Mùa lạnh, dễ xuất hiện viêm thanh quản cấp

Viêm thanh quản cấp xảy ra quanh năm, nhưng mùa mưa, ẩm ướt, lạnh, rét, bệnh dễ xuất hiện hơn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của nhiều người, nhất là t.rẻ e.m và người cao t.uổi. Tuy vậy, bệnh có thể phòng ngừa được.

Thanh quản la cơ quan phat âm va thơ, năm ơ trươc thanh hâu, trước đốt sống cổ (C3-C6), nôi hâu vơi khi quản. Trong các tháng cuối năm, do thời tiết chuyển lạnh khiến số bệnh nhân đến khám và điều trị viêm thanh quản cấp gia tăng.

Nguyên nhân, do thời tiết thay đổi, nhất là khi có những đợt rét đậm, rét đột ngột, cơ thể không thích nghi kịp nên dễ dẫn đến viêm thanh quản cấp, đặc biệt là t.rẻ e.m và người có t.uổi bởi sức đề kháng kém.

Những người bị viêm họng cấp bởi vi khuẩn, virus hoặc vi nấm, nhất là sau mắc bệnh cúm, từ đây bệnh sẽ lan sang thanh quản và gây viêm thanh quản cấp.

Ngoài ra, có nhiều trường hợp viêm thanh quản cấp xuất hiện ngay sau khi cảm lạnh (mưa nhiều, gió mùa tràn về hoặc sau tắm…) hoặc hít phải khí độc hại như khói thuốc, hóa chất, bụi bẩn hoặc nói nhiều (bệnh nghề nghiệp), khóc nhiều (t.rẻ e.m)…

Hình ảnh viêm thanh quản cấp qua nội soi.

Cách nhận biết

Triệu chứng ban đầu, người bệnh thấy nhức đầu, mệt mỏi, viêm mũi hoặc viêm họng – mũi xuất tiết, ngấy sốt và sốt thực sự, kèm theo đau họng, có cảm giác nóng, khô họng, ho khan, có cảm giác ngứa, rát. Từ ho khan chuyển sang ho có đờm lẫn mủ, người mệt mỏi. Tiếp đến, giọng nói bị khàn, đôi khi khàn đặc, lạc giọng, thậm chí mất tiếng sau vài ba ngày.

Vì vậy, khàn tiếng, mất tiếng đột ngột là triệu chứng rất đặc trưng của viêm thanh quản cấp. Những triệu chứng trên thường kéo dài trong vài ba ngày, sau đó giảm dần và khoảng sau 7 ngày có thể khỏi nếu được điều trị kịp thời và đúng.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khi bị viêm thanh quản cấp do chủ quan hoặc vì trời lạnh không đi khám bệnh, hoặc tự mua thuốc điều trị, khi bệnh không khỏi mới đến cơ sở y tế, bệnh đã nặng và có biến chứng (viêm khí – phế quản, viêm phổi) gây không ít khó khăn cho việc điều trị và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm (viêm phổi).

Phải làm gì?

Khi đã bị viêm thanh quản cấp, để bệnh chóng khỏi, trước tiên là hạn chế nói và tiếp đến là cần đi khám bệnh ngay để tránh bệnh nặng thêm. Trong khi chưa thể đi khám bệnh được, cần làm nóng vùng cổ bằng cách quàng khăn ấm, tránh cổ bị lạnh (không uống nước lạnh, không ăn thức ăn lạnh). Nếu có thể xông họng bằng một số tinh dầu như dầu gió, dầu cao sao vàng… và dùng thuốc nhỏ mũi thông thường (otrivin, naphazolin,…), sau đó đi khám bệnh để được điều trị đúng.

