng.
Chị Cúc tâm sự: “Lúc ấy, gia đình tôi như vỡ òa vì hạnh phúc, thương con còn nhỏ đã phải chịu nhiều đợt điều trị. Chúng tôi sung sướng vì từ nay con đã có hy vọng khỏe mạnh trở lại”.
Sau khi ghép tế bào gốc thành công, bé Hà vẫn phải đến viện thường xuyên để điều trị vì thiếu m.áu và tiểu cầu. Nhưng những đợt truyền m.áu dần giãn ra. Hiện tại, bé Hà khỏe mạnh hơn nhiều. Con vẫn hiếu động, thích đùa nghịch và đã quay trở lại đi học cùng bạn bè. Mầm mon nhỏ bé đã được hồi sinh nhờ sự tiến bộ của y học, sức sống kiên cường và tình yêu thương từ gia đình.
‘Tôi khỏi ung thư m.áu nhờ tế bào gốc của anh trai’
Sau 12 năm được ghép tế bào gốc đồng loài, người đàn ông ở Lạng Sơn hiện khỏe mạnh, có cuộc sống hạnh phúc.
Ung thư là c.hết. Ung thư m.áu lại càng khó sống hơn. Đó là quan niệm phổ biến. Thực tế, nhiều bệnh nhân mắc bệnh m.áu ác tính đã khỏi bệnh và có cuộc sống bình thường.
Bước ngoặt
Anh Lâm Tiến Bình (Lạng Sơn) là ví dụ điển hình. Trong buổi ra mắt Câu lạc bộ Bệnh nhân ghép tế bào gốc của Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương (Hà Nội), anh Bình xuất hiện khỏe mạnh, rạng rỡ. Không ai nghĩ người đàn ông này từng mắc căn bệnh Lơ xê mi kinh (ung thư m.áu).
Năm 2008, sau 3 tháng điều trị, anh được các bác sĩ của Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương chỉ định ghép tế bào gốc. Nếu chậm, tính mạng của anh sẽ gặp nguy hiểm.
Anh Bình là ca ghép đồng loài đầu tiên được thực hiện tại Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương và là trường hợp thứ 3 tại Việt Nam. Bác sĩ chuyên khoa II Võ Thị Thanh Bình, Trưởng khoa Ghép tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương, kể ê-kíp bác sĩ đã cân não trước ca ghép đầu tiên này với nguồn tế bào gốc được cho từ người anh trai ruột. Nguy cơ thải ghép rất cao. Lúc đó, Việt Nam chưa từng triển khai ca ghép tế bào gốc đồng loài nào.
“May mắn, ca ghép thành công. Điều đó đã đ.ánh dấu một kỷ nguyên mới, đưa ghép trở thành một phương pháp đầy triển vọng cho những người mắc bệnh m.áu tại viện”, bác sĩ Bình kể.
Anh Bình cho biết sau khi kết thúc ca ghép tế bào gốc tại viện, anh chỉ phải dùng thuốc thêm 6 tháng theo chỉ định của bác sĩ. Từ đó đến nay, anh không phải điều trị thêm bất kỳ loại thuốc nào. Hiện tại, người đàn ông này khỏe mạnh bình thường và có cuộc sống hạnh phúc bên vợ con cùng công việc ổn định tại tỉnh Lạng Sơn.
Anh Bình chia sẻ kinh nghiệm vượt qua khó khăn của mình. Ảnh: Công Thắng.
“Tôi đã khỏi ung thư m.áu nhờ tế bào gốc của anh trai”, anh nói. Người đàn ông này chia sẻ bản thân cũng như những người đồng bệnh khi phát hiện mình mắc ung thư m.áu, không phải ai cũng vượt qua được. Bởi họ phải đối đầu với cuộc chiến khó khăn, khốc liệt cả về thể chất, tinh thần lẫn kinh tế và cơ hội để chữa trị thành công là điều không tưởng. Nhưng cuối cùng, anh đã có thể sống khỏe mạnh như bao người khác.
Theo trưởng khoa Ghép tế bào gốc, ở Việt Nam, các nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc đã có những bước tiến vượt bậc, được đ.ánh giá cao. Tế bào gốc được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau mà trước đây chưa làm được như: Các bệnh m.áu (ác tính, lành tính, di truyền), hỗ trợ trong điều trị ung thư, các bệnh lý cơ xương khớp, thần kinh…
Ghép tế bào gốc tạo m.áu là phương pháp điều trị triệt để nhất, giúp bệnh nhân mắc bệnh m.áu ác tính cũng như lành tính, di truyền có thể khỏi bệnh.
Bên nhau vượt qua “cuộc chiến sinh tử”
Kể từ năm 2006, khi ca ghép tế bào gốc tự thân đầu tiên thành công, đến nay, Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương đã thực hiện 445 ca ghép tế bào gốc, trong đó, 234 ca ghép tự thân, 211 ca ghép đồng loài.
Riêng về ghép đồng loài, đơn vị này đã nghiên cứu và triển khai nhiều kỹ thuật ghép phức tạp, từ nhiều nguồn tế bào gốc khác nhau như: Ghép tế bào gốc m.áu dây rốn (cùng huyết thống và không cùng huyết thống), ghép nửa hoà hợp (ghép haplotype), ghép nửa hoà hợp kết hợp với tế bào gốc m.áu dây rốn…
Lưu trữ tế bào gốc m.áu dây rốn tại Viện Huyết học – Truyền m.áu TW. Ảnh: Công Thắng.
Năm 2014, đây là đơn vị đầu tiên thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc từ m.áu dây rốn cộng đồng (không cùng huyết thống), đem lại cơ hội hồi sinh cho cả những người bệnh không tìm được nguồn tế bào gốc phù hợp từ người thân.
Theo bác sĩ Bình, người được ghép đồng loài có thời gian sống sau 5 năm khoảng 70-80% ở bệnh lý suy tuỷ xương/đái huyết sắc tố; 70-80% ở bệnh lý thalassemia và 50-60% ở nhóm bệnh ác tính. Ở người ghép tự thân, tỷ lệ này là 60-70%.
Chuyên gia cho hay trong quá trình ghép tế bào gốc, người bệnh phải trải qua khoảng thời gian dài (1-3 tháng) trong phòng cách ly. Họ phải điều trị hóa chất liều cao, giúp t.iêu d.iệt tế bào ác tính, tế bào miễn dịch tồn dư trong cơ thể, tạo điều kiện tốt để tế bào gốc vào cơ thể có thể phát triển ổn định. Hóa chất liều cao đồng thời cũng t.iêu d.iệt các tế bào lành tính, dẫn đến tình trạng thiếu m.áu, n.hiễm t.rùng, xuất huyết, viêm loét…
Với người bệnh, ghép tế bào gốc là hành trình đầy khó khăn và thử thách cả về tinh thần và thể chất. Nhiều người bệnh gọi đó là một “cuộc chiến sinh tử”.
Người bệnh rất cần có thêm kiến thức từ các chuyên gia, bác sĩ để có biện pháp chăm sóc, duy trì sức khỏe. Đồng thời, họ cũng cần sự chia sẻ, động viên, được truyền thêm hy vọng và động lực từ những người bệnh đã ghép tế bào gốc để vượt qua cuộc chiến cam go bệnh tật. Câu lạc bộ Bệnh nhân ghép tế bào gốc ra đời nhằm đảm đương sứ mệnh này.