Rất nhiều đồ chơi, dù đã được dán nhãn là dành cho trẻ nhỏ, song vẫn tiềm ẩn những nguy cơ không ngờ, nhất là những đồ chơi lắp pin cúc áo hay SLIME.
Đồ chơi điều khiển
Nhiều đồ chơi điện tử hoặc điều khiển từ xa được lắp những cục pin nhỏ (hay còn gọi là pin cúc áo). Nếu trẻ chẳng may nuốt phải, thiết bị có thể gây nguy hiểm cho trẻ, ngay cả khi không gây tắc đường thở. Trên thực tế, pin khi vào cơ thể có thể dẫn đến hình thành những tổn thương, thậm chí gây t.ử v.ong trong vòng vài giờ do giải phóng những chất độc hại vào thực quản.
Riêng tại Pháp, từ tháng 1/1999 đến tháng 6/2015 đã xảy ra hơn 4.030 trường hợp nuốt phải pin cúc áo, 2 trẻ t.ử v.ong và 21 trường hợp nghiêm trọng được ghi nhận.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ, người lớn cần lưu ý:
– Không bao giờ để pin dự phòng trong tầm với của trẻ
– Đảm bảo đồ chơi và những sản phẩm khác sử dụng pin cúc áo có ngăn chứa pin có thể khóa hay chốt an toàn.
– Trong trường hợp nuốt phải hay chỉ cần nghi ngờ, hãy liên hệ với cơ sở y tế gần nhất hoặc trung tâm kiểm soát chất độc.
Đồ chơi SLIME
Tương tự như vậy đối với SLIME, một loại đồ chơi được làm bằng chất liệu dẻo, không dính và siêu đàn hồi; khi nặn, bóp, kéo, chảy dài như dầu nhờn, nên dễ dàng tạo ra nhiều hình thù khác nhau theo mọi ý thích một cách nhanh chóng; lại được pha trộn nhiều màu nên rất hấp dẫn t.rẻ e.m toàn thế giới và không ít người lớn cũng say mê nhào lặn sản phẩm đồ chơi này để xả stress!.
Tuy nhiên, theo Trung tâm Kiểm soát chất độc Pháp, nhiều chất có trong các loại đồ chơi này là chất độc hại và các dung môi (để chế tác Slime) không chỉ có nguy cơ gây kích ứng hay dị ứng, còn có thể gây ra những vấn đề cho đường hô hấp và ảnh hưởng tới thần kinh trung ương.
Chất tạo tính dẻo và nhờn cho hỗn hợp này là axit boric, mà Liên minh Châu Âu đã xếp vào loại ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, đặc biệt nguy hiểm nếu tiếp xúc thường xuyên./.
Lấy mảnh xương dê mắc kẹt trong phế quản bệnh nhân
Thông tin từ Bệnh viện Đại học Y dược Shing Mark (Đồng Nai), bệnh viện vừa tiếp nhận và lấy dị vật nguy hiểm cho trường hợp bệnh nhân nữ, sinh năm 1966, trú tại Nghệ An.
Mảnh xương được lấy ra thành công khỏi phế quản bệnh nhân (Ảnh: BVCC).
Trước đó, trong lúc ăn, bệnh nhân đã không cẩn thận nuốt phải xương dê nên đã nhanh chóng vào viện để cấp cứu.
Qua quá trình thăm khám, các bác sĩ Khoa Thăm dò chức năng xác định có mảnh xương dẹp nằm ở phế quản. Bệnh nhân được chỉ định nội soi khí – phế quản ống mềm để lấy dị vật ra ngoài.
Dị vật là mảnh xương kích thước hơn 1,3 x 1,2cm được các bác sĩ lấy ra khỏi phế quản bệnh nhân.
TS.BS Nguyễn Thị Tố Như, Khoa Thăm dò chức năng khuyến cáo: Xương, tăm xỉa răng là dị vật thường bị nuốt phải và có thể bệnh nhân không biết bị nuốt dị vật lúc nào. Người bệnh có nguy cơ t.ử v.ong nếu không phát hiện và phẫu thuật sớm để dị vật sắc nhọn xuyên thủng ống tiêu hóa ra ổ bụng hoặc tạo những ổ n.hiễm t.rùng trong lồng ngực, ổ bụng.
Khi không may nuốt dị vật hoặc cảm có dấu hiệu bất thường, cần đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, không tự chữa mẹo theo dân gian hoặc cố nuốt đẩy dị vật mắc sâu thêm trong cơ thể.
Người dân cũng cần chú ý khi ăn uống, với các loại thức ăn có xương cần cẩn trọng khi nhai, nuốt, tránh cười đùa nói chuyện khi ăn dễ gây hóc dị vật.