Hầu hết nguyên nhân gây đột tử là do tim, tim ngừng đ.ập trong thời gian ngắn, ngừng thở, oxy không thể cung cấp cho cơ thể và não một cách bình thường, cuối cùng dẫn đến t.ử v.ong.
Trong xã hội hiện đại, áp lực công việc của con người ngày càng cao. Chung ta thường xuyên bận rộn với công việc và giải trí hàng ngày, thường xuyên làm thêm giờ đến tận khuya, thâm chi co nhưng ngươi thường xuyên uống rượu, say xỉn.
Những thói quen sinh hoạt không tốt và mức độ căng thẳng cao đã khiến khả năng đột tử của con người ngày càng tăng. Theo Tân Hoa xa đưa tin: Vào ngày 4 tháng 12, một anh chàng 27 t.uổi đột ngột qua đời trong cuộc họp cuối năm của công ty; Vào ngày 19 cung thang, một nhân viên 47 t.uổi của một công ty công nghệ Thượng Hải đột ngột qua đời bên ngoài phòng tập thể dục của công ty.
Trước tiên, chúng ta hãy xem xét định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về đột tử
Đôt tư la trương hơp bệnh nhân đang khỏe mạnh bình thường hoặc có vẻ khỏe mạnh đột ngột qua đời vì những căn bệnh tự nhiên trong một thời gian ngắn không ngờ.
Những nguyên nhân gây ra đột tử là gì?
1. Các bệnh cơ bản về tim: Bệnh mạch vành, bệnh cơ tim phì đại và giãn, bệnh van tim, viêm cơ tim, bất thường động mạch vành không do xơ vữa, tổn thương thâm nhiễm, bất thường dẫn truyền và rối loạn nhịp thất nghiêm trọng.
2. Hút t.huốc l.á, cao huyết áp, tăng mỡ m.áu, tiểu đường, béo phì, tập thể dục gắng sức, uống rượu nhiều, sợ hãi quá mức, thức khuya quá nhiều, căng thẳng tinh thần, thay đổi tâm trạng mạnh… cũng là nguyên nhân gây đột tử.
Hầu hết nguyên nhân gây đột tử là do tim, tim ngừng đ.ập trong thời gian ngắn, ngừng thở, oxy không thể cung cấp cho cơ thể và não một cách bình thường, cuối cùng dẫn đến t.ử v.ong. Loại đột tử này được y học gọi là đột tử do tim. Do đó, những bệnh nhân bị bệnh mạch vành tim, rối loạn nhịp tim nặng, bệnh cơ tim, tăng huyết áp, đột quỵ và suy tim dễ bị đột tử, nhưng không có nghĩa là chỉ có bệnh nhân tim mới đột tử.
Ngoài ra, các nguyên nhân đột tử là đột tử phổi và đột tử não:
– Đột tử phổi phần lớn là do viêm phế quản mãn tính, khí phế thũng, đột tử do ngạt và thiếu oxy do giảm oxy m.áu ban đêm.
– Đột tử não là t.ử v.ong do đột quỵ, bao gồm đột quỵ xuất huyết (xuất huyết não) và đột quỵ do thiếu m.áu cục bộ (nhồi m.áu não).
Mua đông chinh la thơi điêm con ngươi dê bi đôt quy hơn cac thơi điêm khac trong năm
Do thời tiết lạnh giá vào mùa đông, các mạch m.áu của cơ thể sẽ bị co lại đáng kể và độ đàn hồi giảm đi. Hơn nữa, hệ thống thần kinh của cơ thể dễ bị căng thẳng để tạo ra nhiều nhiệt hơn. Do đó, con ngươi dễ gây đột tử hơn ơ thơi điêm nay trong năm. Tỷ lệ đột tử vào mùa đông cao hơn 18,7% so với mùa hè.
Nhưng dâu hiêu phô biên thương xuât hiên trươc khi đôt tư
Một là đau ngực liên quan đến các hoạt động. Nếu các triệu chứng trầm trọng hơn khi hoạt động thể chất và cảm xúc hưng phấn, và thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi, đó có thể là một cơn đau thắt ngực. Hãy đề phòng đột tử do nhồi m.áu cơ tim cấp. Một số bệnh nhân có thể không bị đau ngực điển hình mà có thể là tức ngực, đau vai, đau lưng, đau dạ dày, đau răng, v.v.
Thứ hai là những thay đổi không giải thích được trong các triệu chứng bênh. Nếu bệnh nhân bị bệnh tim mạch vành và các cơn đau thắt ngực có số lần triệu chứng tăng lên, các triệu chứng trầm trọng hơn, khó thuyên giảm thì phải hết sức cảnh giác với nhồi m.áu cơ tim. Ví dụ, trước đây uống 1 viên thuôc có thể giảm các triệu chứng, nhưng bây giờ uống 2 viên không có tác dụng, trước đây nghỉ 5 phút là tốt nhưng bây giờ phải nghỉ lâu hơn.
Thứ ba là tức ngực mà không báo trước. Người không mắc bệnh tim đột ngột thấy tức ngực, hồi hộp, khó chịu không rõ nguyên nhân. Khi không vận động cũng thấy tức ngực, khó thở, đau ngực thường xuyên hàng ngày như sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ… cũng nghi ngờ có thể do thiếu m.áu cơ tim. Hãy khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Thứ tư là chóng mặt, mệt mỏi và hồi hộp. Nếu thấy chóng mặt, mệt mỏi, hồi hộp… sau khi thức khuya thì phải hết sức cảnh giác, đó có thể là hệ thống tim mạch và thần kinh đang kêu cứu.
Thứ năm, choáng váng và ngất xỉu . Ngất ở bệnh nhân bệnh tim là dấu hiệu báo trước quan trọng của đột tử. Hầu hết các trường hợp ngất là do nhịp tim bị chậm hoặc ngừng đột ngột, dẫn đến lượng m.áu cung cấp cho não không đủ. Một khi xảy ra ngất không rõ nguyên nhân, hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân.
Tuy nhiên, một số bệnh nhân đột tử cung co thê không có dấu hiệu báo trước.
Rung nhĩ – mối nguy cơ đột quỵ ít người được biết đến
Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim hay gặp nhất. Rung nhĩ làm tăng tỷ lệ t.ử v.ong và biến chứng do tim mạch.
Theo PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, cùng với suy tim, rung nhĩ là một bệnh lý quan trọng mới nổi lên trong các bệnh tim mạch, do t.uổi thọ của người dân ngày càng tăng cao. Rung nhĩ làm tăng 3-5 lần nguy cơ đột qụy, 3 lần nguy cơ bị suy tim và tăng có nguy cơ t.ử v.ong từ 1,5-3 lần.
Nguy cơ đột quỵ do rung nhĩ luôn cao ở mọi lứa t.uổi.
Rung nhĩ có thể xuất hiện mà không do bất kỳ một bệnh lý tim mạch thực tổn nào. Tuy nhiên, thường gặp hơn ở bệnh nhân mắc một bệnh lý tim mạch nào đó như bệnh van tim, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim,… Có thể gặp ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh đái tháo đường, cường giáp hoặc bệnh tim bẩm sinh.
PGS Phạm Mạnh Hùng cho biết, rung nhĩ hiểu nôm na là tâm nhĩ không đ.ập theo nhịp thông thường mà là hỗn loạn. Bình thường, tim chúng ta đ.ập nốt xoang phát ra một nhịp nhất định truyền xuống nút nhĩ thất sau đó xuống quả tim để tim chúng ta đ.ập điều hòa đều đặn khoảng 60-70 chu kỳ/phút… Đầu tiên tâm nhĩ bóp, sau đó đến tâm thất bóp, nhưng vì lý do nào đó tâm nhĩ bị thoái hóa có thể do bệnh lý van tim, bệnh lý hẹp mạch vành…làm cho tim sinh ra ổ loạn nhịp, tim đ.ập liên hồi, thậm chí từ 400-600 lần/phút. Các ổ hỗn loạn như vậy, lúc ấy nhĩ không co bóp đều đặn mà nó rung lên, nên người ta gọi là rung nhĩ.
Cũng theo PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, những người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ m.áu và người cao t.uổi có nguy cơ cao bị rung nhĩ hơn. Bởi, với người cao t.uổi thì bản thân cơ nhĩ bị thoái hóa theo độ t.uổi, làm cho cơ nhĩ đạp hỗn loạn dẫn tới rung nhĩ. Đồng thời mắc thêm các bệnh lý nền thì nguy cơ sẽ cao hơn, vì các đường dẫn truyền trong tâm nhĩ bị tích tụ lâu ngày do ảnh hưởng của bệnh, cũng dẫn đến nhịp đ.ập bị loạn.
Theo thống kê trên thế giới, càng nhiều t.uổi thì tỷ lệ mắc rung nhĩ càng cao. Đến 80 t.uổi, tỷ lệ tăng người bị rung nhĩ tầm 20 -25%. Theo thống kê của hội Tim mạch Châu Âu, năm 2016 có 43,6 triệu người bị rung nhĩ.
Bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa
Khi rung tim đ.ập bóp đều m.áu ở tâm nhĩ được hút xuống tâm thất đi nuôi cơ thể, nhĩ bóp có vai trò tống nốt khoảng 30%-40% lượng m.áu ở tâm nhĩ xuống tâm thất. Đến khi tâm nhĩ không bóp nữa thì lượng m.áu này sẽ quẩn lại trong tâm nhĩ, m.áu không lưu thông được.
Đây chính là cơ chế hình thành cục m.áu đông khi bị rung nhĩ. Mặt khác, khi cục m.áu đông hình thành nó sẽ b.ắn đi các nơi trong cơ thể dẫn đến tắc mạch. Ví dụ, b.ắn lên não gây ra tai biến mạch m.áu não, b.ắn vào tạng trong cơ thể thì tắc tạng đó. Rung nhĩ gây ra tắc mạch nuôi thận gây ra tắc mạch thận, tắc mạch nuôi ruột gây ra hoại tử ruột, tắc mạch chi dưới gây ra cho chi dưới. Thậm chí tắc mạch vành gây ra nhồi m.áu cơ tim. Vì thế rung nhĩ rất nguy hiểm.
PGS Hùng cũng thông tin thêm, khi bị rung nhĩ làm tăng tỷ lệ bệnh nhân t.ử v.ong so với người không bị rung nhĩ từ 1,5-3,5 lần. Rung nhĩ làm tăng nguy cơ bị tai biến mạch não lên 30% và tăng10% nguy cơ đột quỵ, tăng tỷ lệ suy tim 20-30%. Lý giải về điều này, PGS Hùng cho hay, bình thường tim phải co bóp nhưng khi rung nhĩ thì tim đ.ập hỗn loạn đ.ập nhanh không đủ thời gian để bơm m.áu về tim, nên rất dễ suy tim.
Bên cạnh đó, rung nhĩ còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nó làm tăng tỷ lệ trầm cảm từ 16-20%. Trên 60% bệnh nhân có cuộc sống bị ảnh hưởng rõ rệt bởi rung nhĩ.
PGS Hùng ghi nhận: Với những người ít có yếu tố nguy chúng ta có thể ngăn ngừa được, đặc biệt với người bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường thì chúng ta cần tuân thủ điều trị. Bỏ thói quen có hại như hút thuốc, uống rượu, thực hiện chế độ ăn lành mạnh thì tỷ lệ biến thành rung nhĩ sẽ chậm hơn.
Điều quan trọng là phải phát hiện sớm bệnh để ngăn ngừa các biến chứng.
– Rung nhĩ làm tăng nguy cơ bị tai biến mạch não lên 30% và tăng10% nguy cơ đột quỵ, tăng tỷ lệ suy tim 20-30%.
– Rung nhĩ tăng tỷ lệ trầm cảm từ 16-20%. Trên 60% bệnh nhân có cuộc sống bị ảnh hưởng rõ rệt bởi rung nhĩ.
Bác sĩ có thể dùng điện tâm đồ để phát hiện có rung nhĩ hay không
Các dấu hiệu của bệnh
Khi bệnh nhân thấy rối loạn nhịp tim, đ.ánh trống ngực, hồi hộp cần phải đi khám và sàng lọc ngay. Bác sĩ có thể dùng điện tâm đồ để phát hiện có rung nhĩ hay không. Việc này, bác sĩ ở tuyến dưới cũng có thể giúp bệnh nhân nhận biết.
Trong trường hợp người bệnh đã phát hiện rung nhĩ, cần phải tìm đến bác sĩ để tư vấn xem tình trạng rung nhĩ đang ở mức độ nào, đã cần phải dùng thuốc chống đông hay không.
“Có một thực tế hiện nay, bệnh nhân bị rung nhĩ lo sợ dùng thuốc chống đông gây c.hảy m.áu. Nên nhiều người lại bỏ thuốc không điều trị. Điều này lại dẫn đến hệ quả đáng tiếc là bệnh nhân bị tai biến nhiều hơn. Bác sỹ sẽ biết cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ cho người bệnh, vì thế hãy tuân thủ theo khuyến cáo của thầy thuốc; dùng thuốc đều đặn và đúng chỉ định để tránh các biến chứng đáng tiếc”, PGS Phạm Mạnh Hùng chia sẻ.
YẾU TỐ NGUY CƠ CHÍNH CỦA RUNG NHĨ
– T.uổi trên 60.
– Tăng huyết áp.
– Bệnh động mạch vành.
– Suy tim.
– Bệnh lý van tim.
– T.iền sử phẫu thuật tim mở.
– Ngừng thở khi ngủ.
– Bệnh lý tuyến giáp.
– Đái tháo đường.
– Bệnh phổi mạn tính.
– Lạm dụng rượu/sử dụng chất kích thích.
– Nhiễm trùng/bệnh lý nội ngoại khoa nặng.