Rau xanh là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày, ngoài công dụng cung cấp chất xơ, tăng cường tiêu hóa, nhiều loại còn là thảo dược, có lợi sức khỏe.
Ảnh minh họa
Như mướp đắng, rau đắng đất, rau đắng biển, tuy có những ưu điểm, dược tính riêng nhưng đều rất tốt. Rau đắng đất, mướp đắng có tính mát, vị đắng, thanh nhiệt, tiêu độc, lợi tiểu. Người dân thường dùng để sắc uống, xào, luộc hay ăn sống.
Còn rau đắng biển có nhiều chất tác động tích cực tới hệ thần kinh, giảm căng thẳng, mệt mỏi… Rau ngót cũng vậy, là loại rau rất lành với sản phụ sau sinh, giúp thanh nhiệt, bổ dưỡng; được sử dụng như một vị thuốc trong một số trường hợp như chữa tưa lưỡi ở t.rẻ e.m, chữa sót nhau thai.
Còn theo đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh, có công năng thanh nhiệt, lương huyết, thông đại tiểu tiện, giải độc khi cơ thể bị nhiễm các chất độc của nấm độc, khuẩn độc hoặc độc chất do côn trùng…
Tuy chứa nguồn vitamin, khoáng chất đa dạng nhưng rau muống có thể làm mất công dụng một số loại thuốc nên cần thận trọng khi dùng.
Một loại rau dây leo phổ biến ở nước ta bởi khả năng sinh trưởng mạnh, nhưng mới chỉ được biết đến như một loại rau ăn hằng ngày mà chưa được sử dụng như một loại thuốc – đó là rau mồng tơi.
Điểm nổi trội nhất của loại rau này là hàm lượng sắt, canxi, vitamin A, C và các vitamin nhóm B. Đây là những yếu tố vi lượng cần thiết giúp nâng cao sức đề kháng. Chất nhầy của rau kích thích nhu động ruột, rất có ích đối với người mắc táo bón…
Còn rất nhiều loại rau mang giá trị của dược liệu như ngải cứu, lá mơ, cải bó xôi… Vì vậy lời khuyên của các bác sĩ dinh dưỡng dành cho chúng ta là nên có từ 3 đến 4 loại rau xanh cho những bữa ăn chính của gia đình mình mỗi ngày để có thể tăng sức đề kháng, giữ sức khỏe một cách tự nhiên.
Những loại rau bà bầu không nên ăn, tránh gây sảy thai
Có những loại rau bà bầu không nên ăn để không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Mặc dù, rau củ rất tốt cho sức khỏe nhưng bà bầu thuộc đối tượng đặc biệt nên cần phải đặc biệt chú ý khi lựa chọn.
Bà bầu không nên ăn rau gì? Để giúp giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi, gây sảy thai và giúp bé trong bụng mẹ phát triển khỏe mạnh, sau đây là những loại rau bà bầu không nên hoặc tránh ăn quá nhiều:
1. Rau ngót
Rau ngót mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, bà bầu vẫn có thể dùng với lượng vừa phải. Mặc dù vậy, bà bầu cũng nên tuyệt đối không nên uống loại nước ép rau ngót hoặc loại rau ngót chưa được chế biến vì có thể gây nên tình trạng tử cung bị co và làm sẩy thai, sinh non. Với những mẹ bầu có t.iền sử sảy thai, sinh non hoặc hiếm muộn thì càng không nên dùng.
Bà bầu nên dùng lượng vừa phải rau ngót. (Ảnh minh họa)
2. Rau sam
Trong rau sam có chứa khá nhiều khoáng chất và vitamin, lượng axit béo omega-3 dồi dào, rất tốt đối với những bà bầu bị kiết lỵ, táo bón, mót rặn mà không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, rau sam lại là loại rau kiêng kỵ đối với các bà bầu bị chướng bụng, tỳ vị kém, chướng bụng hoặc bị đại tiện lỏng.
Rau sam là loại rau kiêng kỵ đối với các bà bầu bị chướng bụng, tỳ vị kém, chướng bụng hoặc bị đại tiện lỏng. (Ảnh minh họa)
Đặc biệt, rau sam được xếp vào những loại rau bà bầu không được ăn là do nếu ăn nhiều có thể sẽ gây kích thích mạnh, gia tăng tần suất co bóp tử cung nên làm tăng nguy cơ sảy thai. Vì thế, mẹ bầu không nên quá lạm dụng loại rau này.
3. Mướp đắng
Đối với bà bầu, mướp đắng giúp giảm nguy cơ bị bị khuyết tật ống thần kinh dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do có nhiều vitamin B, kẽm, kali, sắt, mangan, magie…Bà bầu ăn mướp đắng trong thời kỳ mang thai còn giúp hỗ trợ ngăn ngừa chứng tiểu đường. Mặc dù vậy, vị đắng của mướp có thể khiến dạ con và dạ dày co bóp, làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai với những người có tử cung bị sẹo, tử cung ngả sau hoặc đã từng nạo phá thai nhiều lần.
Vị đắng của mướp có thể khiến dạ con và dạ dày co bóp, làm tăng nguy cơ sinh non. (Ảnh minh họa)
Một số nghiên cứu còn cho biết, bà bầu ăn quá nhiều mướp đắng cũng là nguyên nhân gây nên các vấn đề về tiêu hóa của bà bầu đau bụng, đầy hơi hoặc ợ nóng…
4. Rau ngải cứu
Ngải cứu được Đông y cho là vị thuốc rất tốt dành cho những người bị sảy thai liên tiếp, người bị động thai và nổi bật nhất là giúp cơ thể lợi tiểu, nhuận tràng. Với những bà bầu hay đau lưng, chân tay lạnh, huyết áp thấp hay đau đầu…dùng cũng rất tốt.
Ngải cứu là loại rau rất không tốt cho bà bầu. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, do mang lại dược tính cao nên nếu chị em phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tiên ăn ngải cứu sẽ khiến làm tăng nguy cơ gây co thắt tử cung, ra m.áu và sinh non. Một số bà bầu thường xuyên bị nhịp tim nhanh, nóng trong thì càng không nên dùng rau ngải cứu.
5. Rau răm
Rau răm không còn quá xa lạ trong các loại thực phẩm tại Việt Nam. Theo Đông y, rau răm có mùi thơm hắc, vị thơm nồng, tính ấm nên kích thích tiêu hóa, thường được dùng để ăn cùng trứng vịt lộn, thịt bò, thịt gà, cháo trai, cháo hến để làm ấm tỳ vị, ngon miệng. Bà bầu thường bị ợ chua, đầy bụng, tiêu hóa kém, sôi bụng, lạnh bụng…ăn rau răm rất tốt.
Mẹ bầu nên hạn chế ăn rau răm ít nhất trong 3 tháng đầu. (Ảnh minh họa)
Mặc dù vậy, nếu ăn rau răm có nhiều với tần suất liên tục có thể là nguyên nhân làm thiếu m.áu, nhất là phụ nữ mang thai. Vì thế, bà bầu tốt hơn hết nên hạn chế ăn rau răm, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì nó có thể khiến gây nên tình trạng thiếu m.áu. Ngoài ra, sử dụng rau răm nhiều sẽ làm cho tình trạng co thắt tử cung tăng cao, dẫn đến sảy thai.
6. Rau chùm ngây
Giá trị dinh dưỡng của rau chùm ngây lên tới 90 dưỡng chất khác nhau, rất nhiều chất chống viêm, chất kháng viêm và chất chống oxy hóa…nên có khả năng giúp ổn định huyết áp, đào thải độc tố, bảo vệ gan, ngăn ngừa khối u, chống lại bệnh tiểu đường…
7. Đu đủ xanh
Đu đủ xanh nằm trong danh sách “cấm” và nằm trong danh sách hàng đầu những loại rau bà bầu không nên ăn. Nhựa đu đủ sẽ khiến tử cung bị co bóp và mạnh mẽ nhất là thời kỳ sau của thai kỳ. Nhựa đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn có rất nhiều enzymes và mủ nên có thể gây xuất huyết nhau thai, phù làm sinh non hoặc sảy thai. Do vậy, tốt hơn hết, bà bầu không nên ăn đu đủ xanh.