Người bệnh không nên tự mua thuốc để điều trị, nếu làm như vậy, bệnh không những không khỏi mà có thể nặng thêm, đặc biệt không tự mua kháng sinh để điều trị, bởi vì, dùng kháng sinh không đúng sẽ làm cho vi khuẩn kháng thuốc, về sau khi mắc bệnh n.hiễm t.rùng rất khó điều trị, hơn nữa vi khuẩn kháng thuốc đó còn lan ra cộng đồng làm ảnh hưởng đến rất nhiều người.

Lời khuyên của thầy thuốc

Về phòng bệnh, để không mắc bệnh viêm thanh quản cấp, mùa lạnh cần giữ ấm cơ thể, giữ ấm cổ. Hàng ngày nên tắm rửa bằng nước ấm và tắm trong phòng kín gió, nhất là t.rẻ e.m và người có t.uổi. Phòng ngủ cần đủ ấm và tránh gió lùa. Khi ra đường cần mặc ấm, cổ nên quàng khăn, tay, chân nên đi tất và nên đeo khẩu trang

Những người làm việc trong các môi trường độc hại, cần sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động một cách nghiêm túc, nhất là đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn. Người làm nghề thuyết trình viên hoặc giáo viên, nên tập thói quen nói vừa đủ cho học sinh, sinh viên, học viên đủ nghe và nên tận dụng tối đa các công cụ hỗ trợ trong giảng dạy để giúp hạn chế nói (micro, máy chiếu,…).

Hàng ngày cần vệ sinh họng, miệng sạch sẽ bằng cách đ.ánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy, tốt hơn nữa là súc họng bằng nước muối nhạt (nước muối sinh lý) trước khi đ.ánh răng. Cần ăn uống đầy đủ, tăng cường trái cây, vitamin C, hạn chế ăn uống thức ăn lạnh và đặc biệt phải rửa tay kỹ.

3 tháng đầu muốn có thai kỳ khỏe mạnh, an toàn thì có 7 điều mẹ bầu cần phải nhớ

Hãy chú ý đến 7 điểm này để trải qua tam cá nguyệt đầu tiên một cách an toàn mẹ bầu nhé!

1. Không uống thuốc tùy tiện

Để đảm bảo sức khỏe của mình và thai nhi, mẹ bầu không nên tùy tiện uống thuốc. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc.

2. Nước tắm không được quá nóng

Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên tắm nước quá nóng. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi rất nhạy cảm với nhiệt độ cao. Nhiệt độ nước tắm nên ở mức 39 độ C. Ngoài ra, mẹ bầu không nên tắm quá 15 phút. Không nên tắm bồn tắm mà hãy dùng vòi hoa sen.

3. Tránh xa khói t.huốc l.á

Khói t.huốc l.á ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Khói t.huốc l.á có thể khiến mẹ bầu gặp các vấn đề về tuyến giáp hay vỡ ối sớm. Thai nhi có thể bị phát triển chậm, tổn thương não và phổi, tăng nguy cơ sinh non và thai c.hết lưu.

4. Đi khám thai thường xuyên

Đây là một trong những việc mà mẹ bầu 3 tháng cần phải làm. Mẹ bầu hãy đến bệnh viện để kiểm tra xem có tim thai, túi thai hay chửa ngoài tử cung hay không.

5. Ăn ít hơn và nhiều bữa hơn

Hầu hết phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt đầu tiên đều bị nghén, nôn mửa, ăn không ngon miệng. Khi mang thai, mẹ bầu không nhất thiết phải ăn cho hai người, hãy ăn ít và ăn nhiều bữa trong ngày.

6. Giữ tâm trạng vui vẻ

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu thường băn khoăn và lo lắng cho sức khỏe thai nhi. Thay đổi nội tiết tố khiến mẹ bầu mất bình tĩnh. Tốt nhất mẹ nên tiết chế cảm xúc, luôn vui vẻ, tránh nóng giận, buồn tủi.

7. Ngủ đủ giấc

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu dễ mệt mỏi, lười vận động nên phải nghỉ ngơi đầy đủ, không nên thức khuya. Hãy nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *